Hỗ trợ nạn nhân bị tra tấn

Một góc Công viên Tao Đàn, TP.HCM. Ảnh: FB Phạm Lê Vương Các
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, ngày 26/6 là Ngày quốc tế hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims).

Đây cũng là ngày đánh dấu cho Công ước Chống Tra tấn của LHQ bắt đầu có hiệu lực kể từ năm 1987.

Theo Công ước này, tra tấn được định nghĩa là hành vi gây ra đau đớn nặng nề hoặc đau khổ lên thể xác hay tinh thần đối với người khác được thực hiện bởi viên chức chính quyền nhằm mục đích lấy lời khai, lời thú tội hay để trừng phạt người đó.

Tra tấn không áp dụng thời hiệu truy tố. Tức bất kỳ một viên chức chính quyền nào thực hiện hành vi tra tấn mà thời điểm đó pháp luật không xử lý được họ, thì 50-70 năm sau vẫn có thể truy tố họ về hành vi này.

Không bị tra tấn là một quyền tuyệt đối không thể bị giới hạn hay tước bỏ bởi bất kể lý do gì, kể cả trong tình trạng chiến tranh, xung đột chính trị hay vì lý do an ninh quốc gia.

Các lời biện minh cho hành vi tra tấn như “làm theo lệnh cấp trên” hay “làm theo chỉ đạo” sẽ không được xem xét hay là một tình tiết giảm nhẹ theo Công ước Chống tra tấn vì người thực hiện hành vi tra tấn nhận thức rõ pháp luật nghiêm cấm tuyệt đối về hành vi này nhưng vẫn cố ý thực hiện. Người ra lệnh lẫn người thực hiện hành vi tra tấn đều phải chịu trách nhiệm mà không thể biện minh hay đổ lỗi cho nhau.

Tra tấn bị cấm tuyệt đối được chấp nhận là một nguyên tắc không chỉ theo luật mà còn theo tập quán quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc, người có hành vi tra tấn sẽ không thể dung thân ở bất kỳ quốc gia nào.

Người thực hiện hành vi tra tấn không chỉ phạm pháp mà còn thúc đẩy cho việc hủy hoại lương tri và tâm hồn của chính mình.

Nhân Ngày quốc tế hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn 26/6, tôi xin được gửi lời chúc bình phục đến các nạn nhân bị bắt giữ và bị tra tấn tại công viên Tao Đàn hôm 17/6.

Nguồn: FB Phạm Lê Vương Các

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.