Điều không bình thường: Bộ Công an gởi tin nhắn nhắc nhở người dân dùng Sổ tang Điện tử gửi lời chia buồn gia đình ông Trọng

Ảnh Facebooker Đ.G.K. chụp tin nhắn của Bộ Công an trên điện thoại của mình kèm theo lời bình: "Em cũng nhận đc tin nhăn như vậy vào thời gian đó."
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

27-7-2024

17 giờ 01 phút ngày 26 tháng Bảy, năm 2024, điện thoại của tôi nhận được tin nhắn:

Bộ Công An thông báo: “Đồng bào, đồng chí cả nước có thể gửi lời chia buồn đến gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử của ứng dụng VNelD mức độ 2.”

Tổng bí thư là người đứng đầu đảng Cộng Sản, đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam.

Nhắc nhở người dân gửi lời chia buồn đến gia đình tổng bí thư, với tổ chức đảng là việc của Ban Tuyên giáo, nơi có trách nhiệm chăm lo giữ gìn, nâng cao giá trị tinh thần của đảng, có nhiệm vụ vun đắp làm phong phú, giầu có tình cảm của người dân, của xã hội với đảng.

Với bộ máy nhà nước, nhắc nhở người dân cả nước chia buồn với mất mát của gia đình tổng bí thư hiển nhiên là việc của hai bộ:

– Bộ Văn hoá, bộ Lễ, bộ lo việc lễ tiết, hiếu hỉ quốc gia.

– Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ quản lý hoạt động của các nhà mạng và tạo chính sách, luật lệ cho các nhà mạng khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật các mạng thông tin điện tử quốc gia.

Xây dựng hệ thống kỹ thuật thông tin điện tử và làm dịch vụ cho người dân sử dụng mạng thông tin điện tử trong mối quan hệ hữu cơ mật thiết: Nhà mạng cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ. Khai thác mạng thông tin điện tử vừa là chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, vừa là chức năng chính trị của cơ quan quản lý nhà nước.

Tạo ra Sổ Tang điện tử và nhắc nhở người dân gửi lời chia buồn đến gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua Sổ tang Điện tử hiển nhiên là nghiệp vụ kỹ thuật của các nhà mạng và là nhiệm vụ chính trị đích thực của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tạo ra không khí tươi vui, rộn rã, tưng bừng dịp quốc khánh, xây dựng chương trình nhã nhạc mừng ngày lập nước đương nhiên là phần việc của Bộ Văn hóa thì việc nhắc nhở người dân chia sẻ nỗi buồn với sự mất mát của gia đình người lãnh đạo đảng và nhà nước cũng đương nhiên là việc của bộ Văn, bộ Lễ.

Việc tang lễ hiếu hỉ là việc bình thường của cuộc đời diễn ra hàng ngày trong xã hội. Lời chia buồn với tang gia cũng là chuyện dân sự thường ngày trong đời sống tình cảm con người, không liên quan đến chức năng, nghiệp vụ công an, không phải công việc của Bộ Công an.

Với tin nhắn của Bộ Công an chỉ vẻn vẹn bốn chục từ, người dân có muốn gửi tin nhắn vào Sổ tang Điện tử chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đành chịu. Còn với cơ quan nhà nước quản lý mạng thông tin điện tử muốn người dân gửi tin nhắn chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Sổ tang Điện tử thì họ biết phải làm gì để đông đảo người dân dễ dàng thực hiện.

Được nhà nước dồn ngân sách lớn nuôi dưỡng đội ngũ công an đông đúc và trang bị vũ khí, công cụ bạo lực hiện đại thì chức năng nghiệp vụ và trách nhiệm chính trị của công an là tập trung sức mạnh công cụ bạo lực nhà nước trấn áp tội phạm, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân và bảo đảm an ninh cho xã hội.

Nhưng từ nhiều năm qua với quân số đông đúc, Bộ Công an đã phủ bóng rộng rãi lên các sinh hoạt đời sống xã hội, đã bao sân, làm thay việc của nhiều bộ, nhiều ngành khác. Đó là điều rất không bình thường trong cuộc sống bình yên, trên đất nước thanh bình.

Công an dư thừa sức người và sức mạnh bạo lực, ngạo nghễ bao sân, lấn sang chức năng, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác thể hiện rất rõ, rất đau lòng ở vụ việc thôn Hoành xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Người dân khiếu nại việc sở hữu mảnh đất sinh sống với chính quyền là việc dân sự nhỏ nhặt, thường tình diễn ra hàng ngày, ở khắp mọi miền đất nước. Tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền không giải quyết được bằng quyền lực hành chính thì đã có tòa án. Tòa án là phán quyết tối cao của luật pháp.

Năm mươi chín hecta đất Đồng Sênh tranh chấp giữa người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm với chính quyền thành phố Hà Nội còn đang được các cấp chính quyền xem xét, chưa được trình ra toà án thì Bộ Công an ỷ vào sức mạnh bạo lực nhà nước ầm ầm xe pháo đưa ba ngàn công an mang súng lớn, súng nhỏ, xả súng vào người dân thôn Hoành đang khiếu nại giữ mảnh đất Đồng Sênh!

Thay quyền lực hành chính của chính quyền, thay luật pháp nhà nước của tòa án, công an đã dập tắt tức tưởi tiếng kêu cầu công lý của người dân thôn Hoành, đã kết liễu thê thảm sự khiếu nại dân sự hợp pháp của người dân thôn Hoành bằng sức mạnh bạo lực nhà nước, bằng máu dân.

Bóng dáng công an, bóng dáng công cụ bạo lực nhà nước có mặt rộng rãi trong cuộc sống yên hàn, trong cả đời sống tình cảm con người làm cho không khí xã hội nặng nề, đi ngược với xu thế xã hội loài người đang mạnh mẽ dân sự hóa chính quyền nhà nước và dân chủ hóa đời sống xã hội!

FB Phạm Đình Trọng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.