Điều Tra Làm Rõ và Sớm Làm Rõ khác nhau thế nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đông Hà tường thuật từ Bắc Giang
http://radiochantroimoi.wordpress.com

Những biến động tại Bắc Giang, nơi mà ông Nông Đức Tuấn con trai Nông Đức Mạnh đang làm phó và sắp chính thức lên bí thư tỉnh ủy, đã bắt đầu xuất hiện trên báo lề phải. Hôm nay báo Dân Trí đưa tin theo lời tường thuật của ủy ban tỉnh Bắc Giang về sự kiện dân chúng biểu tình ngày 25/7 vừa qua sau khi tham dự một cuộc họp báo với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải. Bài báo viết:

“Khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1989, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, sinh năm 1990, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên. Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khoẻ không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.

Lãnh đạo UBND tỉnh cùng các ngành có liên quan đã trực tiếp giải thích, tuyên truyền, thuyết phục những người tham gia đám đông giải tán; có biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giữ 6 đối tượng quá kích có hành vi kích động gây mất trật tự trị an để điều tra làm rõ.

UBND tỉnh Bắc Giang đang chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với cơ quan Pháp y Trung ương sớm làm rõ, công khai kết quả nguyên nhân cái chết của anh Khương cho gia đình anh và nhân dân biết. Quan điểm của tỉnh là giải quyết vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực, nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm trước pháp luật.”

Với hành vi của 6 nhân dân thì ủy ban tỉnh Bắc Giang nhanh chóng khẳng định luôn tội danh và có biện pháp ngay lập tức như bắt giữ, tổ chức điều tra làm rõ.

Còn với cái chết của anh Khương qua hai lần khám nghiệm tử thì nhà cầm quyền vẫn chưa tin vào kết quả, nhưng lại thuyết phục gia đình đem chôn ngay và tiếp tục bài bản: “Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khoẻ không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết”. Ngay trong lời đầu tiên giải trình sự việc của chính quyền Bắc Giang, người dân đã mất ngay niềm hy vọng tìm công lý. Một thanh niên trẻ khỏe sung sức ở tuổi đôi mươi, làm nghề lái xe, một nghề đòi hỏi phải có chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế. Vậy mà bỗng dưng ngồi trên ghế tại đồn công an lại đột nhiên có biểu hiện sức khỏe yếu để các anh công an tử tế phải đưa đi bệnh viện. Và trên con đường ngắn ngủi đó, bệnh nhân đã tử vong chưa kịp đến bệnh viện.

Nếu sự việc đúng như thế thì ủy ban tỉnh Bắc Giang sắp thưởng công cho hai chiến sĩ công an đã có tinh thần trách nhiệm nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu chăng?

Gia đình nạn nhân khi làm đơn kêu oan có yêu cầu công bố danh tính, chức vụ hai cảnh sát giao thông đã bắt xe và đưa anh Khương về trụ sở làm việc. Nhưng ủy ban tỉnh thì nay gọi chung chung là Lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông huyện Tân Yên nhằm biến thủ phạm thành một mớ chung chung để gia đình nạn nhân không biết đường nào mà lần.

Các cảnh sát giao thông thường có trạm làm việc lưu động trên đường, tại trạm họ có biên bản vi phạm, biên bản xử lý vi phạm. Người vi phạm có thể biết và chấp hành luôn mức phạt. Theo lời kể của chị Ngoãn bạn gái anh Khương thì hai cảnh sát này đi xe máy tư chứ không phải xe công. Sau khi nói chuyện với anh Khương đòi tiền hối lộ không được vì anh Khương là dân lái xe quá hiểu chức năng và thủ tục làm việc của cảnh sát giao thông. Vì không có biên bản hai cảnh sát này đã cay cú đưa cả xe và anh Khương về trụ sở làm việc. Còn ai trên 10 tuổi ở nước ta mà không biết cái trò của hai cảnh sát giao thông này là xoay tiền chứ không phải tuần tra trách nhiệm mẫn cán gì như ủy ban tỉnh Bắc Giang mô tả. Vì gặp phải người hiểu biết nên họ đã phải nâng cấp, lôi anh Khương và xe về trụ sở để uy hiếp cho ra tiền mới thôi. Tại đây họ đã đánh, đạp, bóp cổ, đá vào bụng dưới anh Khương đến bể bọng đái khiến anh tử vong. Và cũng chính những kẻ này đưa anh đến bệnh viện để phi tang chứng cớ. Những tên giết người đội lốt cảnh sát này thừa hiểu chính quyền các cấp bằng mọi cách sẽ bao che cho họ vì hầu hết các đồng nghiệp của họ đều như vậy và chế độ luôn cần công an làm công cụ cai trị.

Và thực tế đã đúng như vậy. Toàn bộ cấp lãnh đạo Bắc Giang đã ra thông cáo với lời lẽ bênh vực họ, che dấu sự việc, bắt bớ, dọa nạt dân chúng. Đồng thời, theo lời kể của gia đình anh Khương, chính quyền đã một mặt đe dọa, một mặt khuyên nhủ hứa hẹn bồi thường để gia đình anh không khiếu kiện.

Gia đình anh Khương cũng cho biết một số phóng viên báo chí đã đến tận nhà để tìm hiểu sự việc từ mấy hôm trước. Nhưng hầu hết không đưa tin như gia đình anh Khương tường thuật. Trái lại, trong những việc thế này, báo chí nhà nước còn là công cụ được phái đến để lợi dụng tâm lý gia đình bị hại đang mong muốn giải bầy hết tất cả uất ức với cơ quan ngôn luận. Với mác nhà báo họ nắm được tâm tư, nguyện vọng, thu thập điểm yếu của gia đình nạn nhân dễ hơn công an hay cán bộ chính quyền. Sau đó họ tổng kết tin đưa về cho lãnh đạo chính quyền địa phương để vạch ra cách thức đối phó nhằm xóa lấp sự việc. Đây là một chức năng quen thuộc của báo chí lề phải mà ai trong nghề cũng biết.

JPEG - 33.5 kb
Phóng viên có đến tìm hiểu nhưng không đăng như gia đình anh Khương tường thuật

Người dân không có một cơ quan chức năng nào để họ dựa vào đó đòi sự thật, từ báo chí, công an, pháp y, đến viện kiểm soát đều do Đảng chỉ đạo và chỉ biết bảo vệ Đảng trên hết. Vậy người dân biết trông mong vào đâu để hương hồn người thân được thanh thản dưới suối vàng.

Từ cái chết thương tâm của hai người dân ở Nghi Sơn, Thanh Hóa trong đó có một cháu bé 12 tuổi đến cái chết đau đớn của giáo dân Cồn Dầu và nay cái chết oan ức của anh Khương, tất cả đều do tay công an, báo chí lề phải hầu như vẫn đứng… ngoài lề. Tệ hơn nữa, họ chỉ có những bài phục vụ cho việc xuyên tạc sự thật, đổ lỗi ngược cho người dân, xóa hành vi phạm tội ác của các thủ phạm. Và bao nhiêu nỗi uất hận của nhân dân cứ thế mà chồng chất trong lòng bởi không có một cơ quan công quyền nào bênh vực cho họ. Thân yếu, thế cô người chết thì chết rồi. Kẻ phạm tội lại nhởn nhơ đi kiếm nạn nhân kế tiếp.

Hôm nay ngày 27/7, Ngày Thương Binh Liệt Sĩ Việt Nam. Qua lời kể của lối xóm, chúng tôi mới được biết ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương, vốn là thương binh. Ông đã đổ xương máu để giữ cho cái nhà nước này tồn tại. Thế mà họ nỡ đối xử với cái chết oan ức của con ông bằng những trò bạo hành và xảo trá như vậy sao. Những người cựu chiến binh khác trên đất nước Việt Nam có thấu cho nỗi đau của ông chăng?

JPEG - 74 kb
Bàn thờ và di ảnh nạn nhân Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, tại nhà.

— –

Xin vào link sau đây để đọc bản tin vụ công an đánh dân đến chết vì không đòi được tiền hối lộ: https://viettan.org/spip.php?article10019 (BBT WebVT).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.