Giáo viên, đừng trở thành người đòi nợ thuê

Học sinh chăm chú nghe bài giảng của cô giáo. Ảnh: Luật Việt Nam
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong điều lệ trường học, không có bất cứ điều khoản nào quy định giáo viên phải thực hiện các công việc liên quan đến tài chính giữa nhà trường và học sinh, tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên đang trở thành những kẻ đòi nợ thuê cho hiệu trưởng.

Hỏi thì giáo viên trả lời rằng, “chỉ là thu hộ, không được gì.” Mỗi nhà trường đều có tổ Văn phòng, trong tổ đó có bộ phận tài vụ (kế toán, thủ quỹ), nhưng tại sao giáo viên vẫn suốt ngày lên lớp nã tiền học sinh?

Giáo viên đòi tiền, thu tiền là làm sai chức năng và nhiệm vụ. Không chỉ thế, còn gây ra những hậu quả tồi tệ trong giáo dục: Phá vỡ mối quan hệ vô tư, lành mạnh giữa thầy cô và học sinh; gây ức chế tâm lý, gây hiểu lầm, làm mất đi tư cách của người thầy. Nếu đi xa hơn, hành vi thu tiền này của giáo viên còn có biểu hiện của việc thao túng tâm lý học trò, dùng tiền bạc để gây sức ép, làm ảnh hưởng nghiêm trọng lên tâm lý trẻ em.

Hiệu trưởng đã sai khi giao việc thu tiền cho giáo viên; nhưng giáo viên cũng không biết đâu là đúng đâu là sai, cứ nhắm mắt làm theo, sai chồng sai, sai tiếp tay cho sai.

Sứ mạng của thầy cô là giáo dục. Không phải là thu tiền. Không bao giờ được nói chuyện tiền bạc với học sinh chứ đừng bảo rằng thu. Nghĩa vụ tài chính của học sinh phải được nhà trường thông báo đến người giám hộ (phụ huynh), phụ huynh sẽ nộp cho bộ phận tài vụ. Trường học hãy chấm dứt ngay hành vi thô lậu, phá hoại và phản giáo dục khi mỗi ngày lên lớp là đòi tiền.

“4.0”. Nhưng vì sao đến một cái danh mục tiền phải nộp mà nhà trường cũng không chuyển đến phụ huynh được, dù đã ngồi họp nguyên buổi? Vì “nhạy cảm.” Hay chưa. Nhà trường nói nộp tiền nhưng chỉ ghi “tổng” lên bảng, yêu cầu các khoản chi tiết thì nói “nhạy cảm.” Nhà trường đang làm cái gì vậy? Phụ huynh phải mua sổ liên lạc điện tử nhưng muốn trao đổi gì với nhà trường cũng không được, nhắn qua điện thoại, Zalo thì im lìm. Rốt cuộc không phải là nhà trường không liên hệ được với phụ huynh mà chỉ là không muốn liên hệ. Nắm đầu học sinh dễ gây sức ép hơn. Giáo dục ai và giáo dục cái gì với một lối mờ ám, thủ thuật, tiểu xảo và phản nhân văn như vậy?

Giáo viên, xin hãy tự tôn. Đừng vì thiếu hiểu biết hay hèn nhát mà tự đẩy mình vào hoàn cảnh ô nhục. Hãy mạnh dạn trả về cho hiệu trưởng những việc nhếch nhác, bậy bạ kia, và toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giáo dục thiêng liêng.

Giáo viên, các vị “không được gì cả,” chúng tôi biết, nhưng các vị vẫn rất đáng trách và đáng bị coi thường vì đến những hiểu biết sơ đẳng và thái độ chính trực tối thiểu mà các vị cũng không có được, vậy chúng tôi phải tôn trọng các vị bằng cách nào đây?

P/S: Với tư cách phụ huynh, thay vì chỉ xì xào trên Facebook, các vị ở đây hãy yêu cầu nhà trường chấm dứt ngay việc lên lớp đòi tiền con em mình.

FB Thái Hạo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.