Đối phương đã biến chiêu, phía ta thì sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ khi có các cuộc biểu tình lớn từ gần cuối tháng 4/2016 đến nay, các chiêu trò mới được nhà cầm quyền tung ra gần như hàng tuần để đối phó với sự uất ức của người dân quanh thảm họa môi trường Formosa, đặc biệt mỗi khi các trò cũ bị người dân vạch trần.

Ngược lại, phía người dân chúng ta cũng đã có khá nhiều ứng biến. Trong số này, một số cách đối phó đã chứng tỏ rất hữu hiệu. Chẳng hạn như:

– Nguyên tắc “Địch tập trung – Ta phân tán. Địch phân tán – Ta tập trung” đã được xử dụng ở nhiều nơi, với nhiều hình thức “biểu tình du kích” rồi nhập lại lên mạng. Công an không dám rời bỏ những địa điểm lớn, họ rất hậm hực nhưng đành chịu.

– Dân cư mạng cũng chỉ vẽ ngay cho nhau cách vượt tường lửa khi Facebook bị ngăn chận. Bà con cũng chỉ ngay cho nhau các phần mềm nối trực tiếp điện thoại di động khi vừa có tin sóng 3G sẽ bị chận. Với đà này, các trò tắt cột phát sóng hay dùng xe phá sóng lưu động của công an sẽ trở nên vô dụng.

– Để giảm bớt xác suất công an chia cắt đoàn biểu tình, trước ngày xuất quân, phía ta đã có các nhóm đi chụp hình những nơi để sẵn các hàng rào sắt của công an và đăng lên mạng. Thế là trò này gần như bị vô hiệu hóa. Công an đành ra tay bắt đại những người họ “đoán” là dẫn đường.

– “Tai mắt nhân dân” cũng đã tìm rất nhanh và đăng lên mạng mặt mũi của những tên công an chìm ác ôn, với đầy đủ tên họ, địa chỉ nhà, trang FB, số điện thoại…. Công an kinh ngạc về mức độ khám phá nhanh lẹ của người dân nên số tên đeo khẩu trang che mặt bỗng nhiên tăng nhanh. Đây là một “yếu huyệt” mà nhiều người chúng ta cần chung sức xoáy vào.

– Và còn nhiều thí dụ khác nữa, nhưng có lẽ chiến thắng rõ ràng nhất là sự biến mất ngay của lực lượng Thanh Niên Xung Phong sau khi được chủ tung ra dùng đúng một lần. Người dân và giới luật sư chỉ ra ngay mức độ phạm pháp nghiêm trọng: Ai và luật nào cho phép nhân viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn được tràn xuống đường đánh dân và bắt dân đem đi giam? “Chiến thắng nhỏ” này cho thấy mặt trận pháp lý cũng là đấu trường phải tận dụng.

Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng thấy một vài ứng biến thuộc loại “hại nhiều hơn lợi”, cụ thể như:

– Khi lãnh đạo đảng xuyên tạc rằng người dân đi biểu tình chỉ vì nhận tiền Việt Tân thuê mướn, đại khối dân cư mạng liền biến cáo buộc này thành chuyện diễu. Chính sự diễu cợt đã không những giúp nhiều bà con tham gia lần đầu vượt qua nỗi lo sợ, mà còn gần như vô hiệu hóa luôn thủ thuật dùng Việt Tân để hù dọa xưa nay của công an.

Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp đi quá xa, đó là viết các biểu ngữ “đả đảo” hay văng tục với người cùng phe để xuôi theo các vu cáo từ phía bạo quyền. Làm như vậy chỉ để lộ cho công an thấy nỗi sợ còn quá lớn của người cầm biểu ngữ; và tạo hoang mang trong hàng ngũ bà con biểu tình trước giờ xuất quân, lúc mà đáng lẽ mọi người cần xiết chặt tay nhau hơn lúc nào hết và tạm dẹp mọi bất đồng ý kiến, nếu có.

– Một ứng biến “hại nhiều hơn lợi” khác là việc đăng các bài bản dạy làm bom xăng, bom nổ. Những người đăng loại bài này chỉ có thể là DLV trá hình hoặc những người “không dám làm nên xúi người khác”. Hiển nhiên, loại bài bản đó vừa cung cấp lý cớ bôi nhọ cho Ban Tuyên giáo, vừa làm sứt mẻ hình ảnh các cuộc biểu tình trong mắt thế giới, vốn đang có rất nhiều thiện cảm với chúng ta.

Nếu chúng ta đều đồng ý về các tác hại và nhất định không đăng loại bài vở đó thì trong tương lai, chúng ta có thể khẳng định ngay nơi nào đăng loại bài đó đều là công an trá hình và đề nghị FB đóng các trang đó lại.

Lược sơ qua các ứng biến chỉ trong 1 tháng vừa qua, chúng ta có quyền tự hào về một bước tiến đáng kể.

Và sau đây là một số đề nghị nhằm đối phó với các chiêu trò mới cũng như khai triển thêm những mặt ta đang làm tốt trong những ngày trước mặt:

1. Cần trân quí duy trì sự tham gia của quần chúng:

Nói điều này có vẻ thừa thãi vì ai trong chúng ta lại không muốn có những khuôn mặt mới, đặc biệt như trong lần xuống đường ngày 1-5-2016 vừa qua. Nhưng thực tế chúng ta đang vô tình làm ngược với ước muốn đó. Đã đến lúc chúng ta cần nhận dạng và đồng ý với nhau về một số đặc tính nền tảng, như: quần chúng vì nhiều lý do không thể đi biểu tình liên tục; quần chúng cần thời gian để lành các vết thương, cũng như cần thời gian và cơ hội sinh hoạt với nhau để vượt qua nỗi lo âu sau mỗi lần đối diện với bạo lực; quần chúng cần nhiều thời gian hơn giới hoạt động để học các cách đối phó mới, v.v … Do đó, nếu ta cứ kêu gọi xuống đường liên tục mỗi cuối tuần, ta đang không biết hoặc làm ngơ các đặc tính nền tảng nêu trên về quần chúng. Hệ quả khá hiển nhiên là số lượng quần chúng tham gia nhỏ dần. Công an khi thấy số người biểu tình giảm lại càng thêm tự tin và bạo tay hơn.

Chúng ta đã thấy diễn trình này trong chuỗi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Vậy cần làm gì để duy trì sự tham gia của quần chúng, để xây dựng dần số đông?

Sau đây là một vài đề nghị.

2. Cần làm cho đối phương khó tiên đoán các dự tính của ta:

Hiển nhiên khó mà giữ kín 100% các dự tính trong chủ trương đấu tranh bất bạo động công khai và khi vũ khí chính của ta là số đông. Tuy nhiên, ta vẫn có thể làm đối phương phải suy đoán, ứng chiến thường trực và trở nên mệt mỏi hơn ta gấp nhiều lần. Chỉ như thế vòng xích kềm kẹp mới lỏng ra dần. Cụ thể như:

– Tránh các khuôn mẫu dễ đoán như biểu tình liên tục mỗi cuối tuần hay chỉ biểu tình ngày cuối tuần hay chỉ tập trung vào vài địa điểm.

– Thay vì hỏi ý trên mạng “Ai có thể biểu tình cuối tuần này?”, đã đến lúc ta nên hỏi những câu thuộc loại: “Ai có thể biểu tình ít là 1 lần trong tháng này nếu được biết trước 12 tiếng?”.

– Thu nhỏ vòng lấy quyết định chung. Một số nhà hoạt động được nhiều người tin tưởng sẽ lập 1 nhóm bỏ phiếu lấy quyết định có biểu tình không, vào ngày nào. Quyết định đó được giữ kín và chỉ công bố tại một trang blog và/hoặc FB nhất định khoảng từ 12 đến 24 giờ trước khi xuất quân.

– Tận dụng loại ứng dụng có mã hóa như Whatsapp để giữ kín các liên lạc trong nhóm nhỏ nêu trên. Phương tiện Google doc, Google form cũng cho ta cách bỏ phiếu rất kín nếu cần.

3. Liên tục mở rộng:

– Mở rộng địa dư: Rất cần các vùng như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, v.v. nhập cuộc để chia bớt áp suất cho Sài Gòn, Hà Nội.

– Mở rộng số địa điểm chọn làm nơi biểu tình: Rất nên chọn những nơi khó ngăn chận, khó phong tỏa như phi trường, bến xe, nhà ga, quốc lộ.

– Mở rộng các thành phần tham gia: Rất cần nhiều lứa tuổi trong gia đình tham gia tùy theo tình hình từng nơi, từng vụ việc. Cần nói rõ khi các thiếu niên bị hành hung thì hành vi phạm pháp nghiêm trọng của công an phải bị lên án, chứ không thể trách ngược về cha mẹ – những người đang muốn dạy con mình về trách nhiệm công dân, về sống không vô cảm. Và sẽ có ngày những bức hình chụp chung gia đình đi biểu tình là niềm tự hào cả đời.

– Mở rộng các hình thức tranh đấu: Rất cần sáng kiến để nhiều người tham gia, đặc biệt trong những tuần không xuống đường. Thí dụ như cùng gõ nồi đúng 12 giờ trưa, kéo dài khoảng 3 phút để nói với nhau “nồi không còn cá”. Mỗi nhà chỉ cần gõ làm sao để vang được đến 4 nhà hàng xóm gần nhất là đã quá tốt. Nếu ngày hôm sau 4 nhà hàng xóm đó cũng gõ thì sự quan tâm đã lan truyền theo cấp số nhân rồi, và cứ thế đến cả xóm, cả làng, cả huyện, …

Một vài hình thức khác như cùng dán biểu ngữ về cá, môi sinh trước nhà; cùng mặc áo có dấu hiệu cá khi tham dự các nghi thức tôn giáo, các dịp họp mặt chung, v.v…

– Mở rộng vòng tay: Rất cần duy trì sự hợp tác và giữ kín tông tích những nhân viên trong guồng máy đã báo cho dân biết các chiêu trò của công an, từ dấu hiệu nhận dạng nhau của công an chìm như nhẫn xanh, nhẫn trắng, đến việc tiết lộ tên tuổi của những khuôn mặt ác ôn.

4. Làm gì khi bị cản không cho đi họp:

Trong thời gian gần đây, khá nhiều các nhà hoạt động bị công an kềm giữ không để đi gặp các giới chức quốc tế, kể cả TT Obama. Chúng ta có thể giao hẹn trước những cách sau đây để vượt qua trò ngăn chận:

– Nhờ xe của các sứ quán, lãnh sự quán đến đón tận nhà.

– Nếu xe đến đón bị chận từ xa, ta vẫn có thể dùng phương tiện Skype hoặc tương tự để nối vào phòng họp. (Cần dùng loại phương tiện nào có mã hóa như Skype.)

– Để đề phòng đối phương cắt dây Internet và phá sóng điện thoại vào ngày giờ đó, mỗi nhà hoạt động được mời họp vẫn có thể nhờ trước một sứ giả trong tư thế sẵn sàng với bài phát biểu của mình ở dạng viết, âm thanh, hay video trong tay. Khi gần đến giờ họp mà không nhận được điện thoại từ nhà hoạt động đó thì sứ giả cứ cầm thông điệp đến nơi họp.

***

Tiến trình chuyển hóa bằng con đường đấu tranh bất bạo động của nhiều dân tộc nay đang hiện ra ngày càng rõ trên đất nước ta:

Nhà cầm quyền càng biết mình sai, càng cuống, và càng chỉ biết cậy dựa vào bạo hành.

Người dân càng đứng thẳng lên, càng thêm sáng tạo, đùm bọc nhau, và càng tự hào về chọn lựa của mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.