Hiệp sĩ đường phố: Một thất bại về pháp quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện hai “hiệp sĩ đường phố” bị cướp đâm chết vào tối ngày 13 tháng 5 tại đường Cách mạng tháng Tám, Thành Hồ đã và đang tạo ra nhiều tranh luận trái chiều về sự kiện này.

Cái chết của những hiệp sĩ này là sự mất mát không thể bù đắp cho thân nhân, và kèm theo đó là nỗi thất vọng về một nền pháp trị còn quá lỏng lẻo mang tính tùy tiện. Sau thảm kịch đau lòng nói trên, không ít người dân đã công khai chất vấn, lên án lực lượng công an về năng lực và trách nhiệm, bởi họ chính là người được trả lương bằng tiền mồ hôi, nước mắt của người dân thông qua thuế phí, và các khoản đóng góp, nhưng lại không bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.

Theo thống kê không chính thức, nhà cầm quyền CSVN đang phải nuôi khoảng 5,5 triệu công an, chiếm 12% ngân sách nhà nước, tương đương với non 7 tỷ Mỹ Kim. Thế nhưng lực lượng công an này đa số dùng cho nhu cầu đàn áp dân để bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng hơn là dùng cho nhu cầu bảo vệ an ninh và trật tự xã hội cho người dân.

Chính vì thế, các đội “hiệp sĩ đường phố” xuất hiện tự phát trong bối cảnh an ninh ở Việt Nam nhiều nơi không được đảm bảo. Nạn cướp giật ở Thành Hồ xảy ra trong nhiều năm và là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân thành phố này. Năm 2016 có đến 888 vụ cướp giật trong Thành Phố và tình hình chưa bao giờ được cải thiện, không một ai có thể yên tâm đeo túi xách, đồ trang sức hay cầm điện thoại trên đường phố. Năm ngoái, tạp chí The Economist đã xếp Thành Hồ đứng thứ 6 trong danh sách 10 thành phố nguy hiểm nhất thế giới.

Qua cái chết của những hiệp sĩ thể hiện hai thất bại lớn của nhà nước.

Thất bại đầu tiên là nhà nước đã không đảm bảo được an toàn cho công dân của mình, khiến những hiệp sĩ tay không tất sắt phải lao ra đường hành động giống như thời hồng hoang của xã hội phong kiến. Trong một xã hội pháp quyền, không có vai trò nào dành cho các hiệp sĩ. Bảo vệ đất nước đã có quân đội; bảo vệ an ninh xã hội đã có cảnh sát; bảo vệ lẽ phải đã có tòa án. Đó là những cơ cấu được tổ chức và vận hành có tính chuyên nghiệp cao, được huấn luyện và trang bị chu đáo để làm nhiệm vụ. Nhưng một xã hội mà người dân buộc phải tự bảo vệ mình trước cái xấu là một xã hội thất bại về mặt luật pháp.

Thất bại thứ hai là khi các hiệp sĩ ra đường, nhà nước đã không có chính sách nào để bảo vệ họ. Bộ máy công an kêu gọi người dân hợp tác trong vai trò hiệp sĩ trên đường phố, nhưng lại không đưa ra được một quy định pháp luật nào để bảo vệ. Như vậy, có thể thấy bộ máy công an cảnh sát lơ là nhiệm vụ bảo vệ, đẩy trách nhiệm này sang cho người dân, xúi người dân đi làm một việc mà pháp luật không thừa nhận và nguy hiểm cho chính tính mạng của họ.

Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao đến nông nỗi người dân phải tự bảo vệ mình? Vai trò của lực lượng công an đang ở đâu khi nạn trộm cướp diễn ra hết sức trắng trợn ở mọi nơi, mọi lúc như chỗ không người trước sự bất lực của nhà nước?

Nguyên do phải chăng là lực lượng công an cảnh sát Việt Nam, thay vì bảo vệ trị an, đang tập trung sử dụng vào việc trấn áp người dân khiếu kiện, cướp đất, đàn áp biểu tình, canh giữ người đấu tranh cho dân chủ, tự do… thậm chí công an đứng đầy đường bắt hàng rong, dẹp vỉa hè và lo trấn lột, ăn mãi lộ?

Tội phạm hình sự là những kẻ liều lĩnh luôn manh động và thường có hung khí. Vì thế, để đấu tranh với chúng là công việc rất nguy hiểm, đòi hỏi cả trí tuệ, kỹ năng nghiệp vụ lẫn trang thiết bị phòng vệ. Trong khi những người là hiệp sĩ không được đào tạo nghiệp vụ. Công việc đầy nguy hiểm đó nếu được thực hiện bởi những con người nghiệp dư là sự đánh đu với tính mạng của chính họ. Đấu tranh chống tội phạm chỉ bằng nghĩa khí và lòng nhiệt tình, thì rõ ràng không cân sức.

Có thể thấy, mô hình hiệp sỹ đường phố là mô hình khó có cơ sở pháp luật để tồn tại. Không ai phủ nhận rằng mỗi người đều phải có trách nhiệm để cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn. Nhưng điều rõ ràng là một xã hội pháp quyền phải cai trị bằng pháp luật, không phải bằng nghĩa khí. Bởi nghĩa khí của những con người có nhận thức khác nhau sẽ có quan niệm khác nhau về lẽ phải. Không loại trừ họ nhận thức sai về lẽ phải, cũng như nhận định sai về tình huống dẫn đến hành động sai.

Trong bất cứ sự phân định quyền lực nào cũng có giới hạn nhất định cho nên mới có khái niệm quyền hạn đi theo quyền lực. Khi một nhóm hiệp sĩ tổ chức theo dõi, bắt giữ, áp tải và can thiệp vào một vụ tranh chấp dân sự của hai công dân, thì đó là họ đã đi quá giới hạn. Bởi, tức thời chúng ta tước bỏ tự do, hoặc hạn chế tự do của một ai đó như còng, trói, điều đó phải được thực hiện bởi quyền lực nhà nước chứ không phải quyền lực của một tổ chức không được luật pháp thừa nhận.

Nhà cầm quyền CSVN thường lập lờ nước đôi ngợi khen, ủng hộ và tôn vinh hiệp sĩ khi họ có thành tích trấn áp tội phạm, và im lặng khi họ bị chỉ trích. Tuy nhiên, điều này đang tạo ra những tiền lệ nguy hiểm. Bởi hiệp sĩ chỉ cần trong thời loạn, khi hiệu lực cai trị của nhà nước suy yếu, hoặc khi lợi ích của nhà nước không đồng nhất lợi ích của xã hội. Khi xã hội cần đến các hiệp sĩ, nghĩa là có một khoảng trống quyền lực cần được phủ lấp.

Thật nguy hiểm nếu các hiệp sĩ trở thành một phần của thể chế, hay sự trợ giúp cho thể chế. Bởi một xã hội mà nhiều bên khác nhau được quyền cổ xuý sử dụng bạo lực, là một xã hội dung dưỡng luật rừng, và chứa đựng mầm mống của sự hỗn loạn.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.