Họ nói cho tôi về ý nghĩa tạ ơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày nay hầu như người Việt Nam biết đến ngày Lễ Tạ ơn được xem như ngày Lễ Quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribbean và Liberia. Nó có một ý nghĩa hết sức lớn lao trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân những xứ này dù họ thuộc chủng tộc, mầu da hay ngôn ngữ nào.

Người Mỹ đang trong tâm thế chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ ơn. Hôm nay kết thúc buổi học tiếng Anh tại trường Cao đẳng, giáo viên của tôi ra tận cửa và chúc mừng ngày Lễ Tạ ơn, đồng thời yêu cầu chúng tôi phải nói được suy nghĩ của mình để tạ ơn ai, biết ơn cái gì đã cho chúng ta có cuộc sống hằng ngày mà ta đang thụ hưởng.

Tôi nói với giáo viên của mình rằng, tôi tạ ơn Thiên Chúa, cha mẹ, vợ con, người thân, nước Mỹ, và chính cô giáo. Cô giáo rất vui!

Tôi nghĩ đến những tù nhân lương tâm đã, đang bị cầm tù chỉ vì yêu và cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân và máu xương thịt da của mình. Tôi tự hỏi, họ có phải là đối tượng để chúng ta phải tạ ơn, tri ân không vậy.

Hỏi chính là câu trả lời, chúng ta không biết ơn, tri ân những con người đã hi sinh cuộc đời mình cho quê hương đất nước thì rõ ràng chúng ta là người vô cảm, tinh thần cằn cỗi, tâm linh rối đen, cuộc sống thật bất hạnh.

Những nhà thông thái có cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta lời khuyên muốn sống hạnh phúc phải biết ơn nhau – sống với lòng biết ơn và quảng đại.

Đối với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, họ là thành phần dần dần trở nên đông đúc, nhưng lại ít người biết đến họ.

Họ được nhắc đến mỗi khi có ai đó bị bắt, bị xử tù nhưng con người ta lại thờ ơ không biết họ đã dành một phần hay cả cuộc đời hành động vì tình yêu quê hương đất nước.

Họ đòi hỏi quyền lợi không chỉ cho riêng họ, gia đình, người thân nhưng mà cho hầu hết chúng ta, ngược lại thì họ nhận được sự hững hờ, thậm chí bội bạc, phỉ báng.

Tại sao chúng ta không dành cho những tù nhân lương tâm một giờ đồng hành cùng họ, nghĩ về họ, biết ơn tri ân họ? Thời khắc đất nước lâm nguy trước hiểm họa giặc Tầu Cộng, họ là những chiến sĩ xung trận, là người đòi hỏi quyền sống chính đáng khi chúng ta bị kẻ cầm quyền tước đoạt.

Lòng biết ơn cũng được biết đến như là văn hóa truyền thống của người Việt với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biết ơn nền tảng của sự hướng thiện. Nhưng dường như chủ nghĩa cộng sản đã làm biến dạng, méo mó, và triệt tiêu nó.

Tôi có may mắn được nói chuyện, chia sẻ với nhiều tù nhân lương tâm. Họ nói nhiều đến lòng biết ơn. Lòng thiện hảo từ tâm căn của họ đã hun đúc họ trở thành một khí cụ mang nhiều thiện hảo cho tha nhân và đất nước. Chính họ đã cho tôi hiểu nhiều hơn nữa về ý nghĩa của lòng biết ơn.

Biến lòng biết ơn trở thành hành động. Đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. Biết ơn là cống hiến cho xã hội những gì mình đã được hưởng thụ. Đó mới chính là sự công bằng, bình đẳng giữa người với người.

Hầu như những tù nhân lương tâm hiểu được giá trị của lòng biết ơn nên họ liều thân mình tận tụy hơn trong công việc cho non nước, họ thực hành đời sống bác ái tốt hơn, họ hài lòng với cuộc sống thực tại dù bị gông cùm trong chốn ngục tù, kiên vững tiếp tục con đường đã chọn trong cuộc sống.

Tôi tin chắc rằng, các tù nhân lương tâm của dân tộc Việt Nam hàng ngày họ vẫn đang thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tất cả người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại, bằng những sự chịu đựng đời sống khắc nghiệt trong chốn lao tù, bằng niềm vui và sự hoan lạc trong niềm tin một Việt Nam sẽ thịnh vượng trở lại.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các tù nhân lương tâm, đến thân nhân và gia đình của họ. Tôi cũng tin rằng người dân Việt Nam chúng ta trăm lòng thu về một mối, ngàn tim trong một mối tình để biết ơn, tri ân người tù yêu nước và cùng họ vực lại giang sơn gấm vóc đang chìm trong điêu linh, giữa dòng vực thẳm bởi sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.

Porland, OR 20/11/2018
Paulus Lê Sơn

 

 

 

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.