Giáo sư Đại Học Stanford đệ đơn cho 17 thanh niên Công giáo trước LHQ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giáo sư Allen Weiner thuộc Trường Luật Đại Học Stanford đã đứng đơn đệ nạp với Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện thay cho 17 nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam.

STANFORD, California, ngày 25 tháng 7, 2012 – Gs. Allen Weiner, Đồng Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford, hôm nay đã đệ đơn đến Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại Genève đặt vấn đề về việc bắt giam phi pháp và tiếp tục giam giữ 17 nhà hoạt động xã hội và chính trị Việt Nam. Bản văn thỉnh cầu Ủy Ban UNWGAD đòi nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thả tất cả những người bị giam ngay lập tức để sửa trị ngay những vi phạm nhân quyền trong việc bắt giữ và giam cầm họ một cách tùy tiện.

JPEG - 15.1 kb
Gs. Allen S. Weiner

Theo Gs. Weiner, trong năm qua, tất cả 17 nhà hoạt động đã bị bắt và giam cầm bởi CHXHCNVN vì đã vi phạm một số luật hình sự Việt Nam. Các luật đó ngăn cấm “những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, việc “phá hoại sự đoàn kết quốc gia”, và tham gia “tuyên truyền chống lại Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Những người đệ đơn có liên kết với Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. 11 người trong số này bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một đảng đấu tranh cho dân chủ. Những người bị giam đã chịu đựng nhiều loại vi phạm nhân quyền, bao gồm cả những vi phạm các quyền căn bản của họ về tự do ngôn luận, hội họp và lập hội.

UNGWAD là cơ quan trách nhiệm việc tra xét những vụ bắt giữ tùy tiện, [nên] bản thỉnh cầu này muốn nhấn mạnh rằng việc bắt giữ và giam cầm những người đệ đơn đã vi phạm quyền được hưởng tiến trình tố tụng đúng đáng và xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) và những văn bản luật pháp quốc tế khác. Những vi phạm luật pháp quốc tế này bao gồm việc bắt giữ mà không có lệnh, việc giam cầm lê thê trước giai đoạn xét xử mà không lập cáo trạng, vi phạm luật bản xứ về thời hạn tạm giam, cũng như rất ít hoặc không được tiếp xúc với luật sư và thân nhân trong suốt quá trình bị tạm giam, và những điểm khác nữa.

“Theo cùng chiều hướng gia tăng chà đạp nhân quyền của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 17 người đứng đơn thỉnh cầu này đã bị bắt giữ tùy tiện mà không có một chút lý do chính đáng nào cả. Họ bị cho là vi phạm những điều luật của Việt Nam mà nhà nước dùng để cấm đoán các quyền tự do căn bản về ngôn luận, tụ họp và lập hội,” ông Allen Weiner, giáo sư Đại Học Luật Standford và luật sư cho những người đứng đơn thỉnh cầu, cho biết như thế. “Tệ hơn nữa, sau khi bị bắt giữ, họ bị biệt giam nhiều tháng trời và một số bị kết án mà không có luật sư bảo vệ. Ngay trong lúc tôi đang nói đây, thì hầu hết những người đệ đơn đang mòn mỏi trong tù, không được liên lạc với bên ngoài và cũng chẳng biết tại sao bị bắt giữ và giam cầm.”

Theo Gs. Weiner, có thể thấy được lý do những người đệ đơn bị bắt giữ và giam cầm là vì họ tham gia vào các hoạt động trên mạng và ngoài đời để đòi hỏi nhà nưóc phải có hành động trong nhiều lãnh vực nhân quyền và các vấn nạn công bằng xã hội, bao gồm cả những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai và tham nhũng. Trong xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới, các nhà nước như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang dùng hệ thống luật pháp của họ để bóp nghẹt những hình thức đối kháng và thách đố lại những trói buộc phi pháp của nhà nước và các hành vi chà đạp nhân quyền. Bản thỉnh cầu này được đệ nạp trước Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Việc Bắt Giữ Tùy Tiện là một bước để vạch trần thủ thuật đáng báo động đó.

Những người đệ đơn gồm có: Ông Đặng Xuân Diệu, Ông Hồ Đức Hòa, Ông Nguyễn Văn Oai, Ông Chu Mạnh Sơn, Ông Đậu Văn Dương, Ông Trần Hữu Đức, Ông Lê Văn Sơn, Ông Nông Hùng Anh, Ông Nguyễn Văn Duyệt, Ông Nguyễn Xuân Anh, Ông Hồ Văn Oanh, Ông Thái Văn Dung, Ông Trần Minh Nhật, Bà Tạ Phong Tần, Ông Trần Vũ Anh Bình, Ông Nguyễn Đình Chương, và Ông Hoàng Phong. Theo luật lệ của UNWGAD, nếu bản thỉnh nguyện được chấp thuận bởi Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện, thì Nhà Nước CHXHCNN sẽ có cơ hội hồi đáp trước khi UNWGAD ra quyết định về sự việc, trong đó có thể bao gồm những đề nghị cải thiện gởi CHXHCNVN về trường hợp của những người đệ đơn.

“Tôi chân thành cảm tạ sự trợ giúp quý báo của cơ quan NGO Destination Justice chuyên tranh đấu cho nhân quyền và pháp quyền, trong việc chuẩn bị thư thỉnh cầu này, mà tất cả chúng ta hy vọng sẽ thuyết phục được Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thả ngay những người đệ đơn”, ông Weiner cho biết.

Toàn văn Bản Thỉnh Cầu được đăng tại: http://blogs.law.stanford.edu/newsfeed/files/2012/07/UNWGAD

Về ông Allen S. Weiner

Ông Allen S. Weiner là giáo sư dạy luật, giám đốc của Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford và là đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm Phán Quốc Tế của Đại Học Stanford. Ông là một học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn trong nhiều lãnh vực như luật an ninh quốc gia và quốc tế, luật chiến tranh, giải quyết xung đột quốc tế, và luật tội phạm quốc tế (kể cả công lý chuyển tiếp). Lãnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào luật pháp quốc tế và đối sách cho mối đe dọa an ninh đương thời của khủng bố quốc tế và sự bành trướng của vũ khí sát hại hàng loạt. Ông còn khảo sát về mối liên hệ giữa luật pháp quốc tế và việc viện dẫn “quyền lực thời chiến” của Hoa Kỳ để đối phó với khủng bố. Trong lãnh vực giải quyết xung đột quốc tế, công trình nghiên cứu đa ngành của ông phân tích những rào cản cho việc giải quyết xung đột bạo động chính trị. Công trình nghiên cứu của ông Weiner chứa đựng nhiều kinh nghiệm thâm sâu; ông hành nghề luật quốc tế cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế, và đại diện cho Hoa Kỳ trong các vụ thưa kiện trước Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế cho quốc gia Nam Tư cũ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế, và Tòa Đòi Tài Sản Iran-Hoa Kỳ. Trước khi giảng dạy tại Đại Học Luật Stanford năm 2003, ông là luật sư cho Sứ Quán Hoa Kỳ tại [tòa án quốc tế] The Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông từng là phụ tá cho Chánh Án John Steadman của Tòa Phúc Thẩm Washington DC.

Nguồn: http://blogs.law.stanford.edu/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.