Hà Nội chỉ thị “không ồn ào” khi tàu chiến Trung Quốc tới Ðà Nẵng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.3 kb
Hình: Xinhua

HÀ NỘI (NV) – Ngày 18 Tháng Mười Một 2008 một chiến hạm của Trung Quốc sẽ bắt đầu chuyến thăm viếng cảng Ðà Nẵng kéo dài 4 ngày. Tuy nhiên hệ thống truyền thông CSVN nhận được lệnh từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương là “tuyên truyền chừng mực, không ồn ào”. Ðiểm “nhạy cảm” của vấn đề này là chiến hạm mang tên “Trịnh Hòa”, một thủy sư đô đốc triều Minh.

Trong cuộc tranh cãi chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước, Trung Quốc dùng một số sử liệu kèm bản đồ hải hành nói rằng, khi mở cuộc thám hiểm viễn dương qua nhiều nước Á Châu và sang tới tận Phi Châu, đoàn tàu của Trịnh Hòa đã khám phá ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những chi tiết này được Bắc Kinh sử dụng làm luận cứ để gạt bỏ các tài liệu và lập luận của phía Việt Nam.

Vì dính tới tên Trịnh Hòa, Ban Tuyên Giáo Trung Ương của đảng CSVN chỉ thị cho hệ thống truyền thông trong nước là “không được dùng hai chữ ’Trịnh Hòa’ để nói về chiến hạm nói trên mà phải dùng từ phiên âm hán-anh là Zheng He”.

Từ trước tới nay, hệ thống truyền thông CSVN, kể cả Thông Tấn Xã Việt Nam khi đề cập tới tất cả nhân danh, địa danh Trung Quốc đều phiên âm thành từ Hán-Việt. Nay chỉ thị này yêu cầu tránh né một cái tên có thể tạo sự phẫn nộ nơi những người yêu nước, muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia, khi có chuyến thăm viếng của chiếc chiến hạm mang tên người không biết có thực sự “phát hiện” ra các quần đảo nói trên hay chỉ là điều mà Bắc Kinh sáng tác ra sau này.

Hồi cuối năm ngoái sang đầu năm nay, thanh niên, sinh viên Việt Nam ở Sài Gòn và Hà Nội đã biểu tình nhiều lần phản đối bá quyền Bắc Kinh khi họ cho thành lập thành phố biển cấp huyện lấy tên Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Cái oái oăm là thành phố Tam Sa lại gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam xác nhận chủ quyền với các bằng chứng lịch sử “không thể tranh cãi”.

Chỉ có cuộc biểu tình đầu tiên là được công an CSVN làm lơ cho 2 tiếng đồng hồ. Các cuộc biểu tình sau đều bị đàn áp hoặc giải tán nhanh chóng khi có những người tự tập đầu tiên gần Tòa Ðại Sứ Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc ở Sài Gòn.

Một số người căng biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” trên thềm nhà hát thành phố Sài Gòn hồi Tháng Giêng đã bị bắt giữ, thẩm vấn và phạt tiền vì “gây rối trật tự công cộng”. Nhà báo mạng cá nhân (blogger) Ðiếu Cày tức ký giả tự do Hoàng Hải, một trong những người tích cực nhất trong nhóm người căng biểu ngữ, hiện đang bị án tù 30 tháng với cái vỏ bọc bề ngoài “trốn thuế”.

Tuần dương hạm Trịnh Hòa là một chiếc tàu huấn luyện, có thủy thủ đoàn gồm 411 người. Hiện nó đang cập cảng Bangkok của Thái Lan trong chuyến viếng thăm kéo dài từ ngày 10 đến 14 Tháng Mười Một 2008. Trước đó, nó đã đến cảng Sihanoukville của Cam Bốt và cũng đã ở đây 5 ngày.

Trịnh Hòa (1371-1433), một thủy sư đô đốc người Hồi Giáo được Bắc Kinh đánh bóng rất rầm rộ trong và ngoài nước hồi năm 2005 nhân kỷ niệm 600 năm về 7 chuyến hải hành khám phá thế giới. Bắc Kinh nêu tài liệu nói ông này đã tới hơn 30 nước trong các chuyến hành trình vừa nói, từ 1405 đến 1433, mang đồ gốm sứ, tơ lụa sang tới tận Phi Châu.

Tuần dương hạm Trịnh Hòa bắt đầu hoạt động từ năm 1987, hai năm sau thì Bắc Kinh cho đi thăm viếng Trân Châu Cảng (Pearl harbor) ở Hawaii. Chiến hạm này từng đến thăm viếng nhiều quốc gia Tây phương và đây là lần đầu tiên nó đến Việt Nam.

Liệu thanh niên, sinh viên Việt Nam có biểu tình chống chiến hạm Trịnh Hòa cập cảng Ðà Nẵng hay không? Chưa thấy các người viết báo mạng lên tiếng vì có thể họ chưa được báo động.

Nhưng về phía nhà cầm quyền Hà Nội, ngày 29 Tháng Mười 2008, Thông Tấn Xã Việt Nam khi đưa ra bản tin “Tăng cường hợp tác giữa hai đảng Cộng Sản Việt-Trung” thuật lại lời nói của Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư đảng CSVN, với Chu Vĩnh Khang, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc, khi đến Việt Nam, như thế này: “Ðảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một, luôn hết sức coi trọng, chân thành mong muốn và làm hết sức mình để phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, hữu nghị truyền thống với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”. (T.N.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.