Hà Nội Mất Điện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Do nguồn nước hồ Hòa Bình bị cận kiệt vì thiếu mưa trong thời gian vừa qua, thành phố Hà Nội đang rơi vào tình trạng ’mất điện’. Từ ngày 16 tháng 5, dân chúng tại 5 huyện ngoại thành và từ ngày 21 tháng 5, tất cả 9 quận nội thành Hà Nội đã rơi vào cảnh tù mù, dùng quạt nan thay cho quạt máy để sống trong những ngày oi bức. Theo công ty điện lực Hà Nội thì năm nay, nguồn nước tại hồ Hòa Bình quá ít trong khi lượng điện tiêu thụ tăng từ 15% lên đến 21% so với các năm trước. Mặc dù công ty điện lực đã bổ sung thêm nguồn điện từ đường dây 500kV Đà Nẵng – Hà Tĩnh để cung ứng cho thành phố Hà Nội; nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi. Tình trạng mất điện hiện nay đã làm cho người ta nhớ đến những năm 1980 của thế kỷ trước khi Liên Xô bắt đầu giúp Cộng sản Việt Nam xây đập thủy điện Hòa Bình từ năm 1979. Thời đó, một nửa thành phố bị mất điện triền miên. Từ khi có thủy điện Hòa Bình, cảnh mất điện của người dân không còn nữa vì công trình này đóng góp đến 43% sản lượng điện cho toàn miền Bắc với công suất từ 1,400 đến 1,900 MW.

Điều đáng nói là trong khi thủy điện Hòa Bình thiếu nước để hoạt động, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không có bất cứ một nguồn điện nào khác ngoài thủy điện để giải quyết tình trạng tù mù hiện nay của thủ đô. Ông Đào Văn Hưng, tổng giám đốc công ty điện Việt Nam đã nói rằng, công ty của ông yêu cầu một số nhà máy nhiệt điện ngoài ngành để phát điện bằng dầu Diesel vào giờ cao điểm cho thủ đô, nhưng các nhà máy này vì không sẵn sàng máy móc nên không phát được. Hai nhà máy nhiệt điện Formosa và Na Dương của Tổng công ty than thì chỉ có thể đưa vào hoạt động khoảng cuối tháng 5 nhưng năng suất rất giới hạn. Hà Nội đang ở trong cảnh tù mù và chỉ còn chờ: Mưa.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội ra lệnh tiết giảm điện với chỉ thị 621 từ Nghệ An trở ra Bắc. Thành phố Hà Nội cắt 50% số lượng đèn chiếu sáng các đường phố, quảng trường, công viên. Các cơ quan phải cắt giảm lượng đèn đồng thời hạn chế các tiêu thụ điện đến mức tối đa. Những chỉ thị cắt điện này có làm ảnh hưởng lên đời sống người dân thủ đô. Mọi sinh hoạt của dân chúng đang ở trong tình trạng đảo lộn mọi thứ, trong khi đó đợt nắng đang hoành hành với nhiệt độ có ngày lên đến 37 độ C tại nhiều nơi ở miền Bắc. Tuy nhiên trong thực tế thì người dân và nhất là các cơ quan đã không mấy ’đáp ứng’ chỉ thị giảm điện. Đa số các vùng nông thôn, người dân vẫn thắp sáng điện; trong khi các cơ quan chính quyền vẫn để đèn, bật máy điều hòa tối đa và nhất là cứ sau khi hết giờ làm việc lại bật điện bảo vệ để rồi tậm mãi sáng hôm sau đến cơ quan làm việc thì mới tắt. Nói chung, lệnh tiết giảm điện đã không mấy ai thi hành nghiêm chỉnh.

Tình trạng mất điện hiện nay trên toàn vùng miền Bắc đã cho thấy nhiều yếu kém trong những kế hoạch tạo ổn định xã hội của giới lãnh đạo Hà Nội.

Yếu kém đầu tiên là không có sự dự phòng những nguồn nhiệt điện khác ngoài thủy điện. Cộng sản Việt Nam chỉ dựa vào nguồn thủy điện Hòa Bình như một cái vựa điện duy nhất, để khai thác vô tội vạ mà không có một kế sách dự phòng về nguồn nước dự trữ khi bị hạn hán, huy động các nguồn nhiệt điện khác kể cả việc mua điện của nước ngoài khi gặp tình trạng thiếu điện khẩn cấp như hiện nay. Yếu kém này cho chúng ta thấy là giới lãnh đạo đã không có khả năng dự kiến và nhanh chóng giải quyết những bất trắc xảy ra một cách đột xuất trên mặt đời sống của toàn xã hội.

Yếu kém thứ hai là khi bị khủng hoảng và khó khăn, chính quyền chỉ biết ra chỉ thị bắt dân thi hành nào là giảm điện, tiết kiệm điện, khắc phục khó khăn… một cách chung chung. Chính quyền đã không vạch cho người dân nhìn thấy hướng giải quyết của vụ mất điện nếu trời tiếp tục hạn hán. Chính quyền chỉ trấn an dân bằng cách cho mấy nhà ’thiên văn” của thành phố lên tuyên bố những dự phóng trời mưa vào cuối tháng 5 để …. hy vọng rồi thôi. Yếu kém này cho chúng thấy rõ là chính quyền đã xa cách dân và không thật sự quan tâm đời sống của dân như họ rêu rao.

Yếu kém thứ ba là những chỉ thị tiết giảm điện đã không đồng nhất và không có sự kiểm soát chặt chẽ nên đã tạo ra tình trạng mâu thuẫn. Chỉ thị 621 của ông Phan Văn Khải là phải nghiêm chỉnh tiết kiệm điện đồng thời yêu cầu bộ công nghiệp thực hiện các biện pháp cắt giảm điện không ảnh hưởng các ngành sản xuất thiết yếu, bảo đảm an ninh quốc phòng. các tỉnh, thành, bộ ngành chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện một cách nghiệm ngặt nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chỉ thị là như vậy, nhưng theo ông Bùi Xuân Khu, thứ trưởng bộ công nghiệp cho biết là chưa thi hành. Nghĩa là các xí nghiệp vẫn tiếp tục xài điện tối đa theo nhu cầu của mỗi ngành. Yếu kém này cho thấy là giới lãnh đạo chỉ đưa ra biện pháp, thi hành hay không là tùy mỗi cấp, mọi sự đều thả nổi.

Tổng kết lại, nguyên nhân đưa đến vụ mất điện tại miền Bắc hiện nay, không phải chỉ do hồ Hòa Bình thiếu nước vì trời hạn hán, mà chính yếu là do giới lãnh đạo đã không có những kế sách dự phòng đúng mức để vừa bảo đảm ổn định đời sống xã hội và phát triển quốc gia. Với chính quyền như vậy chắc chắn đã bị lật đổ trong một xã hội dân chủ đích thực. Thật vậy, sự thẩm định về khả năng lãnh đạo của chính quyền không chỉ là những chương trình được thực hiện trong lúc ổn định mà quan trọng hơn, ngay vào lúc gặp khó khăn, khủng hoảng. Bởi vì đây là lúc các biện pháp của chính quyền đưa ra có biểu hiện sự sáng suốt, dự phòng xa và chăm sóc cho dân thật sự hay không. Vụ mất điện tại Hà Nội cho thấy là đảng Cộng sản Việt Nam không đủ tư cách cầm quyền.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.