Hãy ngưng ngay những hành động tội ác

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam là đất nước của những nghịch lý, và điều đáng quan ngại hơn cả là nguyên nhân gây ra những nghịch lý đó không ai khác hơn là chính đảng lãnh đạo và bộ máy cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Một điểm nổi bật nhất trong vấn đề này là bản Hiến pháp, tức bộ luật cao nhất, là bộ luật mẹ, trên nguyên tắc sẽ chi phối toàn bộ sinh hoạt quốc gia, thì lại bị vô hiệu hóa bởi những văn bản luật pháp và văn bản dưới luật. Còn luật pháp chỉ là những quy định biểu kiến; nhà cầm quyền muốn giải thích và thi hành thế nào cũng được. Thi hành hay không, thi hành đúng hay sai cũng không ai chế tài. Nhà cầm quyền dùng luật để trói buộc, khống chế người dân, còn họ thì đứng trên luật pháp. Từ đó tạo ra một xã hội kỳ lạ, được luật sư Lê Thị Công Nhân mô tả trong một câu ngắn gọn: một xã hội“nghành nghành phạm luật, nhà nhà phạm luật, người người phạm luật”(1); trong đó ngành công an, thay vì là cơ quan bảo vệ luật pháp, thì lại trở thành ngành vi phạm luật pháp trắng trợn và thô bạo nhất.

Sau năm 1975, những vụ công an đánh chết người vô tội, bắn vào thường dân là chuyện hằng ngày. Họ nhân danh “nhân dân”, nhân danh người đại diện luật pháp để toàn quyền sinh sát. Sau khi mở cửa để hội nhập với thế giới văn minh, để tránh bị thế giới ghê tởm, lên án, CSVN đã có một số điều chỉnh nhất định. Lý do là, dù sao đi nữa họ cũng không thể ngang nhiên dẫm đạp lên những giá trị nền tảng của nhân loại mà họ đã ký kết tôn trọng, mà hy vọng rằng thế giới sẽ nhắm mắt làm ngơ, không có phản ứng gì. Cho nên từ khi hội nhập làm ăn với thế giới, cộng sản Việt Nam buộc lòng phải hành xử (cho có vẻ) văn minh hơn.

Trong chế độ độc tài chuyên chế như CSVN, công an vẫn được mệnh danh là “lưỡi gươm thiêng” để bảo vệ Đảng và chế độ CS. Vì thế không có gì là lạ khi ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng công an đầu tiên và lâu dài nhất của CSVN đã khẳng định là, để thể hiện được quyền năng của “lưỡi gươm thiêng”, bộ máy công an có quyền sinh sát rất lớn và không giới hạn. Trong đó đặc biệt phải kể đến công an bảo vệ chính trị, là cơ quan có quyền lực tối cao, hơn hẳn guồng máy chính quyền và lãnh đạo Đảng ở địa phương (2). Những cuộc ruồng bắt chấn động thành phố của công an bảo vệ chính trị mà nhiều khi các lực lượng an ninh tỉnh, thành không hề được biết, cho thấy quyền lực của bộ phận công an này rộng lớn như thế nào. Việc hành xử quyền lực không giới hạn lâu ngày đã tạo nên một tập quán khó thay đổi. Bởi vậy, mặc dù CSVN đã đi vào hội nhập với thế giới văn minh của thế kỷ 21, và cố tạo dáng vẻ “văn minh” với người ta, nhưng sự bạo tàn của guồng máy công an vẫn giữ nguyên bản chất của nó, dù tuỳ theo hoàn cảnh, phương thức hành xử có phần nào khác đi.

Chỉ một đoạn ngắn trong bài viết gần đây (3), ông Hà Sĩ Phu đã nêu bật lên sự vô đạo của guồng máy công an, thể hiện trong nhiều trường hợp và cách hành xử khác nhau: “hàng loạt thông tin về công an đánh chết người vô tội, đánh đập dân oan, công an đánh bắt sinh viên đòi chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, công an đứng về phía chủ công ty, chủ kinh doanh để chống lại công nhân đòi quyền, chống lại nông dân đòi đất, trên biển thì lính Trung quốc bắn giết ngư dân ta, trên đất liền thì công an ta có đánh chết người dân vô cớ cũng không bị trừng trị thích đáng, công an bao che cho kẻ có chức quyền và tiền bạc trong nhiều vụ án nghiêm trọng, ‘nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng’… Người chủ trì một trang Web chỉ để góp ý, phản biện, để xây dựng và bảo vệ đất nước là Gs Nguyễn Huệ Chi lại thành đối tượng phải làm việc với công an để bị ép phải ngưng trang web? Tại sao một khẩu hiệu đáng phải trân trọng ‘Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam’ lại phải viết tắt, phải tranh thủ viết ban đêm vì sợ công an, tại sao một cháu gái muốn thức tỉnh tinh thần bảo vệ đất nước bằng cách chỉ biểu tình ngồi trong nhà một mình mà vẫn bị tù tội? Vì sao lời yêu nước thiết tha của khai quốc công thần Võ Nguyên Giáp không có một gam trọng lượng nào đối với đảng và bộ máy cầm quyền hiện nay, người nói cứ nói người làm cứ làm?”…. Tương tự, trong cuộc phỏng vấn mới đây của mạng Đối Thoại (1), nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đã dí dỏm cho thấy rằng “từ khi dân mình được đảng cộng sản ’đặt bục công an giữa trái tim người’”, thì cái nỗi sợ và sự đạo đức giả đã “chạy” một cách tự động, trơn tru và tự nhiên trên cả nước, và bộ máy công an tha hồ tự tung tự tác lộng hành. “Thật không thể tả hết bằng lời sự tàn ác của công an cộng sản “. Có lẽ không có câu nào diễn tả chính xác hơn thực tế về ngành công an cộng sản Việt Nam như câu vừa rồi của luật sư Lê Thị Công Nhân.

Những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ 20, CSVN phần nào có thể bưng bít được những hành động man rợ của công an như bỏ rọ trôi sông, thủ tiêu hàng loạt người mà không ai dám hó hé nửa lời, cũng như không hề sợ búa rìu dư luận. Nhưng với sự tiến bộ của các phương tiện truyền thông hiện nay, sự tàn bạo của công an ngay lập tức bị phơi bày trên mạng internet, với hàng loạt những bài vở, hình ảnh, phim video mà Hà Nội không thể nào cản ngăn được, dù đã cố gắng đẻ ra đủ thứ luật lệ để bưng bít. Bởi vậy, loạt tấn công mới đây vào các trang mạng có nhiều người truy cập như X-café, Dân Luận, Talawas, Tiền Vệ, Thông Luận, Ðàn Chim Việt, Thông Tấn Xã Vàng Anh, Việt Tân, Radio Chân Trời Mới, Đối thoại, Thông Tấn Xã Vàng Anh, trang blog Anh Ba SG, Free Lê Công Định, Hà Sĩ Phu, v.v… chỉ thể hiện sự tuyệt vọng và ngu dốt của CSVN trong nỗ lực bưng bít thông tin của họ.

Những thông tin về các vụ bắn giết bừa bãi của công an trên các trang mạng độc lập không chỉ vạch trần bản chất “máu lạnh” của bộ máy công an, mà còn tố cáo trước dư luận thủ đoạn lấp liếm cố hữu của họ “biến nạn nhân thành thủ phạm”, như vụ nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, vụ Anh Khương ở Bắc Giang, sinh viên Hoàng Thị Trà ở Thái Nguyên, v. v… khi những nạn nhân này bị quy kết thành tội “chống người thi hành công vụ”; hoặc cho thấy trong vụ anh Nguyễn thành Năm bị công an Đà nẵng đánh chết và một phụ nữ bị đánh sẩy thai, bản chất vừa là một vụ đàn áp tôn giáo,vừa là hành vị cướp đất của nhà cầm quyền. Bên cạnh đó, những thông tin trên các diễn đàn độc lập cũng vạch trần sự dốt nát và chủ trương của giới lãnh đạo đảng CSVN trong những vụ bạo hành của công an. Chẳng hạn như bộ trưởng công an Lê Hồng Anh khuyến khích và ca ngợi công an thường phục bắn giết dân theo kiểu “thanh toán” của băng đảng xã hội đen. Dù rằng trên thực tế thì so sánh này là một sỉ nhục cho giới giang hồ xã hội đen, vì giới này còn có sự tự trọng hơn công an (2)… Ngoài ra, những thông tin, hình ảnh, video trên các trang mạng độc lập cũng cho thấy những ý nghĩa quan trọng về các phản ứng tự phát của người dân chống lại cường quyền. Thí dụ như cuộc đấu tranh tự phát, dân chúng Bắc Giang phá sập cổng Ủy ban Nhân dân, hỗn chiến ngay ở đồn công an sau vụ anh Khương bị công an đánh chết, chứng tỏ rằng, khi có điều kiện chín mùi và được thông tin kịp lúc, quần chúng trong một xã hội bị kìm kẹp sẽ vùng dậy mà không một cường quyền nào ngăn cản được. Cùng với nhiều biến cố tương tự đã xẩy ra, hình ảnh dân chúng cả thành phố Bắc Giang xuống đường chống lại nhà nước mang ý nghĩa một cuộc “diễn tập” trong cuộc đấu tranh bất bạo động của quần chúng hiện nay. Trong đó tinh thần đoàn kết, đồng loạt, và kỷ luật của những khối quần chúng đông đảo sẽ tạo thành sức mạnh vạn năng của nhân dân.

Tóm lại, trong bối cảnh của thế giời ngày nay, Việt Nam không còn giống như mấy thập kỷ trước đây, khi mà sự dối trá và tàn bạo ngự trị một cách tuyệt đối trên đất nước. Hình ảnh, lời nói thể hiện những chủ trương ngu muội của giới lãnh đạo đảng nói chung, cũng như hình ảnh của từng khuôn mặt, từng cá nhân công an tàn ác nói riêng, để ngay lập tức được công luận biết đến, được phơi bày đầy đủ trên các mạng thông tin độc lập. Hẳn là những người trong lực lượng công an của chế độ cũng đã nhận biết điều này. Và hẳn là họ cũng nhận biết rằng, tuy vẫn có những khác biệt, nhưng quần chúng Việt Nam trong và ngoài nước đều có chung một nhận định là, sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Với hai nhận biết vừa kể, mong rằng những người trong lực lượng công an hãy lựa chọn cách hành xử với dân chúng sao cho có lối thoát về sau này.

(1) “Luật sư Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn Đối Thoại về quan hệ tay ba Việt Nam – Hoa Kỳ – Trung Quốc”, http://doithoaionline.org/baimoitro…

(2) Điều này là đúc kết kinh nghiệm của cá nhân tác giả bài viết này, với tư cách là một người thường xuyên “làm việc” với công an CSVN.

(3)“Ý kiến nhỏ nhân ngày lễ lớn (về lý luận và thực tiễn)”, Hà Sĩ Phu (http://danluan.org/node/6273)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.