Đức Quốc: Cầu nguyện hỗ trợ ông Lê Đình Lượng tuyệt thực đòi cải thiện chế độ lao tù

Hôm 15/10/2020, giáo xứ Sankt Jakobus, thành phố Neustadt, Đức Quốc tổ chức cầu nguyện hỗ trợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong trại giam nhằm tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vui niềm vui của đồng bào, buồn nỗi buồn của dân tộc.
– Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Xúc động trước thảm cảnh Cộng Sản Việt Nam cư xử tàn tệ đối với những người yêu nước bị giam trong tù ngục, giáo dân giáo xứ Sankt Jakobus, thành phố Neustadt, Đức Quốc hôm nay, 15 tháng Mười, đã cầu nguyện đặc biệt cho các Tù Nhân Lương Tâm Lê Đình Lượng, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Văn Hóa.

Được biết, ông Lê Đình Lượng tuyên bố tuyệt thực trong tù từ đầu tháng Mười, 2020 tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù cho tất cả tù nhân trong trại giam, trong đó có:

– Quyền sử dụng Kinh Thánh và lịch phụng vụ;

– Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Gần trại giam có núi đá, ngày đêm khai thác gây ô nhiễm khiến các tù nhân không thể nào thở được;

– Quyền được sử dụng giấy bút. Tù nhân rất muốn làm đơn để khiếu nại nhưng đã không thể vì không được dùng giấy bút.

Ngoài ra,  ông Lê Đình Lượng còn tuyệt thực để phản đối bản án bất công và đòi trả tự do cho chính mình.

Việc kết án và giam giữ ông với một bản án 20 năm tù là vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Neustadt, Đức Quốc
Minh Hoài

Một vài hình ảnh của buổi cầu nguyện:

Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh phát biểu trong buổi lễ cầu nguyện hỗ trợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong trại giam nhằm tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù. Ảnh: FB Việt Tân
Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh phát biểu trong buổi lễ cầu nguyện hỗ trợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong trại giam nhằm tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù. Ảnh: FB Việt Tân

 

Các tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng và Hoàng Đức Bình.
Các tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng và Hoàng Đức Bình.

 

Giáo dân giáo xứ Sankt Jakobus, thành phố Neustadt, Đức Quốc cầu nguyện hỗ trợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong trại giam nhằm tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù, hôm 15/10/2020. Ảnh: FB Việt Tân
Giáo dân giáo xứ Sankt Jakobus, thành phố Neustadt, Đức Quốc cầu nguyện hỗ trợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong trại giam nhằm tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù, hôm 15/10/2020. Ảnh: FB Việt Tân

 

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”