Hội nghị Người Việt ở nước ngoài: nhạt nhẽo, không có thực chất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kết quả hội nghị Người Việt ở nước ngoài: Cuộc họp nhạt nhẽo, không có thực chất

Một cuộc họp “lớn” người Việt ở nước ngoài với nhà cầm quyền trong nước vừa diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23-11 ở Hànội. Báo trong nước sính dùng chữ nghĩa huênh hoang cho rằng đây là “Hội nghị Diên Hồng”(!) thời đổi mới.

Cuộc họp này, mục đích thật sự là gì? thái độ người Việt nước ngoài ra sao? Nay đã kết thúc, kết quả ra sao, có thành sự kiện lớn, “cú hích” đáng kể?

Trước hết tại hội nghị, chính quyền trong nước vẫn tránh né 1 vấn đề cơ bản nhất. Vì sao có hiện tượng thuyền nhân hồi 1975 – 1980, để số người Việt ở nước ngoài tăng vọt – nay lên gần 4 triệu – với một số khá lớn bà con ta bỏ xác trong đại dương? Chính quyền trong nước chưa bao giờ nhìn nhận ngay thẳng bi kịch lớn này, chưa có một lời nhận tội, nhận lỗi, nhận sai lầm hay khuyết điểm, hay chí ít là tỏ ra làm tiếc, hối hận, hay nhận phần trách nhiệm của mình đã để xảy ra sự kiện bi thảm dân tộc chứ từng có này.

Tại sao Nhật hoàng, thủ tướng Nhật biết cúi đầu xin lỗi nhân dân châu Á và thế giới về những tội ác chiến tranh, cả đến Giáo hoàng cũng xin lỗi nhân dân châu Âu và thế giới vì từng cộng tác với phát xít Hit-le trong thế chiến 2.

Còn nhà cầm quyền cộng sản Việt nam, ngược lại, còn rắp tâm thực hiện việc phá các tấm bảng, mộ chí và di tích kỷ niệm các thuyền nhân bỏ mình trên biển và trong các trại tỵ nạn ở Nam Dương, Mã lai… Thế là coi bà con là “núm ruột nối dài”, là “anh chị em ruột thịt”, là “tình đồng chủng, nghĩa đồng bào” ư? Thế là “đại đoàn kết”, là “bỏ qua quá khứ, nhìn tới tương lai” ư? Như vậy mà dẫn đến Hội Nghị Diên Hồng mới được ư?

Chỉ cần đặt vấn đề xem qua cuộc hội nghị lớn này, Bộ chính trị 14 người hiện nắm trọn quyền sinh sát của đất nước, không chia sẻ cho một ai khác, tóm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nắm trọn quyền chuyên chính và dụng cụ đàn áp: quân đội, công an, cảnh sát, toà án, nhà tù, – 14 người không hề được dân bầu qua một lá phiếu nào – hiện coi trọng hay khinh rẻ bà con ta ở nước ngoài? Hãy xét họ qua việc làm chứ không qua lời nói. Chỉ cần xét cho kỹ: họ coi trọng con người hay coi trọng của cải của bà con ta ở hải ngoại. Họ trọng Người hay trọng Của, như sách kinh điển của người xưa về ứng xử giữa con người với nhau hay đặt ra.

Nếu trọng Người, bộ chính trị cộng sản và bộ máy của họ ắt nhân dịp này tỏ ra trọng chất xám, lắng nghe mọi ý kiến xây dựng ngay thật, đối thoại bình đẳng với bà con ta, thẳng thắn công nhận những sai lầm, minh bạch giải tỏa những băn khoăn vướng mắc của bà con ta trên tinh thần quý trọng, tin cậy nhau trong đại gia đình Việt nam thuận hòa, êm ấm. Suốt những ngày qua không hề có biểu hiện nào như thế!

Tiết mục quan trọng nhất là nghe ông chủ tịch nước đọc diễn văn dài thòng kiểu đại ngôn, rồi nghe một thứ trưởng trưởng ban Người Việt ở nước ngoài đọc báo cáo chỉ kể lể những điều hay ho tốt đẹp, toàn một màu hồng, nhằm cuối cùng là kêu gọi đông đảo bà con ta mang thật nhiều tiền của trở về.

Xong phần chính ồn ào, các đại biểu được chia nhỏ để cùng nhau “trao đổi, đối thoại” với đại diện nhà cầm quyền, thực tế là 2 bên khen ngợi, tâng bốc nhau, theo kiểu mặc áo thụng vái nhau như trên sân khấu, mọi chuyện êm ả, dĩ hoà vi quý! Để còn ăn nhậu, cụng ly, xem nhảy múa, nghe ca hát, trao tặng phẩm…

Nếu trọng Người, họ đã không có những biểu hiện cao ngạo của người thắng trận, của kẻ cầm quyền như thế. Vẫn là thái độ kiêu căng vô lối của kẻ tài giỏi tuyệt đối(!), không cần nghe ai, ngăn cản phản biện, chỉ có một chiều dạy bảo, ban ơn, ban phát bằng khen, huân chương; những điều này, chỉ có những người thiếu nhân cách và thiếu tự trọng mới có thể cúi đầu tiếp nhận.

Do nhà cầm quyền trong nước vẫn một mực không trọng con Người, không tôn trọng Nhân quyền, không tôn trọng quyền Dân chủ Tự do của người Việt trong và ngoài nước, do đó trong hội nghị đã không hề có đối thoại bình đẳng, không hề có giải đáp thỏa đáng vô vàn thắc mắc chính đáng của các đại biểu, của bà con ta về lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo, về bảo vệ ngư dân, về chống tham nhũng, về khai thác bô-xít, về viện IDS, về mạng Tia Sáng, về Nghị quyết 97…

Vẫn là thái độ trịch thượng một chiều, đảng cho biết đến đâu thì được biết đến đó. Biết trước điều đó, nên tuyệt đại đa số bà con gốc Việt ở nước ngoài vẫn thờ ơ, ngán ngẩm ngay từ trước cuộc họp; cũng do đó nhà cầm quyền cộng sản vừa qua chỉ huy động nổi một phần cực nhỏ chất xám, hiểu biết, kỹ thuật, kinh nghiệm và quá ít ỏi tiền của (chỉ chừng 2 tỷ đôla đầu tư của 4 triệu người (!) trong hàng mấy chục năm qua), trong khi vốn liếng của bà con ta là cực kỳ phong phú, phải nói là vô tận, là khổng lồ, như một kho vàng ròng cực quý của cả 2, 3 thế hệ người Việt hải ngoại, tất cả vẫn ở ngoài tầm huy động của nhà cầm quyền độc đoán.

Nhân dịp này, cần chỉ rõ chiếc đũa thần đang nằm trong tay Bộ chính trị Hànội để đánh thức kho báu vô tận ấy, nhưng họ đã bỏ qua thời cơ. Chỉ cần 14 con người ấy – trên đỉnh cao quyền lực tuyệt đối – tỏ ra thật lòng đặt quyền lợi nhân dân lên cao nhất, khiêm tốn nhìn nhận những lầm lẫn thiếu sót, trả lại cho xã hội quyền tự do công dân như hiến pháp quy định, để xã hội ta được hưởng mọi quyền tự do như đông đảo nhân dân các nước khác, chỉ cần như ở Thái lan, Nam Dương hay Phi luật Tân chẳng hạn, có tự do bầu ứng cử tự do báo chí như ở các nước ấy, thì chuyện thần kỳ sẽ xảy ra ngay.

Lúc ấy, chỉ lúc ấy, bà con ta sẽ tự khắc rủ nhau mang mọi tài sản về nước để giúp quê hương, Tổ quốc, không chút e ngại đắn đo; chất xám, tri thức, tay nghề, kinh nghiệm, vốn kinh doanh hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la, hằng vài chục tỷ đôla cũng không quá khó, sẽ đổ về nước để bù lại bao thời gian đã mất, để bù lại bao thời cơ bị bỏ lỡ, để cho Tổ quốc Việt nam thật sự “RA KHƠI” và thật sự “CẤT CÁNH”, thu hẹp nhanh những cách biệt đáng tủi hổ so với các nước láng giềng và cả các nước văn minh. Không được vậy thì “ra khơi”, “cất cánh” chỉ là ảo giác, nói cho vui, để vỗ tay, để lừa nhau, cho nhau ăn bánh vẽ…

Văn hoá Việt nam cũng là ở đó. Cuộc hội nghị này đã có riêng một diễn đàn về Văn hoá Dân tộc. Nhưng diễn đàn này đã bỏ qua một vấn đề văn hoá cấp bách, quan trọng là làm sao đưa chế độ thống trị của duy nhất một đảng chuyển lên một nấc văn minh cao hơn là chế độ dân chủ của toàn dân, với tiêu biểu là lá phiếu tự do của người công dân được suy nghĩ tự do, lập hội tự do theo hiến pháp. Bởi vì không có gì vô văn hoá, phản văn hóa hơn là người Việt nam với nhau lại cậy độc quyền về quyền lực để tịch thu quyền tự do của nhau, của bà con ruột thịt của mình, thống trị anh chị em cùng chung máu thịt chỉ vì lợi ích phe nhóm, đảng phái riêng, với những cuộc bầu cử tiền chế “đảng chọn, dân giả vờ bàu” nhàm chán, đáng hổ thẹn mà vẫn cứ làm để thành trò cười!

Cuối cùng, do Người là vốn quý nhất, Người làm ra của, nên nếu khinh Người mà trọng của thì cuối cùng sẽ mất sạch cả Người lẫn của, để trắng tay và đổ vỡ, như chế độ xô viết ở Liên xô cũ, như “chủ nghĩa xã hội hiện thực” bất nhân phi nghĩa chà đạp quyền tự do công dân, từng vang bóng một thời ở Đông Âu và sụp đổ 20 năm trước.

Qua cuộc họp nhạt nhẽo, hình thức thiếu thực chất vừa qua, có thể rút ra kết luận là nếu chế độ độc quyền đảng trị vẫn chứng nào tất nấy, khinh thị con người, khinh thị sự thật và lẽ phải, khinh thị nhân dân, chỉ mong huy động tiền bạc của bà con gốc Việt, thì cuộc họp người Việt ở nước ngòai, dù có hơn 1 ngàn hay mấy ngàn người dự, chỉ là phung phí công sức, thời gian và tiền của của đất nước, kết quả ít ỏi, nghèo nàn, không tạo nên một “cú hích” cần thiết nào cho sự nghiệp phát triển đất nước, là lẽ đương nhiên.

Danh nghĩa “Hội nghị Diên Hồng” càng thêm nhạt nhẽo, vô duyên và mỉa mai vậy!

Bùi Tín
Paris 24-11-2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”