Du Sinh Việt Nam: Nhịp cầu canh tân đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Dẫn Nhập

Theo số liệu trong nước thì tính đến mùa hè năm 2004, số sinh viên Việt Nam đang du học tại khoảng 30 quốc gia lên đến gần 40 ngàn người, qua ba diện khác nhau. Thứ nhất là những người ở dạng đi tu nghiệp, thực tập do sự hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam với các trung tâm nghiên cứu quốc tế. Thứ hai là những người ở dạng nghiên cứu hậu đại học do một số trường đại học hoặc do một số quốc gia tiên tiến cấp học bổng qua những chương trình hỗ trợ giáo dục cho Việt Nam. Thứ ba là những người đi học tại các trường đại học do nhận được học bổng của chính phủ nước ngoài, của chính quyền Hà Nội hoặc do tự túc của gia đình. Trong ba thành phần này, dạng thứ ba là đông nhất và cũng là lứa tuổi trong sáng nhất vì là tuổi trẻ, mong muốn xây dựng tương lai vững chắc cho mình và ít nhiều mang hoài bão góp phần xây dựng xã hội, đất nước.

Tháng 8 vừa qua, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo của Cộng sản Việt Nam đã ban hành một chỉ thị là nếu những du học sinh nào không chịu về nước sau khi hoàn tất học trình thì sẽ phải hoàn lại tất cả những khoản tiền giúp đỡ của chính quyền trong thời gian du học. Sự kiện này cho thấy là số người thành tài sau khi du học trở về nước quá ít khiến cho Hà Nội đã phải tung ra biện pháp “răn đe” nhưng rồi cũng sẽ không giải quyết được vấn đề, vì ba lý do sau đây:

- Thứ nhất là những người đã thoát ra khỏi Việt Nam đều mong muốn hưởng không khí tự do ở nước ngoài, nếu không bị những ràng buộc gia đình ở trong nước. Đa số những người này thuộc dạng thứ nhất hoặc thứ hai ở trên, khi muốn được tiếp tục thăng tiến những ngành nghề mình đang nghiên cứu tại môi trường hải ngoại.

- Thứ hai là đa số các bậc phụ huynh muốn con em mình tiếp tục sống và làm việc tại hải ngoại để hy vọng với đồng lương tại các quốc gia tự do có thể giúp cho gia đình và nhất là cửa ngỏ để đi đoàn tụ với con cái tại hải ngoại sau đó.

- Thứ ba là tình trạng nhân dụng bê bết ở Việt Nam, cộng với lối ưu đãi đối với con cháu cán bộ đảng viên, đa số sinh viên dù có học thành tài về nước cũng sẽ không được sử dụng đúng với khả năng và không được tiến thân như làm việc tại các hãng xưởng ở nước ngoài. Mặc dù ngày hôm nay, do nhu cầu giải quyết những yếu kém kỹ thuật, đảng Cộng sản đã trưng dụng nhiều trí thức ngoài đảng vào làm việc một số cơ quan và giữ những trách vụ quan trọng. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn là dành ưu tiên cho những người của đảng đặc biệt là làm ở các bộ liên quan đến các ngành kinh tế, thương mại, tài chánh và ngân hàng nhà nước.

Nhưng lý do căn bản nhất làm cho đa số du học sinh Việt Nam không muốn trở về là vì họ nhìn thấy đời sống quá chênh lệch và môi trường làm việc không phù hợp với những gì họ được học hỏi và hướng dẫn tại môi trường tự do. Đương nhiên cũng có một số du học sinh trở về nước, nhưng thành phần này rất ít và đa số là những con em cán bộ đã được cất nhắc vào những trách vụ đã được dành sẵn. Vì biết là du học sinh sẽ không về nước sau khi thành tài, nên Hà Nội muốn tiếp tục kiểm soát thành phần này – qua nhu cầu triển hạn hộ chiếu do họ cấp hàng năm cho sinh viên – để tìm cách chiêu dụ, lôi kéo thành phần du sinh luôn luôn đi bên cạnh các sứ quán. Để làm điều này, đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện một thủ đoạn khá thâm độc. Đó là:

1/Tuyên truyền và gieo vào đầu các du sinh Việt Nam một hình ảnh cộng đồng hải ngoại quá khích, cực đoan để từ đó làm cho các du sinh e ngại và không những không dám tiếp xúc với cộng đồng mà còn có những thành kiến xấu về các nỗ lực đấu tranh của cộng đồng người Việt trong 30 năm vừa qua.

2/ Dùng sự kiểm soát hộ chiếu để ép buộc các du học sinh phải liên lạc và tham gia vào những nhóm, hội do sứ quán lập ra ở từng địa phương để qua đó theo dõi và kiểm soát các hoạt động của sinh viên. Những ai bị nghi ngờ là tiếp xúc với cộng đồng hoặc giao tiếp với sinh viên Việt Nam không thuộc diện du học liền bị khiển trách và bị hăm dọa rút hộ chiếu.

Những thủ đoạn của Hà Nội nói trên cùng với sự rụt rè của du học sinh tại môi trường quá mới ở hải ngoại, đa số các du sinh sống co cụm và không dám trao đổi hay mở rộng sự tiếp xúc với cộng đồng hải ngoại. Đây là điều đáng buồn vì nếu mà họ không bị đầu độc và đến với cộng đồng Việt Nam một cách cởi mở và thoải mái thì sẽ góp phần không nhỏ để tạo những xoay chuyển tốt đẹp cho đất nước cho bây giờ và về sau. Vấn đề là sau khi nhìn rõ bản chất của vấn đề du học sinh Việt Nam, chúng ta cần có một cái nhìn đúng đắn để có một sự quan tâm hơn vào thành phần này vì nếu không, họ sẽ mãi mãi đi song song với khối người Việt tỵ nạn trong cuộc sống lưu vong hiện nay.

2. Những Cái Nhìn Cần Có

Tuy rời khỏi đất nước Việt Nam trong những hoàn cảnh khác nhau, mỗi du học sinh Việt Nam sau khi đến sống và học tập tại môi trường hải ngoại, đều có chung một tâm tư như người tỵ nạn cộng sản là thấy Việt Nam quá nghèo và quá lạc hậu. Ai ai cũng muốn làm một cái gì đó cho Việt Nam để sớm thoát ra khỏi hoàn cảnh trì trệ này. Đương nhiên, do nhiều năm sống trong bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều của đảng Cộng sản, đa số du học sinh có cái nhìn không giống như cái nhìn của người Việt tỵ nạn về chế độ Hà Nội và cách giải quyết bài toán Việt Nam. Nhưng nếu có dịp thảo luận và trao đổi thì đa số du học sinh đều nhìn rõ vấn đề căn cốt rằng chính sự độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam là nguồn gốc của những trì trệ hiện nay trên đất nước Việt Nam. Tuy họ không dám nói ra vì những ám ảnh của sự theo dõi, của thói quen chịu đựng, nhưng đa số đều có những suy nghĩ rất thoáng và không hài lòng với tình cảnh của đất nước Việt Nam hiện nay. Ngoại trừ một thiểu số là con cháu cán bộ đảng viên cao cấp hay những thanh niên được chế độ ưu đãi để làm ’cảnh báo viên’ cho sứ quán trong hàng ngũ du học sinh có những thái độ bênh vực đảng Cộng sản, phê phán sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, còn đa số du học sinh đều mong muốn đến gần với cộng đồng để tìm đến một thứ tình tự quê hương mới, khác với cái môi trường mà họ đã sống ở trong nước. Trong tinh thần đó, chúng ta cần phải có một số cái nhìn như sau:

- Thứ nhất : không nên coi toàn thể du học sinh Việt Nam là những người của chế độ Hà Nội, dù họ cầm hộ chiếu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì hoàn cảnh của đất nước, thành phần du học sinh đã phải sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ Cộng sản nhưng họ không phải là người của chế độ; ngoại trừ một thiểu số là con cháu cán bộ đảng viên được đưa đi du học qua các học bổng của nhà nước hay của các trung tâm nghiên cứu quốc tế. Với cái nhìn này, giúp chúng ta phân biệt giữa người dân với chế độ độc tài để không coi tất cả những người đang sống trong nước đều là kẻ thù hay là người của chế độ Hà Nội.

- Thứ hai : ngoài những thành phần không chủ tâm ra nước ngoài để học hỏi, du sinh là thành phần trí tuệ vượt trội trong nước. Với những kiến thức tiếp thu được ở các nước tân tiến, các du sinh này sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế nhà nước tương lai, có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước.

Ý thức được như vậy, chúng ta cần tìm cách tiếp cận với các anh em du sinh, tạo được sự cảm thông để hai bên có thể tin tưởng nhau, giúp đỡ nhau, đến với nhau bằng tình đồng hương đúng ý nghĩa nhất, để anh em du sinh có được một điểm tựa tinh thần mà theo đuổi việc học trong những ngày tháng cô đơn xa xứ. Làm được điều này sẽ hóa giải được hình ảnh sai lạc của cộng đồng người Việt hải ngoại mà đảng và nhà nước CSVN cố tình tô vẽ để ngăn cản sự tiếp cận của chúng ta.

- Thứ ba : Đa số các du sinh là thành phần trẻ sinh sau năm 1975, không những không hiểu nhiều về cuộc chiến quá khứ mà còn có những nhận định không đúng qua những sách vở của Hà Nội. Do đó, khi đến tiếp xúc, chúng ta không nên buộc họ phải có ngay những thái độ ’chính trị’ như chúng ta đã có từ 30 năm qua. Với những tâm hồn trong sáng và công bằng của tuổi trẻ, với khả năng suy nghĩ của một người có trình độ, nếu chúng ta tạo cơ hội, giúp cho các anh em du sinh có những phương tiện để tự do tìm hiểu những dữ kiện lịch sử, chính trị, kinh tế trong và ngoài nước, chắc chắn họ sẽ nhìn ra được thực tế của Việt Nam ngày nay và sẽ cùng chúng ta kết hợp để xây dựng đất nước.

- Thứ tư : vai chính trong giai đoạn xây dựng và canh tân đất nước chính là thành phần trẻ trong và ngoài nước. Do đó chúng ta cần quan tâm đến suy nghĩ của giới trẻ tại Việt Nam để tạo cho họ có những cái nhìn đúng đắn về vai trò của cộng đồng hải ngoại. Muốn làm được điều này, du học sinh Việt Nam sẽ là nhân tố giúp chúng ta tạo nhịp cầu cảm thông giữa giới trẻ ở trong và ngoài Việt Nam. Có làm được như vậy chúng ta mới vận dụng giới trẻ hải ngoại mở ra những sự trao đổi rộng rãi với giới trẻ quốc nội qua môi giới của thành phần du học sinh, vốn còn giữ nhiều liên hệ với giới trẻ ở trong nước.

- Thứ năm : phải ngăn chận âm mưu gầy dựng một cộng đồng người Việt thứ hai quy tụ bởi những du học sinh và những người mang hộ chiếu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà Cộng sản Việt Nam đang cố xúc tiến. Mục tiêu của Hà Nội là vừa gom tụ những người này vào vòng sự kiểm soát của sứ quán để khoe với trong nước là Hà Nội được ’đồng bào hải ngoại’ ủng hộ chứ không còn chống đối như trước đây, vừa tạo một thế đối đầu với các sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Đây là một âm mưu rất thâm độc của Hà Nội mà chúng ta cần phải cảnh giác để không đẩy thành phần du học sinh rơi vào thế bị cô lập và bị kiềm tỏa bởi sứ quán Hà Nội.

3. Những Hỗ Trợ Cần Thiết

Khi chúng ta nhận định được một cách chính xác và tích cực về mối tương quan giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và các du sinh, đặc biệt là để ngăn chận âm mưu dùng thành phần du học sinh Việt Nam để gầy dựng cộng đồng người Việt thứ hai nhằm tạo thế đối lực với cộng đồng người Việt tỵ nạn, chúng ta cần bắt tay vào việc hỗ trợ du học sinh từ những việc làm nhỏ nhất cho đến những sinh hoạt to lớn khác trong cộng đồng. Sau đây là những đề nghị cụ thể :

- Thứ nhất, bằng tình cảm của gia đình, chúng ta vận động người Việt tỵ nạn có con cháu là những du học sinh đang đi học hay tu nghiệp tại hải ngoại, giải thích và hướng dẫn những người này hiểu rõ về tình đoàn kết và sự gắn bó với quê hương của người Việt hải ngoại để xóa đi những tuyên truyền sai lạc của Hà Nội. Nếu có sự góp tay tích cực từ thân nhân của các du học sinh tại hải ngoại sẽ giúp cho họ gạt bỏ những thụ động, e sợ để mạnh dạn tiếp xúc với những người ở hải ngoại

- Thứ hai, bằng những cởi mở và trong sáng của giới trẻ, chúng ta vận động và khuyến khích con em của mình đang theo học tại các đại học, tìm cách tiếp xúc, thăm hỏi và giúp đỡ những du học sinh từ Việt Nam để vừa tạo quen biết, vừa khuyến khích họ tham gia các sinh hoạt của giới trẻ trong cộng đồng.

- Thứ ba, bằng sự chủ động của cộng đồng, chúng ta có thể hỗ trợ cho các hội sinh viên, các đoàn thể trẻ trong cộng đồng mở ra những sinh hoạt hướng vào giới du học sinh để họ có môi trường hoạt động ngoài vòng ảnh hưởng của các sứ quán Việt Nam. Cùng làm việc chung, cùng chia sẻ tâm tình với nhau, chắc chắn giới trẻ hải ngoại sẽ giúp chuyển hóa tâm thức của thành phần du học sinh để họ có những cách nhìn tích cực hơn về tương lai xây dựng đất nước.

- Thứ tư, bằng những yểm trợ thực tế, chúng ta có thể tìm giúp cho thành phần du học sinh trong hoàn cảnh khó khăn những chỗ ở rẻ tiền, những công việc làm thuận tiện sau giờ học. Chính những yểm trợ thiết thực này, chúng ta không chỉ giúp cho họ có được một đời sống ổn định mà còn biểu hiện cái tình của người Việt tỵ nạn đối với con em của những người đang còn sống trong vòng kiềm tỏa của cộng sản Việt Nam.

4. Kết Luận

Con số du học sinh Việt Nam sẽ ngày một gia tăng do những nhu cầu mở cửa nhà nước Cộng sản Việt Nam. Hà Nội chờ đợi là những du học sinh này sẽ trở về làm việc sau khi tốt nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy là số người về sẽ rất ít – không phải vì họ chống đối lại chế độ – mà chỉ vì khả năng của họ không được phát triển trong một chế độ độc tài. Đối với chúng ta, thành phần du học sinh là khối trí tuệ cần thiết để cùng với lực lượng chất xám tại hải ngoại góp phần xoay chuyển tình hình đất nước, đồng thời cũng là chất keo nối kết giữa hai thế hệ trẻ ở trong và ngoài nước để cùng xây dựng và canh tân Việt Nam.

Nhìn như vậy, chúng ta hãy tận dụng những ưu điểm của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại để xây dựng tập thể du học sinh Việt Nam trở thành nhịp cầu thông cảm giữa trong và ngoài nước – cho bây giờ và cho mai sau – để hải ngoại và quốc nội cùng nắm tay nhau tiến hành một cách hữu hiệu công cuộc canh tân đất nước.

Đoàn Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.