EU nói sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền Việt Nam

EU nói sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền Việt Nam. Ảnh chụp màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên minh Châu Âu (EU) ngày 9/6 cho biết họ chia sẻ những lo ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sẽ tiếp tục giám sát những vi phạm nhân quyền tại nước này.

Các tổ chức quốc tế vận động cho nhân quyền trước đó đã hối thúc EU tăng áp lực hơn nữa với chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền sau một loạt những vụ bắt bớ và tuyên án tù dài hạn đối với các nhà hoạt động ôn hòa. Cụ thể, họ kêu gọi EU sử dụng cuộc đối thoại song phương nhân quyền EU-Việt Nam vào ngày 9/6 để lên tiếng.

Phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về những lời kêu gọi, một người phát ngôn EU nói qua email hôm 9/6 rằng EU “chia sẻ những lo ngại” của tổ chức xã hội dân sự về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ bắt giữ và kết án những người bảo vệ nhân quyền, các nhà vận động môi trường, nhà báo và người biểu tình vì bị cáo buộc phạm tội chống phá nhà nước hoặc trốn thuế.

“EU đã liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người bị giam giữ và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả các cá nhân. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền tại Việt Nam và làm việc với tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình,” người phát ngôn nói.

Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam diễn ra hôm nay (9/6) là một cơ hội quan trọng để cả hai bên chia sẻ mối quan tâm và nêu ra các trường hợp cụ thể, theo người phát ngôn EU.

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng các quyền con người luôn được đảm bảo, và rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.”

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.