Đưa Sinh Viên Hà Nội Vào Du Học Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua, CSVN đã trân trọng đón tiếp ông Lý Quang Diệu. Báo chí của chế độ đã hết lòng ca ngợi vị cựu thủ lãnh của Singapore. Người ta còn nhớ, cách đây khoảng 15 năm, Lý Quang Diệu đã tới Việt Nam để điều nghiên công việc làm ăn buôn bán với Việt Nam, một nước tay mơ, mới từ bỏ kinh tế XHCN, tập tễnh bước vào con đường kinh tế thị trường theo chủ nghĩa tư bản. Lúc đó, những người lãnh đạo CSVN đã coi Lý Quang Diệu như bậc thầy và mời ông ta làm cố vấn kinh tế cho họ. Ngày nay, ngay sau khi CSVN được gia nhập WTO và tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC lần thứ 14, đã thấy mở ra thêm nhiều cơ hội cho tư bản nước ngoài vào kiếm lợi tại nước ta, Lý Quang Diệu, hiện đã 84 tuổi và không còn là thủ tướng Singapore nữa, lại trở lại Việt Nam.

JPEG - 25.9 kb
hiện đã 84 tuổi và không còn là thủ tướng Singapore nữa

Trước hết, với tư cách là một chính trị gia, ông Lý Quang Diệu đã có những lời tuyên bố ngoại giao ít nhiều mang tính khách sáo. Ông đã ca ngợi sự thành công của CSVN được gia nhập WTO, trong việc tổ chức Hội Nghị APEC, ông đã đưa CSVN lên tận mây xanh khi nói rằng: “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là VN mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa (lý) chính trị, tài nguyên, con người, thì VN không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Nhưng, với bản tính muốn làm thầy thiên hạ, ông cũng không ngại nói ra những điều ông suy nghĩ về chế độ CSVN. Ông cho biết: “Tôi đến VN lần đầu năm 1992 và từ đó cho tới 1997 có nhiều chuyến thăm khác. Tôi thấy trong một thời gian VN không có nhiều chuyển đổi và chưa sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới nên tôi không tới…”. Chỉ câu tuyên bố này đã đủ phủ nhận cái “thành quả 20 năm đổi mới” mà Hà Nội đang khoe khoang từ sau Đại Hội X của đảng CSVN. Nó cũng cho thấy rõ lý do ông tới Việt Nam kỳ này: Ông đến Việt Nam để khai thác thời cơ cho Singapore tại cái xứ mới chân ướt, chân ráo bước vào WTO.

Trước những lời khen tặng của tập đoàn lãnh đạo và báo chí CSVN rằng ông là người tài giỏi đã đưa Singapore từ một thuộc địa rất nhỏ trở thành một nước kinh tế phát triển hàng đầu tại Châu Á, ông đã trả lời một cách khiêm tốn rằng: “Tôi chẳng có tài gì, có chăng chỉ là ở chỗ biết sử dụng người tài”. Không biết các cấp lãnh đạo CSVN nghe câu nói này có thấy đau không? Liên quan đến vấn đề này, ông Lý Quang Diệu đã nhắn nhủ cả ba người lãnh đạo tối cao của chế độ: “Tại Việt Nam hiện nay, nhất là khi VN đã gia nhập tổ chức WTO, câu chuyện vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên nóng bỏng”. Thực trạng chẩy máu chất xám là hậu quả của tư tưởng và lập trường giai cấp của CSVN. Vì ngoan cố không chịu vứt bỏ chủ thuyết Mác Lênin, coi trí thức như kẻ thù tiềm ẩn của chế độ, hiện nay, trên thế giới đã có một đội ngũ chuyên gia có tài đông tới trên 300.000 người có trình độ đại học và sau đại học không sử dụng được. Thêm vào đó, dựa theo những số liệu của CSVN thì có đến 80% sinh viên và nghiên cứu sinh họ gửi đi học ở nước ngoài không trở về nước.

JPEG - 109.5 kb
Trường ĐH Saigon vừa được phép đào tạo thêm 2 ngành mới là Hệ thống thông tin kinh tế và tiếng Nhật. Các khối thi của 2 ngành trên là A và D1, dự kiến chỉ tiêu cho hai ngành là 200. Chỉ tiêu này sẽ ra sao chưa ai đoán biết được ???

Về phát triển kinh tế, dĩ nhiên là sau những lời khen ngợi khách sáo,Lý Quang Diệu cũng khuyến cáo “Việt Nam cần phải cải cách hành chính; hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn bằng việc đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, trong đó cần đặc biệt chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, học sinh…”. Theo ông thì chỉ có con đường cải cách hành chính và kinh tế xã hội mới khiến Việt Nam đạt được mức độ cao và bền vững trong phát triển. Ông cũng có những buổi tâm sự với báo chí và giới trẻ Việt Nam. Trong các buổi này ông đã thổ lộ nhiều suy nghĩ đáng chú ý. Chẳng hạn, ông tuyên bố: “Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng… vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở thành phố Hồ Chí Minh đưa ra miền Bắc, Hà Nội”.

JPEG - 106.4 kb
tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng… vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh

Điều này cho thấy, ở Miền Bắc, trải qua nhiều thế hệ sống dưới chế độ cộng sản, con người mất hết sáng kiến và chỉ trông chờ Nhà Nước bao cấp. Trong lúc tại Miền Nam, mặc dù chiến tranh, người dân đã có một thời sống trong thể chế tự do kinh doanh, phát triển. Về nhận thức cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại bình đẳng cho mọi người, ông Lý Quang Diệu tâm sự: “Thời thanh niên, tôi là người theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng tôi dần nhận ra rằng nếu những gì mọi người tạo ra là không đồng đều thì những gì họ hưởng cũng sẽ không thể đồng đều”. Ông còn chê Trung Quốc và cho rằng họ đã thấm thía bài học “Tôi và anh có khẩu phần như nhau” khiến cho thành quả nền kinh tế bị thu hẹp và người giỏi không có chỗ vươn lên.Theo ông, “một xã hội hiện đại là xã hội tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người” chứ không phải một xã hội cào bằng, mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu như chủ thuyết Mác Lênin đã bịa ra.

JPEG - 48.7 kb
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai từ phải sang) thảo luận cùng các đại biểu quốc tế – Ảnh TTXCSVN

Ông Lý Quang Diệu cũng nói xã giao rằng Việt Nam “trong 5 năm tới sẽ bắt kịp tốc độ của các nước trong khu vực. Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, và New Zealand…”. Ông quên rằng, hồi tháng 3 năm ngoái, Ông IL Houng Lee, Trưởng Đại diện Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) tại Việt Nam nhận đinh, Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Muốn đuổi kịp các nước này nhanh chóng hơn, vấn đề tại Việt Nam không phải là cải cách, mang cái cũ ra vá víu mà phải là một chương trình canh tân liên tục, phá bỏ cái cũ, sai lầm để dựng lên cái mới hoàn hảo hơn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.