Hành trình thăm TNLT Trần Minh Nhật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2014, anh Trần Khắc Đạt đã cùng với tôi đi lên Trại Giam Phú Sơn 4 – Tĩnh Thái Nguyên để thăm TNLT Trần Minh Nhật. Trên chuyến hành trình gian nan này vì đường xá xa xôi. Từ Lâm Đồng ra Thái Nguyên đã hơn tận 1.200km cộng với không quen đường đi nên bị các Chủ Xe bỏ dọc đường không đến địa điểm cần xuống, vì thế mà hai anh em phải bắt xe ôm rồi chờ xe buýt để đi.

JPEG - 85.5 kb
Anh Trần Khắc Đạt, anh trai TNLT Trần Minh Nhật.

Khi chúng tôi lên Phân Trại K3 – Trại Giam Phú Sơn 4 đã là 10g30 và chúng tôi muốn vào thăm TNLT Trần Minh Nhật luôn nhưng phía bộ phận Thăm Gặp lại báo là đã hết giờ thăm gặp và yêu cầu gia đình ngồi chờ đến đầu giờ chiều cùng ngày. Hai anh em không biết làm sao nên đành phải ngồi chờ đợi ở phía ngoài cổng. Từ sáng đến trưa, hai anh em chưa có miếng gì lót vào bụng nên đói quằn quại, phần vì xung quanh đó không có quán xá để ăn uống nên đành ăn mấy viên kẹo để làm dịu con đói.

Đúng 13g45, ngày 15 tháng 10 năm 2014 thì bộ phận thăm gặp (cán bộ Thơ) mới vào làm việc. Tôi và anh Đạt đến phòng làm việc và đưa sổ thăm gặp cho cán bộ Thơ. Ông ta bảo: “Anh Sơn thì không được vào thăm đâu. Vì anh không có tên trong sổ thăm gặp, với lại cả trại này ai cũng biết anh nên không thể vào thăm anh Trần Minh Nhật được.” Tôi cố gắng nài nỉ: “xin cán bộ Thơ giải quyết dùm cho vì tôi chỉ muốn biết tình hình sức khỏe của anh em ở trong đó. Vì vừa là bạn với lại ở trong nên mong cán bộ giải quyết dùm.” Thế nhưng mọi sự đều bỏ ngoài tai và tôi phải ở ngoài chờ anh Đạt vào thăm anh Nhật mà thôi.

Sau khi thăm gặp xong, anh Trần Khắc Đạt cho biết: “hiện giờ sức khỏe của anh Nhật đã hồi phục sau đợt Tuyệt Thực để đấu tranh đòi nhận các bản sách Kinh Thánh và pháp luật. Hiện giờ thì trại giam Phú Sơn 4 đã giải quyết và cho nhận các loại sách mà gia đình gửi vào.”

Cũng xin được nói tiếp: những lần thăm gặp trước đây, gia đình anh Nhật có mang sách Kinh Thánh, các loại sách về pháp luật Việt Nam như: Bộ Luật Hình Sự, Luật Thi Hành Án, Luật Tố Tụng Hình Sự, Hiến Pháp của Nước CHXHCNVN,… thế nhưng, phía trại giam Phú Sơn 4 đã không giải quyết để cho anh Nhật được mang vào buồng giam để trau dồi học thức. Vì thế mà gia đình anh Nhật lại phải tiếp tục gửi đường bưu phẩm cho anh.

Sau những tháng ngày đấu tranh trong trại giam, cùng với sự lên tiếng của các tổ chức nên Ban lãnh đạo Trại Giam Phú Sơn 4 đã nhân nhượng giải quyết vấn đề.

Anh Trần Minh Nhật có gửi lời hỏi thăm, chúc sức khỏe tới các Linh Muc, những người thân yêu, những người giúp đỡ anh cùng gia đình trong mọi hoàn cảnh và anh Nhật cũng cầu xin mọi người tiếp tục cầu nguyện, đồng hành cùng với anh trong chốn lao tù.

Anh Trần Minh Nhật hiện còn hơn 10 tháng Tù giam và xin ơn trên ban muôn ơn lành cho anh trong những ngày tháng lao tù còn lại.

CTNLT Chu Mạnh Sơn

Nguồn: Web Cựu Tù Nhân Lương Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.