Hà Nội Được Gì Sau Chuyến Đi Mỹ Của Phan Văn Khải?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

I. Dẫn Nhập:

Trước khi Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phan Văn Khải chính thức lên đường viếng thăm Hoa Kỳ và Canada từ ngày 19 đến 30 tháng 6, Phó thủ tướng Vũ Khoan, người được coi là ’đạo diễn” của chuyến đi đã làm việc với giới hữu trách Hoa Kỳ và Canada bên trong bóng tối về nội dung và nghị trình mà phía Cộng sản Việt Nam muốn đạt từ nhiều tháng qua. Rắc rối nhất là những sắp xếp tại Hoa Kỳ khi chính quyền Bush chỉ muốn đón tiếp Phan Văn Khải như một phái đoàn bình thường, không phải là quốc khách và đòi hỏi Hà Nội trong lần này phải công khai đề cập đến những quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Vũ Khoan đã bí mật sang Mỹ nhiều lần để đàm phán, mãi đến ngày 14 tháng 6 hai bên mới thống nhất một số điểm căn bản trong bản thông báo chung để công bố ngày 21 tháng 6, sau khi ông Bush gặp ông Khải tại Tòa Bạch Ốc. Trong bản thông báo chung này, có mấy điểm đáng chú ý:

1. Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cộng sản Việt Nam khuyến khích sự tiếp xúc rộng rãi hơn giữa hai cơ quan lập pháp và hành pháp của 2 nước, cộng đồng khoa học, thương mại, giữa hai quân đội và công dân 2 nước, thúc đẩy hơn nữa về văn hóa, giáo dục, đặc biệt thông qua quỹ giáo dục Việt Nam.

2. Tổng thống Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO và nhất trí thúc đẩy tạo thuận lợi cho đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam.

3. Thủ tướng Cộng sản Việt Nam thông báo với Tổng thống Mỹ: Việt Nam quyết tâm thực hiện cải cách luật pháp, kinh tế và xã hội.

4. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục đối thoại thẳng thắn, cởi mở đối với các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, bao gồm cả thực hiện về nhân quyền, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề dân tộc thiểu số.

5. Hai nhà lãnh đạo rất coi trọng những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt và người Việt định cư tại Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước.

6. Hai nhà lãnh đạo chia xẻ về một khu vực Đông Nam Á và Á Châu Thái Bình Dương hòa bình, phồn vinh và an ninh, và thỏa thuận hợp tác trên cơ sở song phương và đa phương nhằm thúc đẩy các mục tiêu này. Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á mà Cộng sản Việt Nam là một thành viên. Trong nỗ lực này Cộng sản Việt Nam đồng ý tham dự chương trình IMET.

Tuy đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong bản thông cáo chung, ta có thể tóm gọn lại trong ba điểm then chốt mà chính Cộng Sản Việt Nam đã mong mỏi phải đạt qua chuyến đi của Phan Văn Khải lần này, đó là:

- Mở rộng quan hệ với Mỹ, nhất là đẩy mạnh mậu dịch với Hoa Kỳ và rất mong muốn được Hoa Kỳ hỗ trợ gia nhập WTO vào tháng 12 tới đây.

- Tuy chần chừ trong việc quyết định trở thành đối tác chiến lược với Hoa Kỳ nhưng chấp nhận tham gia vào chương trình huấn luyện đào tạo quân sự (IMET).

- Đối thoại và vận động tiềm lực của khối người Việt tại Hoa Kỳ.

II. Hà Nội Được gì?

Có thể nói rằng chuyến đi Hoa Kỳ của Phan Văn Khải đã tạo nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Bởi ông Khải là một nhân vật cao cấp nhất của Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, sau 30 năm cưỡng chiếm miền Nam. Không những thế, sự đón tiếp và ứng xử giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi này cũng là điều quan tâm của dư luận khi hai kẻ cựu thù đối diện với nhau trong một tình huống mới: Có thể trở thành đồng minh chiến lược trong thế kỷ 21 hay không?

Về phía Hoa Kỳ, phải nói là sự đón tiếp khá nhạt nhẽo, không có họp báo sau gần 1 tiếng đồng hồ gặp gỡ ở Tòa Bạch ốc, không có dạ tiệc, không có nghi lễ ngoại giao dành cho một nguyên thủ quốc gia và đương nhiên ông Khải cũng không đưọc đọc bài diễn văn hay nói chuyện trước quốc hội liên bang. Nói chung là phía ông Bush đã đón tiếp ông Khải và phái đoàn Mỹ du của Cộng sản Việt Nam không trang trọng như báo chí Hà Nội cố thổi phồng. Thái độ lạnh nhạt của chính quyền Bush cho thấy là Mỹ chưa mấy hài lòng về những ứng xử của Hà Nội quanh vấn đề quan hệ chiến lược mà Bộ ngoại giao Mỹ dưới thời ngoại trưởng Collin Powell cố đẩy.

Trong khi đó, sau khi không đạt được những đòi hỏi Hoa Kỳ đón tiếp ông Khải như quốc khách, Cộng sản Việt Nam đã đổi chiêu, tập trung vào khía cạnh kinh tế, đưa một lực lượng doanh nhân sang Hoa Kỳ để vận động mậu dịch và đầu tư. Cộng sản Việt Nam đã đưa một phái đoàn gồm 240 người, trong đó có năm bộ trưởng, chín thứ trưởng, năm đại biểu quốc hội, chín lãnh đạo cấp Tỉnh, thành phố và hơn 70 doanh nghiệp và đại diện của 20 cơ quan báo chí, thông tấn. Đây có thể coi là phái đoàn sang Mỹ hùng hậu nhất hơn cả phái đoàn sang Tàu dưới thời Đỗ Mười hay Lê Khả Phiêu. Chỉ nhìn vào thành phần đại diện của phái đoàn Phan Văn Khải ta thấy có Vũ Khoan (Phó thủ tướng), Lê Văn Bàng (Thứ trưởng ngoại giao), Nguyễn Tâm Chiến (Đại sứ tại Hoa Kỳ), Tôn Nữ Thị Ninh (Đại Biểu Quốc Hội) đủ thấy là Cộng sản Việt Nam đã dùng những nhân sự biết rõ Hoa Kỳ để làm ’tiền đạo’ cho Khải trong các cuộc tiếp xúc… làm ăn hơn là vận động chính trị. Chính vì lý do này mà phái đoàn Phan Văn Khải đạt những kết quả rất khiêm nhường so với nỗ lực của chuyến công du.

Mở Rộng Quan Hệ Mậu Dịch:

Đây có thể coi là mục tiêu đầu tiên và cũng là điều mong ước của Hà Nội, nhằm giải quyết hai nhu cầu. Thứ nhất là đẩy mạnh cải cách kinh tế nhờ vào thị trường tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Thứ hai là xóa bỏ vĩnh viễn ấn tượng bị cô lập ngoại giao và phong tỏa kinh tế trong nội bộ đảng kể từ khi hai nước nối lại bang giao.

Kể từ khi Cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập bang giao và sau năm năm ký hiệp định thương mại song phương (2000), quan hệ mậu dịch giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã tiến bộ với kết quả khả quan. Số kim ngạch xuất cảng hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ 821,3 triệu (2000) đã tăng lên 5,2 tỷ Mỹ kim (2005). Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam với 5 mặt hàng xuất cảng chủ lực của Việt Nam là: Dệt may, thủy sản, giày dép, đồ gỗ nội thất và nông lâm sản. Trong khi đó, Hoa Kỳ xuất cảng sang Việt Nam không là bao nhiêu, đứng hàng thứ 33 trong danh sách các nước mà Hoa Kỳ xuất cảng. Hiện nay số kim ngạch xuất cảng của Hoa Kỳ sang Việt Nam từ 367,5 triệu (2000) lên 1,16 tỷ Mỹ kim (2004). Cộng sản Việt Nam nhập cảng từ Hoa Kỳ gồm máy bay dân dụng, xe hơi, bông vải và một số trang thiết bị về phòng thí nghiệm của đại học hay nhà thương. Nói chung thì Cộng sản Việt Nam chiếm nhiều ưu thế hơn trong quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ.

Trong khi đó về lãnh vực đầu tư, Hoa Kỳ hiện có 279 dự án đầu tư trực tiếp được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 2 tỷ Mỹ Kim, trong đó có 219 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 1,3 tỷ Mỹ kim. Các doanh nhân Hoa Kỳ hoạt động đầu tư trong lãnh vực sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ đứng hàng thứ 10 trong các quốc gia có vốn đầu tư lớn tại Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ dành cho Cộng sản Việt Nam qua các chương trinh của USAID chỉ đạt mức 40 triệu Mỹ kim tính đến năm 2003 thuộc các lãnh vực phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc trẻ em, trao đổi giáo dục, trợ giúp lương thực thực phẩm và hỗ trợ cho việc thực hiện thương ước Việt Mỹ.

Nhìn qua các con số trao đổi mậu dịch giữa Cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ nói trên, ta thấy là những lãnh vực về đầu tư hay viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất khiêm nhường. Trong khi đó, phải nói rằng, thị trường Hoa Kỳ đang là nơi nuôi sống nền sản xuất của Việt Nam, chủ yếu là hàng dệt may, thủy sản và nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của các thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ thì năng lực cung cấp hàng hóa và khả năng tiếp thị của các xí nghiệp Việt Nam nói chung còn giới hạn. Một trong những điểm yếu là các xí nghiệp còn sản xuất nhỏ, thủ công nên không đủ khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng và chất lượng cạnh tranh kém. Theo ước tính thì năm 2005 số hàng xuất cảng sang Mỷ sẽ tăng từ 5,7 tỷ đến 6 tỷ Mỹ kim. Hàng dệt may vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 2,74 tỷ/năm kế đến là các mặt hàng thủy sản, nông lâm nghiệp.

Trong chuyến Mỹ du vừa qua, gần 80 xí nghiệp Việt Nam tháp tùng cùng Phan Văn Khải và đã mở các buổi hội thảo trình bày về đầu tư và giới thiệu các sản phẩm xuất cảng tại Seattle, Hoa Thịnh Đốn, Boston, San Francisco, Monterey, Nữu Ước… Trong chuyến đi này, ông Khải và phái đoàn gặp khá nhiều giới kinh doanh lớn của Mỹ như Boeing, Microsoft, hãng bảo hiểm New York Life, Nike, GAP.. và ký một số hợp đồng đầu tư như giữa công ty Dinh Street 1 LLC với Tỉnh Quảng Nam trị giá 25 triệu Mỹ Kim, giữa công ty Pegasus Global Capital LLC với tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 trị giá 10 triệu Mỹ kim…. Tổng kết lại, trong lãnh vực mậu dịch, phái đoàn Phan Văn Khải đã tạo một số thành quả đáng kể trong việc nâng số kim ngạch xuất cảng sang Hoa Kỳ và tác động lên giới doanh nhân Mỹ để hỗ trợ Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO. Do đó mà chuyến đi của ông Khải sẽ phần nào có ảnh hưởng lên quyết định của Hoa Kỳ nên hay không nên ủng hộ Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO, trong vòng đàm phán vào tháng 9 tới đây.

Thảo Luận Về Đối Tác Chiến Lược:

Từ những trao đổi kinh tế, thương mại mà phần lớn có lợi cho Cộng sản Việt Nam, Hoa Kỳ muốn tiến thêm các trao đổi về chính trị, quân sự như một đối tác chiến lược. Chủ trương này đã được tích cực đẩy mạnh dưới thời ông Bush và tiến hành bởi cựu thứ trưởng ngoại giao James Kelly, đặc trách về Đông Á. Ông James Kelly đã nhiều lần gặp gỡ phái đoàn Cộng sản Việt Nam kể cả thăm dò phản ứng của Trung Quốc qua những dịp mà ông này đi họp ở Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên. Chủ yếu của Hoa Kỳ là từ những trao đổi kinh tế và ngoại giao, tạo sự quan hệ gần hơn để đưa Cộng sản Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Bắc Kinh, cộng tác với Hoa Kỳ về chống khủng bố và cho sử dụng một số hải cảng để các tàu chiến cập bến khi cần. Từ sau khi Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2003, những trao đổi giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam về mặt chiến lược có gia tăng với các cuộc họp cấp cao được thực hiện ở Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn, nhưng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn tránh né không đi sâu vào các chi tiết hợp tác mà chỉ trình bày chung chung với lý cớ là hoàn cảnh chưa thuận tiện. Thật ra thì Cộng sản Việt Nam rất lo ngại những phản ứng bất lợi từ Bắc Kinh nếu Hà Nội đi quá gần với Hoa Thịnh Đốn.

Từ năm 2004 trở đi, các sĩ quan quân đội Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu tham gia các chương trình huấn luyện và đào tạo quân sự mở rộng (E-IMET) của Hoa Kỳ. Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ Thái Bình Dương ghé thăm Việt Nam. Trong khi đó, về lãnh vực hợp tác với Hoa Kỳ chống khủng bố, Cộng sản Việt Nam đã cho máy bay Hoa Kỳ bay qua không phận, chia xẻ thông tin và ngăn chận các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp….

Trong chuyến Mỹ du lần này, sau khi gặp Tổng thống Bush, ông Phan Văn Khải và phái đoàn đã được Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld ghé thăm tại khách sạn Willard nơi ông Khải trú ngụ. Trong cuộc gặp gỡ ngắn này, ông Khải đã thỏa thuận tham gia vào chương trình IMET. Đây là chương trình quốc tế về giáo dục quân sự và huấn luyện của Hoa Kỳ qua đó trong giai đoạn đầu chỉ giới hạn vào việc huấn luyện Anh Văn, Y Tế và các vấn đề kỹ thuật ở tại Vịệt Nam và Hoa Kỳ. Sự kiện Cộng sản Việt Nam chính thức tham gia chương trình huấn luyện này của Hoa Kỳ, tuy không phải là vấn đề mới, nhưng cho thấy là Hà Nội đã mạnh dạn hơn để tiến gần với Hoa Kỳ. Bởi vì sau những huấn luyện nền tảng (anh văn, y tế, kỹ thuật) thì Cộng sản Việt Nam sẽ bắt đầu tham dự các cuộc thao dợt quân sự, tân trang vũ khí… Nói chung, những quan hệ về hợp tác quân sự chưa nâng lên mức đối tác chiến lược như Hoa Kỳ thúc đẩy, nhưng sự kiện Phan Văn Khải chính thức chấp nhận tham gia chương trình IMET là một bước tiến đáng kể trong lần Mỹ du này.

Đối Thoại Với Người Việt Tại Hoa Kỳ:

Ngay sau khi đến phi trường Seattle vào sáng ngày 19 tháng 6 năm 2005, sau 15 giờ bay từ Việt Nam, ông Khải đã được hướng dẫn đến thăm một gia đình ’Việt Kiều” Nguyễn Thành Bích và sau đó đi thăm hãng Boeing. Trưa hôm đó, lúc 12 giờ 30, tại cuộc họp báo đầu tiên để tiếp xúc với báo chí Hoa Kỳ và ngoại quốc, ông Phan Văn Khải đã phát biểu một số điều liên quan đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, trong đó, ông Khải đặc biệt đã nói rằng “Tôi tin rằng cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ, với lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc là một cầu nối quan trọng góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và giới kinh doanh hai nước”. Rõ ràng là ông Khải và giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã đánh giá cao vị trí của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cho nên khi trả lời câu hỏi cò mồi của Tổng biên tập Vietnam Net “vì sao thủ tướng chọn địa điểm đến đầu tiên là thăm nhà một Việt kiều ngay sau khi đặt chân xuống Seattle, chưa kịp về khách sạn”, ông Khải trả lời rằng việc đến thăm này là ông muốn gửi thông điệp tới cộng đồng người Việt tại nước ngoài và tại Mỹ, khẳng định chính sách nhất quán về đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam.

Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã đáp ứng ra sao qua lời phát biểu của ông Khải nói trên?

Hoàn toàn đối nghịch với điều ông Khải nói. Thay vì được cộng đồng nguời Việt tại Hoa Kỳ và Canada đón nhận những ’nhắn nhủ’ thì ông Khải và phái đoàn Mỹ du của Cộng sản Việt Nam đã bị các đoàn biểu tình bao vây và lên án mạnh mẽ ở khắp mọi nơi. Ngay từ trạm ghé đầu tiên là Seattle, phái đoàn Phan Văn Khải đã đối diện với đoàn biểu tình hơn 600 người, ngày trước khách sạn Faimont Olympic, nơi ông Khải tổ chức cuộc họp báo và trú ngụ trong thời gian ở tại Seattle. Cuộc họp báo của ông Khải vào trưa ngày 19 tháng 6 coi như thất bại vì sau hai câu hỏi cò mồi, khi Mục sư Huỳnh Quốc Bình và Tiến Sĩ Trần Diệu Chân nêu vấn đề nhân quyền, đàn áp các nhà lãnh đạo tôn giáo… đã làm cho Phan Văn Khải lúng túng và đành bỏ ngang cuộc họp báo. Sự chấm dứt đột ngột cuộc họp báo đã đồng nghĩa với sự thất bại về mặt dư luận của Phan Văn Khải khi bị đối chất về vấn đề đàn áp nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Chính sự thất bại của Khải tại cuộc họp báo này cùng với khí thế đấu tranh của hơn 600 người Việt Nam bên ngoài khách sạn đã chinh phục toàn thể các phóng viên, ký giả Hoa Kỳ và ngoại quốc, đứng về phía dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy mà tin tức đấu tranh tại Seattle đã được báo chí loan tải rộng rãi trên toàn thế giới, tạo một không khí phấn chấn trong cộng đồng nguời Việt Nam.

Sự thất bại của Phan Văn Khải trong cuộc họp báo tại Seattle còn là yếu tố cho thấy cán bộ Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xem thường các nỗ lực đấu tranh của đồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ nói chung và tại thành phố Seattle nói riêng. Nhóm này đã đánh giá sai khả năng đấu tranh của đồng bào và xem thường dư luận nên mới để cho thủ lãnh của họ bị nhục nhã tại Seattle. Bình thường ra, Hà Nội phải cách chức và đưa ra tòa xử tội tất cả những cán bộ cao cấp của Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ tính từ tên đại sứ Nguyễn Tâm Chiến trở xuống. Kể từ sau vụ Seattle xảy ra, Phan Văn Khải và phái đoàn Cộng sản Việt Nam rất lo sợ đụng độ với các đoàn biểu tình nên đã thay đổi giờ xuất hiện một cách liên tục. Tuy nhiên, đồng bào Việt Nam đã không để cho phái đoàn Cộng sản Việt Nam ngơi nghỉ mà đã tổ chức liên tục các cuộc biểu tình., đòi nhân quyền, tự do tôn giáo… Sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và Canada cho thấy là nỗ lực ’đối thoại” của Phan Văn Khải và Cộng sản Việt Nam không những thất bại mà còn là bài học cho cán bộ Cộng sản Việt Nam thấy là họ không dễ dàng ru ngủ người Việt tỵ nạn bằng những chiêu bài ’lòng yêu nước’ hay ’đại đoàn kết dân tộc’.

Sự đấu tranh mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và Canada còn gián tiếp cho Cộng sản Việt Nam thấy rằng, Nghị Quyết 36 mà Hà Nội tung ra hồi tháng 4 năm 2004 để chiêu dụ Việt Kiều “quên quá khứ nhin về tương lai”, hoàn toàn không có giá trị gì trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nói tóm lại, nỗ lực đối thoại với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và Canada của ông Phan Văn Khải và Cộng sản Việt Nam đã không chỉ hoàn toàn thất bại trong chuyến đi này và sẽ là mãi mãi trong tương lai.

III. Kết Luận:

Tờ Việt Mercurry hỏi ông Phan Văn Khải rằng: Hiện nay nhiều người Việt ở Mỹ vẫn gắn bó với cờ Vàng ba sọc đỏ và vận động các tiểu bang công nhận lá cờ mà họ cho rằng tượng trưng cho tự do, truyền thống và đoàn kết, thủ tướng có nghĩ rằng nên đổi quốc ca và quốc kỳ VN để hàn gắn sự di biệt này?. Ông Phan Văn Khải trả lời rằng: Một số người Việt ở hải ngoại ’ôm mộng cờ vàng’ hoài niệm quá khứ đã bị lịch sử đẩy lùi vào dĩ vãng là không thực tế. Lá cờ đỏ sao vàng và bài tiến quân ca đã đồng hành cùng dân tộc suốt hơn 60 năm qua trong cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất Tổ quốc đã trở thành niềm tự hào của mọi người VN. Quốc kỳ và quốc ca VN hiện được cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ công nhận và tôn trọng’.

Đọc qua câu hỏi và câu trả lời, chúng ta thấy là đầu óc của ông Khải và giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xơ cứng với những tư duy của thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Họ tưởng duy trì lá cờ đỏ sao vàng và bài tiến quân ca trong suốt 60 năm qua, dưới nền chính trị độc tài chuyên chế của đảng cộng sản là mặc nhiên ’toàn dân’ chấp nhận. Đây là sự phiên dịch láo khoét và lố bịch. Trong 60 năm qua, người Việt Nam ở miền Nam lẫn miền Bắc chưa bao giờ có sự tự do chọn lựa lá cờ đỏ sao vàng và bài tiến quân ca. Nó là hai biểu tượng đã bị một thiểu số Cộng sản khuynh loát để áp đặt lên dân tộc từ đó cho đến nay.

Chính các cuộc biểu tình với rừng cờ Vàng hiện diện ở khắp mọi nơi từ Seattle, Hoa Thịnh Đốn đến Nữu Uớc, Boston, Ottawa và Tokyo cho thấy rằng cờ vàng không phải là hoài niệm của quá khứ mà nó là biểu hiện của chính nghĩa tự do, và đã chinh phục sự hậu thuẫn của dư luận quốc tế qua các hình ảnh và bản tin của báo chí thế giới. Chính sự kiện này, chúng ta có thể nói rằng, chuyến đi Mỹ của Phan Văn Khải, vô hình chung đã làm sáng ngời chính nghĩa tự do của cộng đồng nguời Việt tại hải ngoại và hơn bao giờ hết lá cờ Vàng ba sọc đỏ đã được tung bay khắp mọi nơi.

Đoàn Hùng
July 2, 2005

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.