Hà Nội: công an lại dựng cớ trốn thuế để bắt LS Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Bản tin ngày 27/12/2012)

Luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội đã vừa bị công an chận bắt vào lúc 8 giờ sáng nay trong lúc trên đường đưa con gái đến trường học. Ngay sau đó, công an đã thực hiện khám xét nhà và văn phòng của luật sư Quân, tịch thu nhiều vật dụng tài liệu và đưa ông đi nói là tạm giam để điều tra tội “trốn thuế”.

Theo tin từ báo nhà nước chiều nay, trích dẫn lời công an Hà Nội cho biết luật sư Lê Quốc Quân “có hành vi phạm tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ Luật Hình sự”, và họ “đã có đủ chứng cứ kết luận Công ty Giải pháp Việt Nam do Lê Quốc Quân làm giám đốc đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng, hiện bắt tạm giam ông để tiếp tục điều tra.”

Được biết, công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam được thành lập từ năm 2001 chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường. Trong nhiều năm qua công ty đã thu thập rất nhiều thông tin, trong đó có những thông tin mật liên quan tới hoạt động tài chính của nhiều công ty Việt Nam nhằm thực hiện cho việc xếp hạng doanh nghiệp. Những thông tin này nếu được công bố, có thể sẽ gây những rắc rối lớn khiến những lãnh đạo Hà Nội lo ngại.

JPEG - 17.5 kb
Ls. Lê Quốc Quân trong một cuộc gặp mặt tại Hà Nội hồi đầu năm (Từ trái sang phải: các vị S. Whithouse, Nguyễn Văn Đài, J. McCain, Phạm Hồng Sơn, J.Lieberman, Lê Quốc Quân và bà Kelly Ayotte)

Vụ bất ngờ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân sáng nay tiếp nối hàng loạt các vụ sách nhiễu, truy bức, và hành hung của nhà cầm quyền đối với nhà hoạt động dân chủ nhân quyền nổi tiếng này, được rất nhiều người biết tiếng cả trong lẫn ngoài nước.

Là một tín đồ Công giáo và nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ nhân quyền, luật sư Quân đã từng bị nhà cầm quyền bắt giam trong hơn 3 tháng vào năm 2007 với tội danh được gán ghép cho là «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền», nhưng sau đó đã được thả ra vì quốc tế lên tiếng can thiệp.

Trong những năm sau đó, ông tiếp tục bị nhà cầm quyền địa phương trù dập đưa ra đấu tố, và cho cả “côn đồ” hành hung. Vụ mới nhất xảy ra hôm 19-8 vừa qua, luật sư Quân bị một số người lạ mặt mà ông nghi ngờ có sự tiếp tay của công an vô cớ hành hung, gây thương tích cho ông.

Cũng mới hồi đầu tháng 10 năm nay, em trai của luật sư Quân là ông Lê Đình Quản, giám đốc công ty báo cáo tín nhiệm – xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) có trụ sở ở Hà Nội và Sài Gòn, đã bị bắt giam và bị tịch thu tài sản với cùng tội danh ‘trốn thuế’. Hiện tại ông Lê Đình Quản vẫn còn đang bị tạm giam để điều tra về tội ’trốn thuế và làm giả tài liệu’. Tuy nhiên theo luật sư Quân, việc công ty của em trai ông bị nhắm đến tấn công có liên quan tới ông. Ông nghĩ nhà cầm quyền “muốn triệt hạ đường sống” của gia đình ông, vì công ty đó đem lại nguồn thu khá đầy đủ cho gia đình.

Hồi đầu tháng 12 này, ông đã cho biết là gia đình ông bị áp lực rất mạnh. Nhưng những sự việc này không làm ông chùn bước, và vẫn tiếp tục lên tiếng với nhhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do nhân quyền đăng trên các trang blog, cũng như sẵn sàng tiếp tục tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Tưởng cũng nên biết, tội danh “trốn thuế” đã từng được nhà cầm quyền sử dụng để bắt bỏ tù blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đây, sau đó lại ghép cho nhà báo tự do này tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” để kết 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24-09. Phiên tòa phúc thẩm vụ án Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng hai nhà báo tự do khác là Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon Phan Thanh Hải sẽ diễn ra ngày mai 28-12-2012.

Nguồn: Diễn Đàn CTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”