Giới Lãnh Đạo CSVN Nhắm Vào Việc Kềm Giữ Sự Bất Mãn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

James Hookway, The Wall Street Journal, 03/6/08.
Khánh Ðăng lược dịch

JPEG - 7.3 kb

Trong lúc Việt Nam đang vật lộn để chế ngự nạn lạm phát đang gia tăng và tình trạng bãi công đang lan rộng trong các ngành sản xuất chế tạo trên khắp cả nước, thì giới lãnh đạo cộng sản lại có vẻ như đang ra tay để bóp nghẹt vài biểu hiện về bất đồng quan điểm vừa nhú đầu dậy dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Các nhà phân tích chính trị theo dõi chặt chẽ tình hình Việt Nam đã ghi nhận có nhiều dấu hiệu về các thành phần bảo thủ cứng rắn trong Bộ chính trị — lo lắng về các nỗ lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm mở rộng xã hội Việt Nam – đang dùng cuộc khủng hoảng lạm phát để hạn chế việc phê bình chính phủ. Cùng với nhiều vấn đề khác, các nhà phân tích đã đề cập thẳng đến vụ bắt giữ hồi tháng trước hai nhà báo, là những người đã điều tra các vụ tố giác tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ nhà nước

Một biện pháp cứng rắn tương tự đối với các thành phần bất đồng chính kiến đã xảy ra cách đây 10 năm trong thời kỳ khủng hoảng tài chánh Á Châu năm 1997-98, khi giới lãnh đạo CSVN lo ngại rằng sự xụp đổ của các chính phủ ở Thái Lan và Nam Dương có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.

“Sau một thời gian mở cửa, các lãnh tụ Việt Nam hiện đang cho thấy họ có thể bảo thủ như thế nào”, theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam tại Học viện quốc phòng Úc Ðại Lợi ở Canberra, người đã tiên đoán hồi đầu năm nay rằng lạm phát gia tăng có thể làm cho căng thẳng chính trị dâng cao trong quốc gia bị kiểm soát chặt chẽ này. Vào tháng Năm, lạm phát đã lên đến mức hàng năm 25.25% cao nhất trong 13 năm.

JPEG - 14.1 kb

Nhưng trong lúc giới lãnh đạo Việt Nam có thể đang siết chặt việc kiểm soát báo chí, thì không có nhiều cơ hội cho họ để giảm bớt một loạt những cải tổ, vốn đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng với một mức trung bình ở 7.5% một năm, từ năm 2000 đến 2007 –mặc dù ông Dũng đã cho hạ thấp mục tiêu tăng trưởng cho năm nay xuống còn 7% từ mức 8.5%, để chú tâm tốt hơn vào việc chế ngự nạn lạm phát.

“Tôi nghĩ rằng thực tế thì Viêt Nam bây giờ đang là một thành viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, và như thế thì đã quyết tâm mở rộng thêm nền kinh tế, điều này có nghĩa là cả nước sẽ tiếp tục cùng đi về một hướng chung”, một nhà kinh tế ở Việt Nam yêu cầu dấu tên cho biết.

Cũng giống như trường hợp của Trung Quốc khi họ vừa mới mở rộng kinh tế, các nhà phân tích chính trị đã hoài nghi rằng ÐCSVN có thể sẽ cố gắng siết chặt kiểm soát chính trị ngay cả khi kinh tế được cởi mở.

Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy một số đồng chí của ông Dũng có đầu óc bảo thủ hơn –vài người trong họ đứng về cùng phe với Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh– đã vận dụng quyền lực của mình hồi tháng trước khi công an bắt giữ hai phóng viên nhà báo là những người đã vạch trần một trong những vụ tham nhũng nổi tiếng nhất Việt Nam vào năm 2005.

Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên đã bị bắt vào ngày 13/5, là hai người đã đóng một vai trò nổi bật trong việc tường thuật rất chi tiết vụ xì-căng-đan tham nhũng hàng triệu đô la ở Bộ giao thông vận tải, mà các cán bộ nhà nước bị cáo giác là đã hút bớt ngân quỹ do Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản cung cấp để chơi cá độ túc cầu Âu Châu và trả tiền cho gái mãi dâm.

JPEG - 8.3 kb

Chính phủ của ông Dũng đã nắm lấy vụ xì-căng-đan để chứng minh cho giới đầu tư nước ngoài thấy rằng Việt Nam đang quyết tâm diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng, vốn đã làm tiêu tan uy tín của Viêt Nam như một trong những trung tâm đầu tư lớn kế tiếp của Á Châu.

Chín người đã bị kết án vì sự dính dáng của họ đến vụ tham nhũng tai tiếng, nhưng vào tháng Ba vừa qua các tiến triển có vẻ chậm chạp lại khi công an hủy bỏ các tội danh cáo buộc đối với viên cán bộ nhà nước có chức vụ cao nhất trong vụ xì-căng-đan là thứ trưởng giao thông Nguyễn Việt Tiến.

Rồi vào ngày 12/5, công an bắt giữ hai ông Chiến và Hải vì bị cho là đã đăng tải “những thông tin sai lạc” và “lạm dụng quyền lực”, khiến gây ra một cơn bão ngắn trong nước. Tờ Thanh Niên đã tường thuật lại lời của ông Chiến nói chỉ một lúc trước khi ông bị bắt rằng, “Tội duy nhất của tôi là đã tích cực đấu tranh chống tham nhũng”. Tờ báo này cũng cho đăng tải một bài bình luận nói rằng nên “Trả tự do cho các nhà báo trung thực”.

Từ đó, việc tường thuật trường hợp (bắt giữ hai nhà báo) này đã biến mất trên truyền thông báo chí quốc doanh bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam

Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan tâm của họ về số mệnh của hai nhà báo trên. “Các ký giả cần được phép tường thuật, viết bài và đăng tin mà không phải bận tâm về sự an toàn, hay lo ngại sẽ bị bắt giữ mỗi khi họ viết về một vấn đề nhạy cảm”, ông David Kramer, phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động phát biểu sau một cuộc họp thường niên về đối thoại nhân quyền với Hà Nội vào ngày 30/5.

Các nhà quan sát như giáo sư Thayer cho rằng vụ bắt giữ đã cho thấy một sự giật lùi đối với việc mở rộng chính trị một cách phải chăng do ông Dũng đưa ra. Từ khi trở thành Thủ tướng hồi năm 2006, ông Dũng đã làm lu mờ các tay lãnh đạo chóp bu khác như tổng bí thư đảng Nông Ðức Mạnh và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Ông Dũng luôn duy trì một vai trò nổi bật trong giới báo chí Việt Nam, khai trương cầu cống trường học cũng như thường xuyên được chụp hình quay phim với đại diện của nhiều công ty đa quốc gia đang đổ vào Việt Nam trong vài năm qua để thoát ra khỏi tình trạng chi phí sản xuất đang gia tăng ở Trung Quốc và các quốc gia khác. Thậm chí ông Dũng còn ngồi nguyên cả một ngày để trả lời các câu hỏi bằng điện thư (email) từ dân chúng, và một cách rất hiệu quả, đã dùng báo chí quốc doanh để nhổ tận gốc các trường hợp tham nhũng.

Nhưng với lạm phát gia tăng và mọi người đổ về các thành phố và khu kỹ nghệ để đáp ứng với sự tăng trưởng kinh tế dồn dập bây giờ phải vật vã để kiếm cho đủ sống, thì lại có thêm các đảng viên bảo thủ trong bộ chính trị muốn chứng tỏ quyền lực của họ. Ðặc biệt là bộ chính trị dường như rất quan tâm về một làn sóng bãi công hiện đang gây nhiều tai hại cho các ngành công nghiệp trong cả nước vì công nhân đòi hỏi mức lương bổng cao hơn để bắt kịp với đà gia tăng của gía cả.

JPEG - 11.4 kb
Công nhân đình công đòi tăng lương.

Trong ba tháng đầu năm nay, đã có khoảng 300 vụ đình công –nhiều gấp 3 lần trong cùng thời gian của năm 2007 –khiến cho tư thế của ông Dũng kém thoải mái hơn trước đây, mặc dù các cuộc đình công không mang một dấu hiệu phảng phất nào là công khai chống chính phủ.

Vài nhà kinh tế Viêt Nam cố vấn cho chính phủ đã kín đáo đổ thừa cho ông Dũng là không đáp ứng nhanh chóng trong việc xử lý khi nạn lạm phát vừa có dấu hiệu bắt đầu hồi năm ngoái. Các cán bộ nhà nước cao cấp khác, trong đó có cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã lèo lái Việt Nam qua nhiều cải tổ kinh tế trong thập niên 1990s, than phiền rằng ông Dũng hình như chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng các công ty quốc doanh để biến thành các tập đoàn vốn thường chi phối nền kinh tế Nam Hàn trước khi các khoản nợ nần lung tung đẩy quốc gia đó vào cuộc khủng hoảng trong thập niên 1990s.

Theo giáo sư Carl Thayer thì, “Ðiều hành nền kinh tế đúng ra là sở trường của ông Dũng. Nhưng bây giờ ông ấy cho thấy rằng ông ta không thể không mắc phải sai lầm”.

****

Vietnam’s Leaders Aim to Keep Lid on Dissent
By JAMES HOOKWAY
June 3, 2008

With Vietnam struggling to contain rising inflation and labor strikes spreading across the country’s manufacturing sector, its Communist leaders appear to be moving to smother the few signs of dissent which sprouted under Prime Minister Nguyen Tan Dung. Political analysts who follow Vietnamese affairs closely see indications that hard-line conservatives within the ruling politburo — nervous about Mr. Dung’s efforts to open up Vietnamese society — are using the country’s inflation crisis to limit criticism of the government. Among other things, these analysts point to last month’s arrest of two Vietnamese journalists who investigated corruption allegations against government officials.

A similar hard-line approach against political dissent came ten years ago during Asia’s 1997-98 financial crisis, when Vietnam’s leaders worried that the fall of governments in Thailand and Indonesia might affect the country.

“After a period of opening up, Vietnam’s leaders are now showing how conservative they can be,” says Carlyle Thayer, a professor and Vietnam expert at the Australian Defence Force Academy in Canberra, who earlier this year predicted that rising inflation could heighten political tensions in the tightly controlled country. In May, inflation reached a 13- year high of 25.2% year-to-year.

But while Vietnam’s leaders may be tightening control of the media, there is less room for them to roll back a series of economic reforms which enabled to Vietnam’s economy to grow by an average of 7.5% a year from 2000 to 2007 – although Mr. Dung has lowered his growth target for this year to 7% from 8.5% to better focus on taming inflation.

“I think the fact that Vietnam is now a member of the World Trade Organization, and as such has committed to open its economy further, means the country will keep moving in the same general direction,” said a Vietnam-based economist who asked not to be identified.

As was the case in China’s early economic opening, political analysts suspect that Vietnam’s Communist Party could try to tighten its political control even as the economy liberalizes.

The clearest indication that some of Mr. Dung’s more conservative colleagues – some of whom align themselves with Communist Party secretary-general Nong Duc Manh — are re-exerting their authority came last month when police arrested two newspaper reporters who exposed one of Vietnam’s most celebrated corruption cases in 2005.

Nguyen Van Hai of Tuoi Tre (Youth) newspaper and Nguyen Viet Chien of Thanh Nien (Young People), who were arrested on May 13, played a prominent role in reporting the details of multi-billion dollar graft scandal at the Ministry of Transport in which government officials allegedly siphoned off funds provided by the World Bank and Japan to gamble on European soccer matches and pay for prostitutes.

Mr. Dung’s government seized on the scandal to demonstrate to foreign investors that Vietnam was willing to root at the corruption that was tarnishing its reputation as one of Asia’s next big investment hubs. In February, Communist Party chief Nong Duc Manh praised Vietnam’s press for uncovering graft.

Nine people have been convicted for their roles in the scandal, but in March progress appeared to slow when police dropped charges against the highest-ranking official implicated in the scandal, deputy transport minister Nguyen Viet Tien.

Then, on May 12, police arrested Mr. Chien and Mr. Hai for allegedly publishing “false information” and “abusing their power”, creating a brief storm of protest in the country. Thanh Nien reported Mr. Chien as saying “My only crime was to actively fight against corruption” shortly before his arrest. The newspaper also ran an editorial saying “Free the honest journalists.”

Since then, coverage of the case has vanished from Vietnam’s tightly controlled state media.

The U.S. has expressed its concern about the fate of the two reporters. “Journalists need to be able to report, write and broadcast without concern for their safety and without concern for their being arrested every time they report on a sensitive matter,” David Kramer, assistant secretary of state for democracy, human rights and labor, said on May 30.

Observers such as Mr. Thayer say the arrests point to a backlash against the modest political opening introduced by Mr. Dung, 58 years old. Since he became prime minister in 2006, Mr. Dung has overshadowed Vietnam’s other top leaders, party chief Mr. Manh and President Nguyen Minh Triet.

Mr. Dung has maintained a high profile in the local media in Vietnam, opening bridges and schools and frequently being filmed with representatives of the many multinational companies which have flocked to Vietnam in the last few years to escape rising costs in China and other countries. Mr. Dung even sat for a day answering emailed questions from ordinary Vietnamese and, tellingly, used Vietnam’s state-controlled media to root out corruption cases.

But with inflation rising and many of the people who have flocked to its cities and industrial parks to fuel its rapid economic growth now struggling to make ends meet, more conservative members of the politburo seem to be reasserting their authority. In particular, the politburo appears concerned about a wave of strikes now plaguing the country’s industrial sector as workers seek higher wages to keep pace with rising prices.

In the first quarter of the year, there were around 300 strikes – three times as many as in the same period in 2007 – making Mr. Dung’s position less comfortable than it was, although there is no sign of the strikes taking an overtly antigovernment flavor.

Some Vietnamese economists who advise the government privately blame Mr. Dung for failing to quickly tackle inflation when it showed signs of racing ahead last year. Other top officials, including former Prime Minister Vo Van Kiet, who steered Vietnam through many economic reforms in the 1990s, complain that Mr. Dung appears more interested in building Vietnam’s state-owned enterprises into the kind of conglomerates which used to dominate South Korea before their unwieldy debts plunged that country into crisis in the 1990s.

“Running the economy was supposed to be Mr. Dung’s forte,” Mr. Thayer says. “Now he has shown he is not infallible.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.