Gỗ của Nga lách lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua Việt Nam

Cơ quan Điều Tra Môi Trường (EIA), một nhóm giám sát phi lợi nhuận có trụ sở tại Anh, phát hiện ra rằng hầu hết các sản phẩm gỗ bạch dương hiện đang được xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Nga.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một báo cáo mới cho biết gỗ bạch dương của Nga đã tiếp tục được chuyển đến tay người tiêu dùng Mỹ, sau khi được ngụy trang thành các sản phẩm Châu Á, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.

Cơ quan Điều Tra Môi Trường (EIA), một nhóm giám sát phi lợi nhuận có trụ sở tại Anh, phát hiện ra rằng hầu hết các sản phẩm gỗ bạch dương hiện đang được xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Nga. Theo số liệu của hải quan Việt Nam, khoảng 40.000 mét khối gỗ bạch dương được vận chuyển hàng tháng từ Nga và Trung Quốc vào Việt Nam, nơi chúng được lắp ráp thành đồ nội thất và ván ép. Và những chiếc ghế và khung giường này sẽ được bày bán trên kệ của các nhà bán lẻ lớn của Mỹ.

Các nhà điều tra của EIA đã nói chuyện với 5 công ty Trung Quốc, chiếm 60% tổng lượng xuất khẩu ván gỗ bạch dương của Trung Quốc sang Việt Nam và kết luận rằng hơn 90% gỗ bạch dương của họ có nguồn gốc từ Nga. Một chủ nhà máy gỗ Trung Quốc nói rằng tất cả gỗ bạch dương mà công ty họ sử dụng đều có xuất xứ từ Nga nhưng được đóng gói lại tại Trung Quốc và tái xuất sang Việt Nam với Trung Quốc được liệt kê là nước xuất xứ.

Vào tháng Sáu, cơ quan quản lý rừng liên bang của Nga khẳng định rằng ngành công nghiệp gỗ của nước này không bị ảnh hưởng đáng kể bởi các lệnh trừng phạt nhờ có các “thị trường thân thiện.”

Trong xây dựng, gỗ bạch dương của Nga từ lâu đã được coi là nguồn ván ép tốt nhất, được sử dụng làm sàn, trần và vách ngăn nhà, cũng như cho mục đích trang trí trên các vật dụng như cửa và tủ.

Trước khi Nga xâm lược Ukraine, Mỹ đã nhập khẩu hàng trăm ngàn mét khối ván ép làm từ gỗ bạch dương từ Nga hàng năm. Vào tháng Tư, 2022 chính quyền Biden đã tăng thuế đối với gỗ bạch dương của Nga từ 10% lên 50%. Từ tháng Ba đến tháng Tư, trong khi số lượng gỗ bạch dương nhập khẩu vào Mỹ trực tiếp từ Nga giảm mạnh, thì số lượng nhập khẩu ván ép gỗ bạch dương từ Việt Nam đã tăng 206%.

Sự gia tăng đột ngột xuất khẩu từ Việt Nam vào thời điểm nguồn cung của Nga lao dốc đã thu hút sự chú ý của EIA, trong khi cơ quan này đang theo dõi việc các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam trong những năm gần đây, sau khi thuế chống bán phá giá của Mỹ có hiệu lực đối với ván ép gỗ cứng của Trung Quốc vào năm 2017. Từ lâu, các nhà máy Trung Quốc sử dụng một lượng lớn gỗ của Nga, đặc biệt là gỗ bạch dương để làm ván ép xuất khẩu.

Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam, một tổ chức thương mại phi chính phủ tại Việt Nam, không trả lời trực tiếp câu hỏi “các nhà sản xuất ván ép Việt Nam nhập gỗ bạch dương từ đâu” mà chỉ nói họ “nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau.”

Việc đóng gói lại các sản phẩm gỗ bạch dương theo như các công ty Trung Quốc mô tả không chỉ vi phạm các quy tắc và luật pháp thương mại của Hoa Kỳ mà còn có thể bị coi là bất hợp pháp theo hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam.

Theo các nhóm vận động, gỗ bạch dương Nga được dán nhãn nguồn gốc nơi khác cũng đã xuất hiện ở các thị trường bên ngoài Hoa Kỳ. Các công ty ở Anh gần đây đã nhận được nhiều lời chào hàng gỗ bạch dương “từ Viễn Đông.”

Vào tháng Ba, Earthsight, một nhóm giám sát khác từ Anh, đã báo cáo rằng một số công ty lâm nghiệp lớn nhất của Nga thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt có quan hệ mật thiết với Tổng Thống Vladimir Putin.

Ông trùm khai thác mỏ Alexei Mordashov, người đã bị Liên Minh Châu Âu đưa vào danh sách đen vào tháng Ba, nắm giữ một phần lớn cổ phần tại công ty Sveza, một trong những nhà xuất khẩu gỗ dán bạch dương lớn nhất của Nga. Trong khi xuất khẩu trực tiếp của Sveza sang Châu Âu đã giảm kể từ đầu năm, các nhà lãnh đạo công ty gần đây đã nói với các phóng viên rằng họ đang tích cực chuyển hướng cung cấp sang Châu Á và Châu Phi.

Gia đình của tỷ phú viễn thông Vladimir Yevtushenkov kiểm soát Sistema, công ty mẹ của Segezha, một công ty khai thác gỗ xuất khẩu sang Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, sau khi bị Anh trừng phạt, Yevtushenkov đã từ bỏ quyền kiểm soát của cổ đông đối với tập đoàn Sistema bằng cách chuyển 10% tài sản cho con trai mình. Nhóm Segezha đã đưa ra một tuyên bố cùng thời điểm nói rằng họ không coi mình bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Anh.

Việt Nam có quan hệ chính trị, quốc phòng và kinh tế chặt chẽ với Nga từ thời Liên Xô. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín, Việt Nam nằm trong số 35 quốc gia bỏ phiếu trắng về quyết định lên án Nga tấn công xâm lược Ukraine.

(Theo The Washington Post)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?