Hà Nội từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong vụ cá chết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HOA THỊNH ĐỐN (CTM Media) – Trong một cuộc trao đổi tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Hoa Thịnh Đốn ngày 8 Tháng Sáu, 2016, Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius tiết lộ rằng ngay sau khi xảy ra vụ cá chết Hoa Kỳ đã ngỏ lời hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết thảm họa môi trường, nhưng Hà Nội đã từ chối sự giúp đỡ này.

Ông Osius cũng cho biết có một vài sự hợp tác giữa các khoa học gia Hoa Kỳ và Việt để truy tìm nguyên nhân cá chết nhưng việc hợp tác đó không đến từ đề nghị chính thức của Hoa Kỳ.

Buổi trao đổi giữa Đại Sứ Osius với những nhà làm chính sách, đại diện NGO và học giả xoay quanh chuyến công du Việt Nam của Tổng Thống Obama, thắt chặt quan hệ song phương và vai trò của Việt Nam trong vùng.

JPEG - 35.5 kb
Đại Sứ Ted Osius nói chuyện tại Trung Tâm Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) trưa ngày 8 Tháng Sáu, 2016. Ảnh chụp từ video của CSIS

Trả lời câu hỏi về quan điểm của Hoa Kỳ về các cuộc xuống đường vì môi trường trong tháng qua, Đại Sứ Osius cho biết quan điểm của Hoa Kỳ là biểu tình ôn hòa là điều tốt nhưng Hoa Kỳ không can dự vào việc này. Ông chia sẻ rằng “Chúng tôi khuyến khích chính quyền Việt Nam đối xử với cuộc biểu tình bằng một số cách nào đó, nhưng cuối cùng thì đây không phải là quyết định của chúng tôi. Đây là quyết định của chính quyền và người dân Việt Nam về cách đối xử với cuộc biểu tình khi xảy ra.”

Trong khi giới khoa học có đủ chứng cứ vào ngày 20 Tháng Tư để có thể kết luận nguyên nhân cá chết, thì hai tháng sau khi phát hiện cá chết hàng loạt tại vùng biển Hà Tĩnh chính quyền vẫn chưa muốn công bố lý do. Vào ngày 2 Tháng Sáu vừa qua trong cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cho biết đã xác định được nguyên nhân nhưng “chờ phản biện” của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Từ khi vụ cá chết hàng loạt xảy ra đến nay có hơn 140 ngàn người dân Việt Nam ký tên kiến nghị kêu gọi Nhà Trắng giúp đỡ Việt Nam. Nay có thêm thông tin do Đại sứ Osius tiết lộ là chính Hoa Kỳ đã ngỏ ý giúp đỡ nhưng chính quyền Việt Nam đã từ chối khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao nhà nước Việt Nam lại từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ với đầy kinh nghiệm xử lý môi trường. Liệu rằng nhà nước không muốn ai khác biết rõ những sự thực bên trong vụ cá chết.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.