Đừng Đồng Nhất ĐCSVN Là Nhà Nước, Nhân Dân!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 71 kb

Thời gian gần đây, chính quyền Hà Nội bắt bớ, xét xử tù hàng loạt những nhà bất đồng chính kiến: Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Trần Quốc Hiền… (gọi tắt là những nhà bất đồng chính kiến) vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự (BLHS), tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay lập tức, nhiều tổ chức tôn giáo, nhân quyền trên thế giới, chính phủ Hòa Kỳ, liên minh Châu Âu kịch liệt lên án cộng sản Việt Nam đang mở chiến dịch đàn áp phong trào dân chủ, vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo… Ngược lại, chính quyền Hà Nội thì khẳng định: ở Việt Nam không có khái niệm bất đồng chính kiến, mà hành vi của những người này vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nên bị truy cứu, xét xử theo BLHS là chính đáng.

Thực sự, hành vi bị xét xử Tòa án cộng sản Việt Nam xét xử của những nhà bất đồng chính kiến là đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng; tự do ngôn luận; tự do báo chí và tự do tôn giáo với mục đích xây dựng Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia tự do, dân chủ dưới hình thức ôn hòa, bất bạo động. Theo điều 69 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam thì: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”. Chính vì thế, khi ra đứng trước vành móng ngựa, những nhà bất đồng chính kiến đều khẳng định mình không phạm tội được qui định tại điều 88 BLHS, tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì hành vi của họ phù hợp với Hiến Pháp. Như vậy, điều 88 BLHS có mâu thuẫn với Hiến Pháp hay không?

Phải chăng, Điều 88 Luật Hình Sự VN này do nhà cầm quyền Việt Nam đã cố tình đặt ra, rõ ràng mục đích không gì khác hơn là chỉ nhằm bịt miệng, tước đoạt quyền tự do phát biểu ý kiến, tư tưởng của người dân; tạo cớ trù dập, đàn áp những người bất đồng chính kiến? Nói một cách khác thì Điều 88 này ngăn cấm việc chống nhà nước CHXHCN Việt Nam ngay cả bằng lời nói ôn hòa và như vậy là ngăn cản quyền tự do ngôn luận, theo cách lập luận nói trên. Và đây cũng chính là điểm bất đồng giữa các nước phản đối và phía Việt Nam. Sự phản đối này bao hàm cả phản đối Điều 88 trong BLHS, cho dù Mỹ và EU không nói rõ. Về phía Việt Nam thì lại viện dẫn, nâng cao điều luật này mà lờ đi sự mâu thuẫn của nó đối với quan niệm tự do ngôn luận, ngay cả đối với những điều khoản của Hiến pháp Việt Nam (như điều 69) hay các công ước về nhân quyền mà Việt Nam ký kết.

JPEG - 63.1 kb

Điều 88 BLHS được qui định tại chương IX – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Chương này, có 14 Điều quy định rõ ràng, cụ thể hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó có 13 Điều thì muốn thực hiện hành vi phạm tội bắt buộc phải có hành động dùng vũ lực, sức mạnh… tác động đến một cái gì đó cụ thể. Duy nhất chỉ có Điều 88 trong Chương IX này thuộc loại tội phạm “vạ mồm”, tức là “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu an ninh quốc gia là liên quan tất cả các vấn đề bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của một quốc gia độc lập, trọn vẹn lãnh thổ đã được liên hợp quốc công nhận. An ninh Quốc gia là một vấn đề cực kỳ quan trọng nên bất cứ một quốc gia nào trên thế giới điều phải thể chế hóa bằng luật hình sự để bảo vệ sự tồn vong của một đất nước. Cụ thể điều 88 BLHS Việt Nam qui định: Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Khách thể được điều 88 BLHS điều chỉnh, bảo vệ là chính quyền nhân dân với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyền của người dân được qui định tại điều 69 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam thì: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”, thì bản chất lẫn nội dung của điều 88 BLHS và điều 69 Hiến pháp hòan tòan không có gì mâu thuẩn với nhau. Vậy thì tại sao, những nhà bất đồng chính kiến là đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng; tự do ngôn luận; tự do báo chí và tự do tôn giáo với mục đích xây dựng Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia tự do, dân chủ dưới hình thức ôn hòa, bất bạo động (hành động đúng với tôn chỉ của điều 69 Hiến Pháp) lại bị truy tố, xét xử tù theo điều 88 BLHS là tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Hành vi của những nhà bất đồng chính kiến là phản ảnh một cách trung thực, chính xác về bản chất độc đoán, độc tài và chuyên quyền của Đảng cộng sản Việt Nam: “Xâm lược Việt Nam cộng hòa trước năm 1975, gây ra thảm kịch nhồi da xáo thịt, đồng bào tự cầm súng bắn giết lẫn nhau, cướp đi sinh mạng hàng triệu người; gây ra thảm họa thuyền nhân, hàng vạn người vùi xác ở Biển đông làm mồi cho cá dữ; kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, đưa người dân Việt Nam lâm vào cảnh ngộ nghèo nàn lạc hậu; nạn tham nhũng tràn lan, đảng viên bóc lột, cướp trắng đất đai, tài sản hợp pháp của người dân ….” Để từ đó tiến tới đấu tranh một ách ôn hòa, bất bạo động xóa bỏ chế độ độc tài của Đảng cộng sản, xây dựng Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia tự do, dân chủ đa nguyên, đa đảng.

JPEG - 43.6 kb

Thực sự, những nhà bất đồng chính kiến không chống phá nhà nước hoặc đối đầu với nhân dân. Nhưng họ lại phạm phải điều tối kỵ của Cộng sản Việt Nam, là nói lên sự thật của một Đảng độc tài mà Liên minh Châu Âu xếp ngang hàng với chủ nghĩa Phát xít! BLHS Việt Nam không có điều nào xử tù những người dũng cảm nói lên sự thật về bản chất của Đảng cộng sản. Nhưng Cộng sản Việt Nam bảo có tội là có tội! Vì, Đảng cộng sản đứng trên cả Hiến pháp, pháp luật. Cộng sản Việt Nam đã đánh tráo khái niệm, đồng nhất Đảng cộng sản là Nhà nước, nhân dân để lôi các nhà bất đồng chính kiến vào điều 88 BLHS, nhằm bảo vệ cho bằng được quyền lực chính trị của mình.

Cộng sản Việt Nam đã đánh tráo khái niệm, đồng nhất Đảng cộng sản là Nhà nước, nhân dân rất dễ nhận thấy trong các kỳ bầu cử quốc hội. Trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, nhưng quốc hội chũng chỉ là những con rối cho Đảng cộng sản giựt dây, thao túng.

Cụ thể nhất là cuối năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng ban hành Chỉ thị số 37/CP ngày 29/11/2006, với nội dung không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức, chỉ thị Bộ Văn hóa – Thông tin và các cơ quan liên quan phải kiểm tra, “kiên quyết đình chỉ các cơ quan báo chí không chấp hành đúng pháp luật, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước.” Chỉ thị nói thêm: “Việc xem xét, xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí phải được thực hiện đồng bộ giữa xử lý kỷ luật về chính quyền đi đôi với xử lý kỷ luật về Đảng, xử lý người trực tiếp có sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm của TBT”.

JPEG - 3.6 kb

Ngay lập tức, Chỉ thị này bị người dân không đồng tình, lên tiếng phản đối nhưng trong buổi đối thoại trực tuyến với người dân ngày 09/02/2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời: “Đúng, tôi có ký chỉ thị nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước về báo chí để phát huy tối đa nhất, tốt nhất vai trò của báo chí của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển về mọi mặt của đất nước. Để mỗi tờ báo, tạp chí (với hơn 600 tờ báo, tạp chí) của chúng ta thật sự là cơ quan ngôn luận, thật sự là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân; để mỗi tờ báo, mỗi tạp chí là một ngọn cờ chiến đấu của nhân dân ta vì mục tiêu một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Trong chỉ thị tôi ký có nghiêm cấm không được tư nhân hóa báo chí với bất cứ hình thức nào và không được để bất cứ thế lực nào chi phối báo chí để phục vụ ý đồ riêng trái pháp luật, gây phương hại cho đất nước. Đây là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, đúng theo ý chí nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân ta, đồng bào ta, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta.”

Thật là trơ trẽn, khi ban hành Chỉ thị số 37/CP ngày 29/11/2006, Cộng sản Việt Nam không có tiến hành trưng cầu dân ý, hay tham khảo ý kiến đóng góp của người dân thì tại sao ông thủ tướng lại trả lời: “Đây là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, đúng theo ý chí nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân ta, đồng bào ta, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta”.

JPEG - 19.3 kb

Như vậy, điều 88 BLHS hoàn toàn không mâu thuẫn với điều 69 Hiến Pháp. Thế nhưng vì đánh tráo khái niệm, đồng nhất đồng nhất Đảng cộng sản là Nhà nước, nhân dân mà những nhà bất đồng chính kiến đã bị truy tố, xét xử theo điều 88 BLHS một cách oan uổng. Hãy dừng ngay hành vi đánh tráo khái niệm, đồng nhất đồng nhất dối trá này. Nếu Cộng sản Việt Nam khẳng định hành vi của những nhà bất đồng chính kiến, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nên bị truy cứu, xét xử theo BLHS là chính đáng, thì hãy chỉnh sửa điều 88 BLHS thành tội Tuyên truyền, phản ảnh một cách trung thực, chính xác về bản chất của Đảng CSVN.

28.6.2007
Nguyên Hà (Hà Tây)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.