Giáo xứ Phú Yên biểu tình hưởng ứng ngày môi trường của Đức Thánh Cha

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(01.09.2016) – Vào khoảng 7giờ 30 sáng ngày 01.09.2016, khoảng 1000 người dân giáo xứ Phú Yên đã xuống đường tuần hành hưởng ứng ngày “thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc môi sinh” theo lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô và cách riêng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giám mục giáo phận Vinh.

“Formosa: cút! Cút! Cút!” là đối tượng mà người dân đang đòi trục xuất khỏi Việt Nam bởi vì “Formosa – con đường diệt vong” của người dân nước Việt.

Ngoài các băng rôn đòi khởi tố và tống cổ Formosa vĩnh viễn cút khỏi Việt Nam, người dân còn yêu cầu “VTV xin lỗi công khai Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp”.

Công an chìm đã liên tục liệng đi liệng lại trên đoạn đường 4km để kiểm soát và theo dõi mọi diễn tiến các hoạt động biểu tình ôn hòa, tuy nhiên đã không xảy ra đụng độ.

Trên các đoạn đường của giáo xứ căng nhiều băng rôn lớn băng ngang qua đường như: Lương – Giáo đồng lòng bảo vệ môi trường”, “đất nước Việt Nam không có chỗ cho Formosa” …

Đặc biệt, hai tấm bảng biểu ngữ lớn hơn 7m đã trích dẫn lại lời nhắc nhở của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp: “Hãy can đảm thực hiện quyền công dân được hiến pháp Việt Nam và quốc tế quy định, thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong sự điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường, và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”

Bên cạnh đó, lời nhắn nhủ của vị chủ chăn giáo phận Vinh trong lá Thư Chung nhấn mạnh rằng: “vào thời điểm đất nước lâm nguy, biển đông bị ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con”.

Cha An tôn Đặng Hữu Nam đã chia sẻ trong thánh lễ và sau khi mọi người biểu tình rằng: “Dân Việt đang trên con đường diệt vong khi chấp nhận để những kẻ phá hoại cai trị đất nước”.

Các cuộc biểu tình của giáo xứ Phú Yên luôn diễn ra ôn hòa và trật tự. Đây như là kết quả của quá trình rèn luyện và đào tạo tâm linh.

Từ trẻ em tới người già đều háo hức và luôn thể hiện tinh thần hòa bình khi lên án bất công, chống bạo quyền cũng như hiệp thông với những nạn nhân của “thảm họa thủy triều đỏ”.

Cũng cần nói thêm, trước ngày diễn ra cuộc biểu tình đã có hiện tượng rải truyền đơn chống cha Antôn Đặng Hữu Nam và gây chia rẽ giữa lương giáo, và con chiên với chủ chăn và triệt đường sinh sống của người dân.

Cha Đặng Hữu Nam đã vạch rõ những trò bỉ ổi đó trong cuộc biểu tình sáng nay và những cuộc biểu tình này là minh chứng rằng các trò hèn kế bẩn đó đã thất bại.

Pv.GNsP tại Vinh

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.