Đòn thù thâm độc của công an trại giam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bangkok
2014-11-10

Nhiều tù nhân chính trị/lương tâm kiên quyết không chịu nhận tội phải đón nhận những hành xử mang tính trả thù dữ dội trong trại giam.

Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh

‘Kiến nghị về việc đổi người giam cùng buồng với nghi can Nguyễn Hữu Vinh’ do luật sư Hà Huy Sơn gửi Viện Kiểm sát Tối cao và giám thị trại giam B14 Bộ Công An ký vào ngày 31 tháng 10 vừa qua. Trong thư luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho trường hợp của blogger AnhBasam Nguyễn Hữu Vinh, hiện đang bị tạm giam và khởi tố về điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ …’ thuật lại lần làm việc vào ngày 30 tháng 10, đích thân ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết đang bị giam giữ cùng một bị can nhỏ hơn chừng 20 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường. Người này từng có tiền án giết người và đang bị khởi tố về một tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Vinh đã sử dụng nhiều phương cách để khuyên nhủ, trấn tĩnh tâm lý cho bị can giam chung phòng; thế nhưng mọi biện pháp đều không hiệu quả và nếp sinh hoạt bất thường của bị can đó gây ảnh hưởng đến tinh thần của ông Nguyễn Hữu Vinh một cách nghiêm trọng, cũng như có nguy cơ không bảo đảm an toàn cho ông Vinh. Bản thân ông này đề nghị được đổi người giam chung cùng phòng như thế.

JPEG - 49.6 kb
Từ trái: anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và anh Đặng Xuân Diệu.

Luật sư Hà Huy Sơn vào ngày 9 tháng 11 cho biết như sau:

Trong buổi làm việc cùng điều tra viên thì ông Vinh có trình bày như vậy. Tôi với trách nhiệm của luật sư tôi cũng làm kiến nghị và tôi gửi cho các cơ quan chức năng và tôi thông báo cho gia đình, vợ ông Vinh được biết.

Dân oan Cấn Thị Thêu

Một trường hợp khác được gia đình lên tiếng kêu cứu là của tù nhân Cấn Thị Thêu hiện đang bị giam chung với hai tù nhân nhiễm HIV nặng, thân hình bị lở lói. Thông tin này được một tù nhân khác cũng là dân oan Dương Nội vừa mãn án tù cho các con của bà Cấn Thị Thêu biết.

Anh Trịnh Bá Phương, con trai bà Cấn Thị Thêu, nói về việc nhận được tin xấu đó:

Sau khi cô Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn, hai người cùng trong đoàn Dương Nội bị bắt, trước khi ra tù hai cô ở cùng buồng giam của mẹ tôi gần một tháng. Sau khi ra tù, các cô cho biết thông tin ở trong đó là mẹ tôi bị nhốt chung với hai tù nhân bị nhiễm HIV và trong trại giam họ có nhiều sai phạm, ngược đãi tù nhân. Qua lời cô Nguyễn thị Ngân thì mẹ tôi bị nhốt cùng hai tù nhân bị nhiễm HIV từ khi bị bắt vào. Cũng theo lời cô Ngân, sau khi xử xong mẹ tôi chuyển sang buồng khác thì hai tù nhân đó cũng đi theo sang. Tôi nghĩ rằng đây là một sự sắp đặt, cố tình nhốt mẹ tôi với hai tù nhân nhiễm HIV.

Về việc ngược đãi, qua lời cô Ngân, cô Toàn, thì mẹ tôi bị cấm cả buồng giam khoảng hơn 20 người không ai được giao tiếp, không ai được nói chuyện với mẹ tôi. Nếu ai nói chuyện sẽ bị kỷ luật trực thêm 5 ngày. Cô Ngân một lần thấy mẹ cháu mệt đến vuốt đầu thì bị đe dọa kỷ luật; thế nhưng mẹ cháu đấu tranh nên không bị.

Mặc dù hai vợ chồng bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Khiêm bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, nhưng đến nay gia đình chưa phép được thăm nuôi hai ông bà này, lý do được cơ quan chức năng đưa ra với gia đình như sau, qua lời của anh Trịnh Bá Phương:

Từ ngày 25 tháng tư khi hai bố mẹ tôi bị bắt thì hai anh em chúng tôi chưa được gặp mặt. Chỉ có em gái được gặp ở phiên tòa thôi, còn hai anh em chúng tôi do không vào được phiên tòa nên từ đó đế nay không được gặp. Họ lấy lý do án chưa có hiệu lực, còn kháng án, án sơ thẩm chưa chính thức có hiệu lực nên chưa cho gặp.

Tù nhân Đặng Xuân Diệu

Vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, anh Trương Minh Tam mãn án một năm tù và ra khỏi Trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa. Cựu tù nhân này tiết lộ thông tin tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu bị giam trong một phòng giáp vách với anh này bị đối xử rất hà khắc vì anh Đặng Xuân Diệu không chịu nhận tội, không mặc áo tù. Theo cựu tù nhân Trương Minh Tam thì tình trạng của anh Đặng Xuân Diệu rất nguy cấp và mọi người cần phải lên tiếng để cứu tù nhân lương tâm này trước những đòn thù mà nhà tù dành cho anh này.

Phản ứng của cơ quan chức năng

Sau khi có sự lên tiếng của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam về trường hợp tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, trong lần thăm gặp hồi tháng 10 vừa qua, thân nhân anh này được trại giam cho thấy mặt anh trong vòng chừng một phút. Trước đó từ khi chuyển trại đi thi hành án, vì không chịu nhận tội và mặc áo tù, nên trại giam cắt thăm gặp của gia đình đối với tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu.

Đối với trường hợp của bà Cấn Thị Thêu, các con của bà cùng dân oan Dương Nội đã đến các cơ quan chức năng tại Hà Nội yêu cầu ngưng việc giam chung bà với những người nhiễm HIV nặng như thế; tuy nhiên việc kêu cứu đó chưa hề được lắng nghe. Anh Trịnh Bá Phương cho biết:

Đơn thư thì gia đình và bà con đã gửi rồi, phản ánh vi phạm trực tiếp của trại giam đã vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền Con người và các công ước mà Việt Nam đã ký về quyền dân sự và chính trị. Theo công ước này mẹ tôi bị vi phạm nghiêm trong điều 7 điểm 10, điều 1 và điều 4. Kể cả luật pháp Việt Nam hiện hành là khi những người vào tù phải được đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng. Nhưng việc nhốt chung với những người nhiễm HIV là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ tôi. Hành vi này là hành vi cố ý giết người, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào đứng ra để giải quyết, chúng tôi đã đến cả Bộ Công An và rất nhiều cơ quan rồi nhưng đến nay chưa có ai đứng ra để giải quyết.

Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết về sự lên tiếng cho trường hợp mới nhất của blogger Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh và một số trường hợp khác trước đây và phản hồi từ phía cơ quan chức năng như sau:

Khi xảy ra các dấu hiệu nguy hiểm thì người bị giam cùng và luật sư khi biết cần phải có thông báo với ban giám thị trại và đơn vị thụ lý giai đoạn cuối cùng. Thường chỉ có sự khiếu nại thôi chứ sự đáp ứng luật sư không được thông báo. Nguy cơ như thế nhưng giải quyết thế nào, bản thân tôi trong các trường hợp tôi làm chưa thấy trường hợp nào được trả lời.

Việt Nam tham gia ký kết Công ước Chống Tra tấn và quốc hội kỳ 8 khóa 13 đang họp vừa được chủ tịch nước Trương Tân Sang trình công ước để phê chuẩn. Có thể nói Hà Nội tham gia rất sớm nhiều công ước quốc tế, thế nhưng việc thực thi những công ước đó rất hạn chế. Những đối tượng như tù chính trị, tù nhân lương tâm, những thành phần đối kháng, bất đồng chính kiến… tại Việt Nam luôn đối diện với những hành xử mà những người trong cuộc nói là ‘trả thủ’ nặng nề khi không khuất phục được họ.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.