Giới Thẩm Quyền Mỹ Cho Biết: Việt Nam Bắt Giữ Bốn Công Dân Mỹ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 3 kb

Hà Nội (AFP) – Việt Nam đang giam giữ bốn công dân Hoa Kỳ, giới thẩm quyền Mỹ xác nhận vào thứ Ba, hàng giờ sau khi có được, với tư cách quyền lãnh sự, cuộc thăm viếng đầu tiên hai nhân tố trong số các người bị bắt, cả hai đều là các nhà đấu tranh cho dân chủ gốc Việt Nam.

Vào ngày 17 tháng 11, công an thành phố Sài Gòn (HCM) bắt sáu nhà hoạt động chính trị, kể cả hai đảng viên người Mỹ gốc Việt của đảng Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng) có trụ sở tại California. Đảng này không được phép hoạt động trong chính thể cộng sản độc đảng này ở Đông Nam Á.

Sau này, cái chính thể độc quyền kiểm soát truyền thông này đã tuyên bố là có thêm hai người Mỹ gốc Việt nữa đã trang bị súng cá nhân và đạn dược, bị bắt tại phi trường thành phố vào ngày 23 tháng 11, trong các bản báo cáo họ [nhà cầm quyền] đã quy cho tất cả những người bị bắt cái nhãn hiệu “khủng bố”.

JPEG - 7.1 kb
Ông Stephen Mull, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Nhân viên Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết họ có thể thăm viếng hai người bị bắt đầu tiên vào ngày thứ Ba. Đó là ông Nguyễn Quốc Quân và một công dân Mỹ nữa chưa được cho biết danh tánh (vì vấn đề riêng tư). Hai người này đang bị giam giữ tại các tỉnh miền Nam.

Toà lãnh sự Hoa Kỳ cũng được biết về hai công dân Mỹ khác [ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh] đang bị giam giữ, phát ngôn nhân tòa Lãnh Sự cho hay họ chưa được thông báo chính thức về sự bắt giam và tội danh cáo buộc lên hai người này từ phía chính quyền Việt Nam.

Gần đây, đảng Việt Tân đã xác nhận ông Nguyễn Quốc Quân, một nhà toán học, là một trong những đảng viên của họ, và nói rằng ông bị bắt cùng với ông Trương Văn Ba, một chủ nhà hàng tại Hawaii và cũng là một đồng sự hoạt động dân chủ, cùng bốn người khác trong cuộc bố ráp, vào ngày 17 tháng 11 vừa qua.

Đảng Việt Tân đã phủ nhận mọi liên hệ đến hai vợ chồng bị bắt, ngày 23 tháng 11, mà báo chí nêu tên là Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thinh – và Việt Tân đã nhấn mạnh là họ chỉ hỗ trợ những thay đổi dân chủ một cách bất bạo động.

Trong lúc công du tại Hà Nội vào ngày thứ Ba vừa qua, viên chức ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ, ông Stephen Mull, tuyên bố là ông chưa bao giờ biết là Việt Tân có liên quan đến khủng bố, và nói rằng ông đang cố gắng thu thập dữ kiện cho mọi trường hợp.

Ông nói “Chúng tôi hy vọng là họ không bị buộc tội khủng bố khi chỉ đơn thuần bầy tỏ ý kiến một cách bất bạo động.” Ông là phụ tá bộ trưởng bộ Ngoại Giao, văn phòng Chính Trị – Quân Sự.

Cũng bị bắt trong ngày 17 tháng 11 là bà Nguyễn Thi Thanh Vân (người Pháp), ông Somsak Khunmi (người Thái Lan), và hai công dân Việt Nam.

Một nhà ngoại giao Pháp tại Paris nói rằng họ đã đươc cho phép thăm viếng bà Vân , cũng là một đảng viên Việt Tân, vào thứ Sáu vừa qua nhưng từ chối không đưa ra các tin tức nào khác.

Nhiều cơ quan truyền thông thuộc chính quyền đã buộc tội Việt Tân là một tổ chức “phản động và khủng bố” với mưu đồ lật đổ chính quyền cộng sản và ám sát các lãnh đạo cao cấp của chính phủ.

Đảng Việt Tân thì buộc tội [nhà cầm quyền] Việt Nam, khi bắt giam các nhà đấu tranh bất bạo động đã phải “bịa đặt một mối liên quan với hai cá nhân, người bị áp đặt đem vũ khí cá nhân vào Việt Nam, để vu cáo Việt Tân là một tổ chức khủng bố.”

****

Vietnam holding four American citizens: US officials

HANOI (AFP) — Vietnam is holding four US citizens, American officials confirmed Tuesday, hours after gaining their first consular access to two of the detainees, both Vietnamese-born pro-democracy activists.

Police in Ho Chi Minh City on November 17 arrested six political activists, including two US members of the California-based Viet Tan, or Vietnam Reform Party, which is banned in the Asian communist one-party state.

State-controlled media later said two more Vietnamese-Americans, reportedly carrying a handgun and bullets, were arrested at the city’s airport on November 23, in reports that collectively labelled all the detainees “terrorists.”

US officials in Hanoi said they were able to visit Tuesday the first two arrested, Nguyen Quoc Quan and a second American, who could not yet be identified because of privacy rules, in custody in the southern city.

The US embassy was also aware of the two other American citizens being held, but had not yet been officially informed of their arrests or the charges against them by the Vietnamese side, an embassy spokeswoman said.

The Viet Tan party has previously identified Quan, a mathematician, as one of its members, and said he was arrested along with Truong Van Ba, a Hawaii restaurant owner and fellow activist, and four others in the November 17 raid.

The US-based group denies any links with the couple arrested on November 23 — named in newspaper reports here as Le Van Phan and Nguyen Thi Thinh — and stressed that it only supports peaceful political change.

Senior US diplomat Stephen Mull, speaking during a Hanoi visit Tuesday, said he was not aware that Viet Tan had any terrorist links, and said the US side was still trying to gain information on all the cases.

“We do hope that people are not charged with terrorism just for expressing their opinions peacefully,” added Mull, acting assistant secretary in the State Department’s Bureau of Political-Military Affairs.

Also arrested on November 17 were Frenchwoman Nguyen Thi Thanh Van, Thai citizen Somsak Khunmi and two Vietnamese nationals.

A French diplomat in Paris said its mission had been allowed to visit Van, also a Viet Tan member, last Friday but declined to give more information.

Various state media reports in Vietnam have accused Viet Tan of being a “reactionary and terrorist” group plotting to overthrow the communist government and assassinate senior state leaders.

The US-based group has charged that Vietnam, having arrested peaceful activists, “had to fabricate a link with two individuals who allegedly smuggled a firearm into Vietnam in order to paint Viet Tan as a terrorist organisation.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.