Hai Dân Biểu Canada lên tiếng cho Trần Khải Thanh Thủy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Thủ Tướng CHXHCN VN
LSQ VN
470 Wilbroid Street
Ottawa, Ontario K1N 6N1

Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,

Chúng tôi viết thư để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi về hành vi bắt bớ các nhà đấu tranh nhân quyền vẫn còn đang tiếp diễn của chính phủ Việt Nam và yêu cầu ông hãy lập tức có hành động để bảo đảm việc họ được trao trả tự do.

Chúng tôi chúc mừng sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời điểm sau khi gia nhập WTO. Nhưng tất nhiên, tầm quan trọng của nhân quyền cần phải được đặt song song với lợi ích phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chúng tôi được biết Việt Nam hiện nay đang giam cầm nhiều tù nhân chính trị chỉ vì họ kêu gọi sự công bằng và công lý cho xã hội. Chúng tôi đặc biệt lo ngại khi biết rằng nhà văn nổi tiếng được nhiều người biết đến, bà Trần Khải Thanh Thủy, vẫn còn bị giam cầm ngay sau khi các tổ chức nhân quyền quốc tế đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho bà ta.

Chỉ thị mới nhất đòi hỏi các tiệm Café và dịch vụ thương mại Internet khác ở Hà Nội phải cài đặt vào máy chủ phần mềm quản lý rất đáng để lo lắng và dẫn đến nhiều lo ngại về khả năng siết chặt mạng Internet.

Tương tự như thế, sự tranh đấu của các nhà tranh đấu môi trường về các chính sách của chính phủ chung quanh vấn đề bauxite đã phải đối đầu với việc các trang mạng bị đánh phá và nhân sự bị bắt giữ.

Vì thế chúng tôi xin yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy có những hành động sau đây:

1. Lập tức trao trả tự do vô điều kiện cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm như Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, và tất cả các blogger và các nhà tranh đấu ôn hòa khác.

2. Hủy bỏ quyết định 15 về việc quản lý các dịch vụ thương mại Internet phải cài đặt phần mềm ngăn chặn việc truy cập các trang mạng và theo dõi các hoạt động của người sử dụng. Việc thi hành theo quyết định này là một sự sỉ nhục đối với tự do ngôn luận và tự do mạng Internet trên toàn thế giới.

3. Vận động để thiết lập các chính sách hợp lý đối với môi trường và mời gọi sự góp ý của mọi thành phần quần chúng của xã hội Việt Nam. Ở một buổi hội thảo của các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam vào mùa hè vừa qua, các Đại Sứ đã quan tâm về những mối nguy của việc khai thác Bauxite. Chúng tôi khen ngợi điều này và hy vọng sẽ có những nỗ lực lâu dài để đặt vấn đề với những chính sách phát triển thiếu cẩn trọng.

Là một thành viên ký tên trong Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), Việt Nam cần phải tôn trọng và duy trì các quyền dân sự và chính trị của các cá nhân, kể cả những quyền tự do căn bản nhất như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.

Xin cảm ơn thời gian và sự cân nhắc của ông.

Trân trọng,

Wayne Marston, M.P
Halmiton East – Stoney Creek
NDP Human Right Critic

Paul Dewar, M.P
Ottawa Centre
NDP Foreign Affair Critic

PDF - 432.4 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.