Hai năm chiến sự, Putin thắng hay thua?

Tổng Thống Vladimir Putin của Nga. Ảnh minh họa: Alexey Danichev/Pool/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối tuần này, chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra vừa đúng hai năm. Trong lúc chiến trường đang ở thế giằng co thì câu hỏi đáng được nêu lên là ai thắng ai thua trong cuộc chiến ác liệt tàn phá một khu vực rộng lớn của Châu Âu, giết chết hàng chục ngàn binh sĩ mỗi bên, làm hàng chục triệu người mất nhà cửa và xáo trộn cả chính trị toàn cầu. Nói cách khác, kẻ gây chiến, Tổng Thống Vladimir Putin của Nga, đã được gì và mất gì?

Putin thắng? 

Giới phân tích đều cho rằng, mục đích trước nhất của ông Putin khi xua quân xâm lược Ukraine ngày 24 Tháng Hai, 2022 là lật đổ chính phủ thân phương Tây tại Kiev, lập chính quyền bù nhìn thân Nga, kéo Ukraine trở lại vùng ảnh hưởng của Moscow và thủ tiêu ý định gia nhập Liên Âu (EU) và khối quân sự NATO như Hiến Pháp Ukraine đã xác định. Ông Putin và bộ sậu của ông nghĩ rằng, với quân lực hùng hậu gấp bội đối phương, Nga có thể chiếm Ukraine trong vòng một tuần. Binh sĩ Nga được lệnh mang theo lễ phục để mặc trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng giữa thủ đô Kiev. Ông Putin gọi hành động xâm lăng này là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà không nghĩ Nga sẽ phải đương đầu với một địch thủ mạnh trong cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài nhiều năm.

Tuy không lật đổ được chính phủ Ukraine sau khi đã nướng 45.000 binh sĩ và hơn 250.000 người bị thương trong hai năm xâm lược, nhìn bề ngoài có vẻ như Nga là kẻ thắng cuộc. Về lãnh thổ, trước chiến tranh Nga, chỉ kiểm soát được bán đảo Crimea và một phần khu vực Donbas miền Đông Ukraine. Ngày nay, diện tích lãnh thổ Ukraine mà Nga chiếm đóng đã tăng lên gấp đôi, tương đương 108.639 km², bằng 18% diện tích Ukraine được quốc tế công nhận.

Thương vong khủng khiếp của quân Nga không làm sụp đổ sự ủng hộ của dân chúng đối với ông Putin vì Điện Kremlin kiểm soát chặt chẽ truyền thông, trừng phạt nặng nề những ai phản đối và hầu hết binh sĩ thương vong là người dân vùng sâu vùng xa, nơi người dân mù tịt về tình hình chiến sự. Ông Putin vẫn nắm chặt quyền lực và đang nhắm tới một nhiệm kỳ tổng thống nữa trong cuộc bầu cử vào tháng sau.

Chiến tranh bào mòn kho vũ khí đạn dược của Nga nhưng các đồng minh chuyên chế như Bắc Hàn, Belarus, Iran, và Syria đang tiếp tục gửi cho ông Putin đạn pháo, hoả tiễn, phi cơ không người lái (drone) mà ông cần để tấn công Ukraine. Tuần này, truyền thông quốc tế đưa tin Iran đã gửi cho ông Putin hàng trăm hoả tiễn đạn đạo – loại vũ khí lợi hại để tấn công các thành phố và hệ thống cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Kinh tế Nga thoát được những biện pháp cấm vận tài chính và công nghệ khắc nghiệt của phương Tây và duy trì được mức tăng GDP khá ấn tượng. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cho biết GDP của Nga tăng 3% trong năm ngoái và dự báo tăng khoảng 2,6% trong năm nay. Sở dĩ như vậy vì Nga vẫn tiếp tục bán được dầu và khí đốt – chiếm tới một phần ba ngân sách của Nga – cho các khách hàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ sau khi thị trường Châu Âu quay lưng với sản phẩm của Nga vì không muốn góp phần tài trợ cho cuộc xâm lược. Việc đổ tiền vào chiến tranh, chiếm tới một phần ba tổng chi ngân sách của Nga năm ngoái, cũng làm cho kinh tế tăng trưởng trong thời gian trước mắt.

“Pyrrhic Victory” 

Cái được của ông Putin là thứ mà văn hóa phương Tây gọi là “Pyrrhic victory” – theo câu chuyện Vua Pyrrhus cai trị xứ Epirus đã liều lĩnh tấn công và đánh bại quân La Mã trong trận Asculum ở Apulia năm 279 trước Công Nguyên – nghĩa là một chiến thắng không đáng có do phải trả cái giá quá đắt. Ông Putin đã mất nhiều hơn được và nước Nga phải trả một cái giá khủng khiếp cho thắng lợi không đáng hôm nay.

Phần lãnh thổ mà Nga chiếm được của Ukraine từng là trung tâm công nghiệp và khai khoáng ở miền Đông và miền Nam nước này nhưng sau hai năm hứng chịu vô số bom đạn của các cuộc giao tranh đã trở thành một vùng đất chết hoang tàn, nhà cửa, đường sá đều bị tàn phá nặng nề. Việc xâm chiếm và sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ nước Nga chẳng những không làm cho nước Nga trở nên mạnh hơn, giàu hơn mà ngược lại bắt buộc Moscow phải đổ nhiều tiền của để xây dựng lại nếu như vùng này vẫn thuộc về Nga sau khi chiến tranh kết thúc.

Ngay trong nội bộ nước Nga, chiến tranh và lệnh bắt lính làm cho gần 1 triệu người – phần lớn là người trẻ có học thức và nghề nghiệp – bỏ ra nước ngoài, để lại một lỗ hổng lớn về nhân khẩu học và lực lượng lao động cho tương lai kinh tế nước Nga, khó mà lấp kín được.

Ukraine: Đổi đất lấy hòa bình? 

Ở phía bên kia Ukraine đang khó khăn. Vì bom đạn chỉ rơi trên lãnh thổ Ukraine nên chỉ Ukraine bị tàn phá, không chỉ các vùng chiến sự dọc theo mặt trận dài 1.000 cây số ở miền Đông và miền Nam mà cả các thành phố nằm sâu ở phía sau như thủ đô Kiev, hải cảng Odessa, thậm chí cả thành phố Lviv ở phía Tây giáp biên giới Ba Lan. Chiến tranh phá hoại cơ sở hạ tầng, gây gián đoạn thương mại làm cho kinh tế Ukraine giảm tới 29,1% trong năm 2022 trước khi gượng dậy trong năm ngoái nhờ viện trợ và dòng tiền của người Ukraine hồi hương. Về quân sự, các chuyên gia cho rằng, Ukraine đang rất chật vật tuyển mộ binh sĩ và tìm vũ khí đạn dược chỉ để bảo vệ phòng tuyến hiện tại, chưa tính chuyện đuổi hết quân Nga ra khỏi các vùng bị chiếm đóng.

Khó khăn của Ukraine một phần do các đồng minh phương Tây đã bắt đầu mệt mỏi. Có thể nói, sở dĩ Kyiv còn đứng vững tới hôm nay trước sức tấn công vũ bão của Nga phần lớn là nhờ vũ khí, đạn dược – và cả tiền bạc – mà các nước NATO cung cấp. Với $47 tỷ viện trợ quân sự chi trong hai năm, Mỹ là nước giúp Ukraine nhiều nhất, nhưng dòng tiền của Mỹ đang bị tắc nghẽn vì Hạ Viện Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua dự luật viện trợ quân sự khẩn cấp cho các đồng minh trị giá $95,34 tỷ mà đã qua được cửa Thượng Viện. Nếu Mỹ cắt viện trợ thì chuyện Ukraine thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian. Mà thời gian đang là thứ mà ông Putin cần để làm suy nhược tinh thần kháng chiến của người Ukraine do thiếu vũ khí đạn dược. Ông cũng cần thời gian để “fan hâm mộ lớn nhất” của ông là cựu Tổng Thống Donald Trump có cơ may trở lại Tòa Bạch Ốc vào đầu năm tới và sẽ bỏ rơi Ukraine cho Nga xử lý.

Chính vì thế, đã có nhiều người dự đoán cuộc chiến sắp kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình theo các điều kiện của ông Putin, nghĩa là Ukraine phải chấp nhận “nhường” cho Moscow các vùng lãnh thổ mà quân Nga đang kiểm soát – điều mà cho tới nay Kiev cương quyết bác bỏ.

Putin thất bại 

Trong sách “Binh Pháp” (On War, 1832), nhà chiến lược quân sự lừng danh người Áo, Tướng Carl von Clausewitz (1780-1831) nhấn mạnh, mục đích tối hậu của chiến tranh không phải là giết người chiếm đất mà chiến tranh chỉ là phương tiện để đạt được mục đích chính trị. Xét theo nghĩa đó, cuộc chiến của ông Putin đã thất bại cay đắng. Mục đích chính trị sâu xa của ông là khôi phục “đế chế Nga vĩ đại,” nâng cao vị thế siêu cường của Nga trên trường quốc tế, thay đổi cái trật tự thế giới dựa trên luật lệ mà Mỹ đang thống trị. Đối chiếu với mục đích đó, rõ ràng ông Putin đã đẩy nước Nga vào một con đường cụt với một tương lai bấp bênh không kém Ukraine.

Ông Putin ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO, coi việc NATO mở rộng về hướng Đông là đe doạ an ninh của Nga vì thế ông chiếm Ukraine. Nhưng hành vi ngu xuẩn của ông bị phản tác dụng, làm cho NATO mở rộng nhanh hơn, thâu nạp thêm Phần Lan và sắp tới là Thụy Điển, đưa quân đội và vũ khí của NATO đến giáp biên giới Phần Lan-Nga dài 830 dặm. Lo ngại Nga xâm lược, các nước NATO không chỉ hỗ trợ Ukraine và đoàn kết với nhau mà mỗi nước đều nỗ lực mua sắm vũ khí hiện đại, canh tân quân đội để phòng thủ. Ác mộng NATO của ông Putin đã thành sự thật.

Cho dù mất một phần lãnh thổ vào tay Nga thì Ukraine vẫn còn đó, không bị xóa khỏi bản đồ. Nên để ý Ukraine là nước có diện tích lớn thứ hai ở Châu Âu, chỉ sau Nga, và cho dù bị mất 100,000 km vuông như nêu trên thì phần lãnh thổ còn lại của Ukraine vẫn rộng gấp rưỡi nước Đức, tương đương nước Pháp. Các nhà lãnh đạo và công dân Ukraine, đặc biệt là giới trẻ, đều tin rằng tương lai của đất nước là đi cùng với phương Tây chứ không phải đi với Nga. Cuộc kháng chiến hai năm qua và sự tàn bạo của Nga càng củng cố niềm tin đó và năm ngoái Ukraine đã nộp hồ sơ xin gia nhập EU. Ukraine cũng thiết tha gia nhập NATO. Dù điều này ít có khả năng xảy ra sớm, Kiev vẫn trông cậy vào NATO trong việc huấn luyện, trang bị cho quân đội và xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng tân tiến. Với đội quân nửa triệu binh sĩ từng trải trận mạc, được trang bị vũ khí và chiến thuật phương Tây, lại thêm lòng căm thù vì bị xâm lăng và chèn ép, Ukraine sẽ mãi là lưỡi gươm kề bên hông nước Nga cho dù Ukraine có gia nhập NATO hay không. Cho dù hòa bình lập lại thì nước Nga cũng khó mà ăn ngon ngủ yên với một láng giềng-địch thủ như vậy.

Gây ra một cuộc chiến tàn bạo để rồi nhận lại một kết quả hoàn toàn không mong đợi, rõ ràng ông Putin đã thất bại một cách cay đắng sau khi đã tiêu tốn vô số xương máu của người dân Nga. Âu đó cũng là bài học lịch sử cho các nhà độc tài nhiều tham vọng.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.