Hoa Vi: Tham vọng thống trị ngành viễn thông của Trung Quốc bị đe dọa

Quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lãm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Với vụ lãnh đạo cao cấp của Hoa Vi (Huawei), tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ, kèm theo là một loạt những quyết định hạn chế sử dụng thiết bị của Hoa Vi đến từ các đồng minh của Hoa Kỳ, tham vọng thống trị công nghệ viễn thông của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đây chính là thẩm định của nhiều chuyên gia phân tích được hãng tin Pháp AFP ngày 11/12/2018 trích dẫn.

Ngay từ trước khi bùng lên vụ giám đốc tài chánh của Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt tại Canada, với khả năng bị cho dẫn độ qua Mỹ, tập đoàn Hoa Vi đã bị nhiều nước phương Tây tẩy chay ở những mức độ khác nhau. Đối với ông Paul Triolo, chuyên gia về công nghệ thuộc văn phòng tham vấn Eurasia Group, đe dọa đối với Hoa Vi rất nghiêm trọng vì lẽ: “Nếu mất đi quyền tiếp cận các thị trường béo bở ở phương Tây, Hoa Vi có nguy cơ mất luôn khả năng tăng trưởng để có tiền chi trả cho công việc nghiên cứu và phát triển”, rất cần thiết cho một tập đoàn công nghệ mũi nhọn.

Bị đe dọa nhiều nhất là thế hệ thứ năm của công nghệ di động 5G, được cho là sẽ trở thành xương sống của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế, một trong những lãnh vực mà Bắc Kinh có tham vọng đứng đầu thế giới thông qua kế hoạch “Made in China 2025”.

Tuy nhiên, Washington đã hết sức lo ngại trước nguy cơ Bắc Kinh, với công nghệ 5G trong tay, có thể thao túng hệ thống thông tin liên lạc quân sự Mỹ.  Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đặc biệt nghi ngờ Hoa Vi, một tập đoàn do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc thành lập.

Ông James Lewis, một chuyên gia về công nghệ tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington đã minh họa nỗi lo ngại của chính quyền Mỹ bằng hình ảnh của một người xây nhà đã quyết định là sẽ ăn trộm ngôi nhà của chính anh ta xây nên: “Anh ta biết rõ mọi sơ đồ thiết kế của ngôi nhà, hệ thống điện, các ngõ vào, và thậm chí cả chìa khóa.”

Bên cạnh nguy cơ mất thị trường, lá cờ đầu của ngành công nghệ viễn thông Trung Quốc có thể bị Hoa Kỳ cấm mua sản phẩm của các công ty Mỹ như Intel hay Qualcomm, từ chip điện tử cho đến các thiết bị tối tân khác mà Hoa Vi rất cần. Cho đến nay sản phẩm của Hoa Vi được cho là lệ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung ứng đó.

Theo ông Triolo, tình huống đó “sẽ là thảm họa cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc, đe dọa từ Hoa Vi, các nhà thầu phụ cung cấp cho Hoa Vi, cho đến tương lai toàn ngành công nghiệp.”

Phía Trung Quốc cũng không che giấu lo ngại. Theo một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, một lệnh cấm vận chip điện tử của Mỹ sẽ là một vố “dữ dội” đối với Hoa Vi, “thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với đòn đánh vào ZTE”, một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc, suýt bị phá sản sau khi bị Mỹ trừng phạt.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đánh giá là “lố bịch” những nghi ngờ của Mỹ đối với Hoa Vi. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng chính chủ nghĩa dân tộc được biểu lộ thái quá của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến phương Tây lo ngại.

Ông Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ, và vào năm 2015, đã cho thông qua một bộ luật buộc các công ty phải cộng tác với Nhà Nước trong các vấn đề an ninh quốc gia.

Theo luật này, với tư cách là một tập đoàn Trung Quốc, dĩ nhiên là Hoa Vi phải phục tùng yêu cầu của Bắc Kinh trên vấn đề an ninh, và như vậy mối lo ngại của phương Tây không phải là không có cơ sở.

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.