Giáo dân Thái Hà: ’Ra HS-TS mà giữ đất, giữ đảo, đừng có cướp đất của người dân.’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(25.10.2014) – Hà Nội – “Các anh hãy ra Hoàng Sa, Trường Sa mà giữ đất, giữ đảo đừng có cướp đất của người dân”. Đó là những lời bà con giáo dân Giáo xứ Thái Hà đã nói với công an, an ninh khi những người này mang barie và chặn bà con không cho vào khu vực đất Hồ Ba Giang lúc sáng nay 25.10.2014.

Sau thánh lễ sáng, lúc 8 giờ 30 khoảng 50 bà con giáo dân Thái Hà đã tập trung tiến ra mảnh đất Hồ Ba Giang mà nhà cầm quyên đang thi công trái phép để biểu tình, yêu cầu chính quyền tôn trọng và trả lại mảnh đất cho Giáo xứ và Nhà Dòng.

Trên tay cầm biểu ngữ “Trả Lại Đất Cho Giáo Xứ Thái Hà”. Đoàn người vừa đi vừa hát kinh Hòa Bình “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa….”

Đoàn người sắp thành hàng đôi đi bên lề đường. Trong lúc đi, có vài bà cụ nhắc người trong đoàn: “Chú ý đi hàng đôi. Chúng ta phải trật tự, không làm gì cản trở giao thông”. Nhiều người dân tò mò đứng xem. Có người mở cửa nhà coi đoàn biểu tình đi qua. Họ nói với nhau: “Đất Hồ Ba Giang, giáo dân họ đòi chính quyền trả lại cho nhà thờ”.

Khu vực đất Hồ Ba Giang cách nhà thờ Giáo xứ khoảng 300 m, khi đoàn biểu tình đến trước khu vực mảnh đất đã có nhiều dân phòng, công an, anh ninh đứng sẵn và dùng barie chặn lối vào khu đất.

Bà con giáo dân yêu cầu được vào bên trong khu đất nhưng không được đáp ứng. Vài viên an ninh nói với bà con: “chỗ này không được vào” “đề nghị không được gây rối an ninh trật tự. Yêu cầu bà con giải tán…” Đoàn người biểu tình vẫn hát vang lời kinh Hòa bình. Giáo dân nói với các viên an ninh rằng: “Các anh hãy ra Hoàng Sa, Trường Sa mà giữ đất, giữ đảo đừng có cướp đất của người dân”. “Đất của nhà thờ hãy tôn trọng và trả lại cho nhà thờ. Đây là mảnh đất mà cha ông chúng tôi đã bỏ xương máu ra để có, các anh đừng có ăn cướp, chia chác nhau” Không biết trả lời những cầu hỏi của bà con giáo dân ra sao, nhiều an ninh chỉ đứng nhìn. Một viên an ninh cầm chiếc loa nhỏ cho một viên an ninh khác đọc bản văn “quyết định quy hoạch đất” của nhà cầm quyền, trong đó có đoạn “quyết định này được nhiều người dân ủng hộ” và đề nghị bà con giả tán. Người này đọc cách rời rạc, vô hồn. Ông ta đọc được một lúc thì dừng, nhưng viên an ninh đứng đằng sau chỉ đạo: đọc tiếp, đọc tiếp đi..

JPEG - 54.5 kb
Bà con giáo dân tiến ra khu đất Hồ Ba Giang

JPEG - 50.9 kb
“Trả lại đất Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”, “Phản đối chính quyền xâm chiếm đất đai tôn giáo”

JPEG - 56.8 kb
Đất Hồ Ba Giang của tổ tiên để lại và chúng tôi là những người nối tiếp, chúng tôi phải bảo vệ

JPEG - 66.1 kb
Công an, an ninh dùng barie ngăn cản bà con vào khu vực đất Hồ Ba Giang.

Anh Trần Đức Mạnh là một người trong đoàn biểu tình nói rằng: “Đất hồ Ba Giang là đất của nhà thờ, của Giáo xứ nhưng chính quyền đã biến chỗ đó chia chác nhau. Chính quyền trắng trợn và quá đáng. Họ dùng mọi thủ đoạn để cướp đất của Nhà thờ. Nhà thờ có đầy đủ giấy tờ và chính quyền cũng đã phải công nhận điều đó nhưng họ vẫn trắng trợn muốn cướp để chia chác. Tôi lên tiếng và đi biểu tình như thế này họ cũng không từ bỏ thủ đoạn nào để làm khó khăn tôi. Tôi không sợ vì điều đó. Họ đã từng đánh gẫy chân tôi và làm khó gia đình, làm khó công ăn việc làm của tôi, nhưng tôi sẽ lên tiếng cho sự thật này”

Nghĩ tới công sức của cha ông để lại, nghĩ tới tương lai cho con cháu là suy nghĩ của một giáo dân trong Giáo xứ Thái Hà. Chị này chia sẻ: “Đất của nhà Chúa và có giấy tờ. Chúng tôi phải bảo vệ đất của nhà Chúa để đời con đời cháu chúng tôi còn có chỗ thờ. Công an, công nhân đang hung hổ làm như là đang cướp. Chúng tôi không biết họ đang làm gì nữa.” Nguyễn Thị Dung, thuộc Gx. Nam Dung nói rằng: “Tôi là con người có đức tin. Tôi hay đến đây để đi lễ vì đây là đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, là trung tâm Hành Hương… Tài sản là tài sản của Giáo hội. Bao đời cha ông đã để lại, chúng tôi là những giáo dân kế tiếp theo các ngài. Tôi rất bất bình khi sống trong một xã hội mà không biết tôn trọng, trân trọng sự thật”

Bà con giáo dân đứng trước lối vào khu đất khoảng hơn gần 2 giờ đồng hồ sau đó ra về. Đi qua khu vực vừn hoa – khu đất của Giáo xứ mà chính quyền định phân lô bán nhưng sau đó phải làm vườn hoa, bà con thấy người ta nắp rạp tổ chức đám cưới trên khu vược này, một người nói: Không thể phân lô bán được, phải làm vườn hoa, nhưng chúng lại biến vườn hoa thành khu vực cưới hỏi. Bà con nói với nhau, bao lâu chính quyền chưa trả lại đất cho Giáo xứ thì sẽ tiếp tục xuống đường để cho mọi người biết cách hành xử như kẻ cướp của nhà cầm quyền.

Cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, Chính xứ Giáo xứ Thái Hà kiêm Phó bề trên Tu viện DCCT Hà Nội cho biết, mặc dù Giáo xứ và Nhà Dòng đã lên tiếng, đã gửi đơn kiến nghị khẩn cấp yêu cầu dừng ngay việc thi công trái phép trên mảnh đất Hồ Ba Giang nhưng họ vẫn tiếp tục thi công ngày đêm. Họ đã không tôn trọng chúng tôi và tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của bà con giáo dân.

Trong thánh lễ kết thúc Tháng Hoa kính Đức Mẹ tối nay vào lúc 19 giờ và thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và hòa bình vào lúc 20 giờ Chúa Nhật ngày mai, Giáo xứ Thái Hà và Tu Viện sẽ cầu nguyện cách đặc biệt cho nhà cầm quyền biết tôn trọng và trả lại mảnh đất tại khu vực Hồ Ba Giang cho Giáo xứ để sử dụng vào mục đích tôn giáo.

JPEG - 52.8 kb

JPEG - 46 kb
Viên an ninh đọc “Quyết định quy hoạch liên quan đến khu đất Hồ Ba Giang”.

JPEG - 44.3 kb
Viên an ninh (người đứng ngoài cùng, phía trái) chỉ đạo: đọc tiếp, đọc tiếp khi người kia chỉ đọc được một đoạn thì ngừng và tỏ ra mệt mỏi

JPEG - 61.7 kb

VRNs tại Hà Nội

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?