Hội Nghị Quốc Tế 2006 về dân chủ hóa Trung Quốc và các nước Á Châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị Quốc Tế năm 2006 về dân chủ hóa Trung Quốc và các nước Á Châu diễn từ ngày 14 đến 19 tháng 5 năm 2006 tại Khách Sạn Park Inn thuộc thành phố Berlin, Đức Quốc. Hội Nghị quy tụ khoảng 200 tham dự viên, đa số là người Trung Quốc thuộc nhiều tổ chức tranh đấu cho nền dân chủ Trung Quốc đến từ nhiều nước trên thế giới; bên cạnh đó còn có một số vị dân cử, trí thức đến từ Úc, Đức, Bỉ, Nhật, các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới như Human rights Without Frontieres, các tổ chức dân chủ tại Đài Loan, Hongkong…; và đại diện một số nước Á châu như Turkistan, Uyghur, Bắc Hàn, Mộng Cổ, Miến Điện, Tây Tạng và Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam được đại diện bởi ông Nguyễn Kim – Chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng và ông Nguyễn Quốc Nam – Chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.

Chương trình chính thức bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng ngày 15/5, Ban Tổ Chức đã chiếu lại những hình ảnh của thảm kịch Thiên An Môn tháng 6 năm 1989. Tiếp theo là lời chào mừng đại hội của Ban Tổ chức Federation For a Democratic China (FDC) và một số quan khách như ông Willy Fautré, chủ tịch Human rights Without Frontieres (Hội Nhân Quyền Không Biên Giới), ông Tobias Baumann (Giám Đốc Hàn Lâm Viện Âu châu tại Bá Linh), ông Yingmao Gao (Giám Đốc Tổ chức nhân quyền tại Đài Loan).

Tiếp đến là phần trình bày của Thượng nghị sĩ Úc Victor Perton, Tiến Sĩ Kay Moller (Foundation for Economics and Politics in Germany),… nói về sự hỗ trợ của các nước cho vấn đề dân chủ hóa Trung Quốc.

Bước sang ngày 16/5, chương trình được tiếp tục với phần thảo luận về sự hỗ trợ cũng như ảnh hưởng của các nước Âu châu, đặc biệt là Đức đối với việc dân chủ hóa Trung Quốc.

Vào lúc 14 giờ là phần phát biểu của phái đoàn Việt Nam. Mở đầu là phần phát biểu của ông Nguyễn Kim, chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Ông đã trình bày về sự tương quan giữa công cuộc dân chủ hóa của hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam. Ông cũng đề nghị cùng Hội Nghị 3 công tác cụ thể: 1/ Khai dụng Nghị Quyết 1481 của Hội Đồng Âu Châu, để cùng nhau vận động thiết lập một ngày để toàn thế giới tưởng niệm nạn nhân các chế độ cộng sản; 2/ thuyết phục các quốc gia đang làm ăn với những chế độ độc tài Cộng sản hãy kèm theo những áp lực buộc phải tôn trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội; 3/ Vận động các hãng cung cấp dịch vụ Internet như Yahoo, Google, và Microsoft không cung cấp cho các chế độ độc tài những kỹ thuật để ngăn chận việc tự do sử dụng Internet hoặc giúp đỡ chế độ độc tài truy tìm những nhà dân chủ sử dụng mạng lưới.

Sau đó, ông Nguyễn Kim đã đặc biệt giới thiệu phần phát biểu bằng âm thanh của Kỹ Sư Phương Nam Đỗ Nam Hải chào mừng Hội Nghị từ Sài Gòn và anh đã trình bày về Tuyên Ngôn Về Tự Do Dân Chủ 2006, kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam và ông tin rằng sự kết hợp giữa các tổ chức dân chủ Á châu sẽ mau chóng đưa đến thành công.

Sau phần phát biểu của Ks. Đỗ Nam Hải, ông Nguyễn Kim đã nhấn mạnh trước hội nghị là phong trào đấu tranh cho dân chủ tại VN rất cần sự hỗ trợ của tất cã mọi người yêu chuộng tự do, dân chủ trên thế giới.

Tiếp đến là phần tham luận của ông Nguyễn Quốc Nam. Ông lấy làm tiếc về sự cách biệt giữa trọng lượng kinh tế của Cộng Đồng người Hoa hải ngoại và ảnh hưởng chính trị của họ (so với Cộng Đồng Do Thái). Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò ngoại vận và khuyến khích các Tổ Chức Đấu Tranh cố gắng đảo ngược tình trạng này.

Trong phần kết luận, ông đã đưa ra 2 đề nghị:

1- Mỗi khi có cơ hội, nên mở rộng diễn đàn cho các nhà đối kháng trong nước (như hôm nay, ban tổ chức đã chấp nhận lời đề nghị của phái đoàn Việt Nam, phát thanh lời chào mừng và phát biểu trước Đại Hội),

2- Thành lập một văn phòng liên lạc để các tổ chức và lực lượng đấu tranh được liên lạc, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau khi có nhu cầu.

Ngay sau phần trình bày của phái đoàn Việt Nam, ông Peng Xiaoming, Chủ bút tờ báo New China và là phó Trưởng Ban Tổ Chức hội nghị đã phát biểu trước hội nghị về sự vượt trội của người Việt Nam đối với người Trung Hoa tại hải ngoại về nhiều mặt. Ông cũng cho rằng sự kiện tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ đã tiếp kiến những nhà đối kháng nhân dịp lễ độc lập của Hoa Kỳ là một sự kiện mà tại Trung Hoa lục địa chưa bao giờ xảy ra.

Ông ca ngợi người Việt không ngần ngại gian khổ, phấn đấu nhiều mặt và có những lực lượng đối kháng khắp nơi.

Là một nhà báo ông cũng biết đến việc thủ tướng VC Phan văn Khải bị chống đối mạnh mẽ qua các chuyến công du tại Hoa Kỳ và Âu Châu,…và việc vận động thành công cờ Vàng của người Việt tại Hoa Kỳ. Để kết luận ông Peng cho rằng người Trung Hoa phải cần học hỏi nhiều ở những người bạn VN.

Tiếp theo là phần trình bày của nhiều phái đoàn trong hội nghị, đặc biệt là các ông Willy Fautre (chủ Tịch Human Rights Without Frontieres), Giáo Sư Nhật Teruo Tono-Oka, ông Maleino Seishu (đại diện Liên Đoàn Thượng Nghị Sĩ Nhật Bản) và các phái đoàn nhân quyền người Nhật,…. đã ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn của các nhà dân chủ Việt Nam.

Cuộc thảo luận sau đó được tiếp tục với phần trình bày của đại diện cho các lực lượng dân chủ Mông Cổ, Miến Điện.

Chương trình ngày thứ hai của hội nghị kết thúc bằng cuộc thảo luận về tự do báo chí, đặc biệt là qua phương tiện truyền thông hiện đại là Internet.

Và sau cùng Hội Nghị đã thảo luận để chung quyết về Lời Kêu Gọi của Hội Nghị liên quan tới vấn đề bảo vệ những nhân quyền căn bản tại Trung Quốc và nhất là lên án hệ thống buôn lậu các bộ phận của con người.

Trước khi chấm dứt ngày thứ hai của hội nghị, ông Peng Xiaoming đã kêu gọi mọi người hỗ trợ cho phong trào dân chủ tại VN, cụ thể là ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn 8406 cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam.

Sau lời kêu gọi của ông Peng Xiaoming, hầu hết đại diện các phái đoàn đã ký tên ủng hộ như: Human Right Without Frontrier, Liên Minh cho một Trung Hoa Dân Chủ (The Federation For A Demokratic China); The Soceity of the Chinese Student in Germany, Chinese Alliance for Democracy (NSW. Autralia), European Academy Berlin (ông Tobias Baumann), Alignment of Chinese Democracy, April fifth Action (Hongkong), Phái đoàn dân chủ Bắc Triều Tiên, Phái Đoàn Dân Chủ Miến Điện, Nội Mông Nhân Dân Đảng, Đảng Dân Chủ Xã Hội Trung Hoa (USA), Trung Hoa Dân Hội (Hongkong), Giáo sư Tonooka Teruo, cựu dân biểu Seishu Makino và các phái đoàn Nhân quyền Nhật Bản gồm các ông Ando Kan, Kotai Daisuke, Prof. Jiao Guobiao (Perking University), Prof. Johnny Su (Toronto, Canada),…

Hội Nghị sẽ tiếp diễn trong ngày 17/5 với phần thảo luận về những khó khăn trong vấn đề dân chủ hóa Trung Quốc; chương trình ngày 18/5 sẽ đặc biệt dành cho cuộc thảo luận về “cách mạng văn hóa” tại Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 sự kiện này. Chương trình hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 19/5 với phần thảo luận về ảnh hưởng của cuộc “cách mạng văn hóa” trên hệ thống chính trị, văn hóa và xã hội Trung Quốc.


Bài Nói Chuyện của ông Nguyễn Kim, Chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Kính thưa quí vị,

Trước hết, thay mặt cho Đảng Việt Tân, tôi xin gởi đến quí vị lời chào đoàn kết trong mục tiêu mang lại Tự do, Dân chủ và Hòa Bình cho Á Châu. Tôi chân thành cám ơn ban tổ chức Hội nghị đã cho tôi cơ hội này để trình bày một số suy nghĩ của chúng tôi về nỗ lực đem lại Tự Do Dân Chủ cho nhiều vùng thuộc Á Châu vẫn còn khổ đau dưới sự độc tài.

Trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam đã trải qua những thời kỳ khó khăn do những người lãnh đạo, nhân danh những chủ nghĩa ngoại lai, áp chế lên toàn thể dân tộc những hình thức cai trị độc ác và dã man. Tại Trung Quốc và Việt Nam, nạn nhân của hai chế độ này lên đến hàng triệu người. Đấy chỉ là một chỉ dấu của sự tàn ác và man rợ mà hai dân tộc phải gánh chịu cho đến ngày nay.

Trong lúc cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đang ở tột điểm, thì chiến dịch triệt hạ nặng nề giai cấp trí thức đồng thời xảy ra tại miền Bắc Việt Nam. Trong lúc Pháp Luân Công bị truy lùng khắp mọi ngõ ngách ở Trung Quốc, thì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, chùa chiền của Giáo Hội bị tịch thu.

Trên bình diện kinh tế và xã hội hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc cũng có những nét giống nhau về các vấn nạn. Tình trạng bất công trong xã hội, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng đã làm cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng khủng khiếp. Đây là lý do chính dẫn tới những cuộc nổi dậy của nông dân và các cuộc đình công của giới công nhân đã và đang xảy ra ở cả hai nước.

Trong bối cảnh đó, các lực lượng dân chủ tại Trung Quốc và Việt Nam đang phải đối diện với nhiều câu hỏi và vấn nạn giống nhau. Có lẽ câu hỏi lớn nhất là tại sao các dân tộc tại Đông Âu đã đứng lên tự giải phóng mình mà các dân tộc Á Châu dưới gông cùm cộng sản vẫn chưa lay chuyển. Và đồng thời những loại ngụy biện “Dân chủ tự do Đông Phương khác Tây Phương” của một số lãnh tụ gốc Á Châu đang bịt mắt nhiều người tại Châu Á và thế giới; hoặc ngụy biện cho rằng: “Cứ phát triển kinh tế trước rồi sẽ cải tiến tình trạng nhân quyền từ từ qua đối thoại”. Các quan niệm sai lầm này đã được tầng lớp thống trị sử dụng để làm giàu. Họ chính là giới “Tư Bản Đỏ” tại Trung Quốc và Việt Nam.

Chính vì sự bất công mà cả hai dân tộc cùng chịu đựng và những thử thách mà chúng ta cùng đối diện, các lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam và Trung Hoa có nhu cầu liên kết, phối hợp hành động và nhất là cùng liên đới với những nước đang bị nạn độc tài khác tại châu Á, để dấy lên làn sóng dân chủ Thứ Tư hầu quét sạch các chế độ độc tài cộng sản ra khỏi Á Châu trong thế kỷ 21 này. Với khát vọng đó, chúng ta phải thống nhất trong cùng một tiếng nói để chuyển đạt đến toàn thế giới rằng các dân tộc tại châu Á là những con người đang mang khát vọng Tự Do, đáng có một đời sống không còn sự sợ hải, có công bình và bình đẳng. Đây là khát vọng của con người, chứ không phải Đông hay Tây, và không một chính quyền nào có thể tước đoạt được.

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể thách thức một chế độ đầy kinh nghiệm với các thủ đoạn đàn áp và bạo lực, được hỗ trợ bởi bộ máy công an thô bạo. Đảng Việt Tân tin rằng cán cân sức mạnh nằm về phía người dân. Bất cứ chính quyền nào cũng tồn tại qua sự đồng ý của người dân. Cho dù sự đồng ý đó đến từ một cuộc bầu cử tự do và trong sạch, hoặc đến từ sự cưỡng bức và áp đặt bởi một chế độc độc tài, người dân vẫn có sự chọn lựa để rút lại sự đồng ý của mình. Và nếu toàn dân cùng rút lại sự đồng ý của mình bằng cách phản đối ôn hòa, bất hợp tác, bất tuân lệnh thì không có một chế độ độc tài nào có thể tồn tại được.

Đây là đặc tính của hình thức đấu tranh bất bạo động, một trong những hướng mà Đảng Việt Tân đang tiến hành. Nếu sức mạnh của chế độ độc tài là đàn áp và bạo lực, thì chúng ta phải chọn một hình thức đấu tranh có khả năng làm tiêu hao ý chí và khả năng sử dụng bạo lực đó. Vấn đề then chốt ở đây là phải làm cho người dân không còn sợ hãi để họ can đảm chọn lựa rút lại sự cam chịu chấp nhận chế độ độc tài. Chúng tôi tin rằng sự sợ hãi đã dần dần biến mất trong người dân Trung Quốc và Việt Nam thể hiện qua các cuộc phản đối quyết liệt, các vụ khiếu kiện, hay đình công để đòi hỏi sự công bằng. Vừa trong tháng qua, một nhóm người dân chủ Việt Nam đã ngang nhiên phát hành một bán nguyệt san độc lập mà không cần có sự chấp thuận của nhà cầm quyền. Thêm vào đó, có trên 200 nhà dân chủ trong nước ký tên chung trong một Bản Tuyên Ngôn đòi quyền tự do lập hội và đa đảng.

Tất cả những điều này càng cho thấy rõ nhu cầu phải liên kết lại với nhau. Với chủ nghĩa cộng sản đã bị ruồng bỏ trên khắp thế giới và ngay tại nơi sản sinh ra nó, các nước độc tài cộng sản còn sót lại đang rất cần nhau để thoát hiểm. Cũng từ đó, sự sụp đổ của một chế độ sẽ tạo chấn động đến tận gốc rễ các chế độ khác, và sự thắng lợi của lực lượng dân chủ tại một quốc gia chắc chắn sẽ là một phần của sự thành công của các lực lượng dân chủ bạn.

Qua xây dựng thế liên kết, chúng ta còn có cơ hội chia xẻ các bài học kinh nghiệm không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian mà ngay cả xương máu của dân tộc chúng ta. Tất cả chúng ta đều cần những bài học, không những cho nỗ lực chấm dứt độc tài độc đảng hiện tại mà cả những bài học về xây dựng một thể chế dân chủ từ số không. Xa hơn nữa, sự liên kết và hợp tác giữa những lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Châu Á cũng sẽ là nền tảng cho tương lai chung sống hòa bình, phát triển và tương trợ giữa các dân tộc, và ổn định trên đường dài.

Thưa quí vị,

Để bắt đầu cho sự liên kết giữa chúng ta, chúng tôi xin đề nghị 3 việc mà chúng ta có thể cùng thực hiện như sau:

1/ Khai dụng Nghị Quyết 1481 của Hội Đồng Âu Châu, chúng ta hãy cùng nhau vận động thiết lập một ngày để toàn thế giới tưởng niệm nạn nhân các chế độ cộng sản.

2/ Chúng ta cùng thuyết phục các quốc gia đang làm ăn với những chế độ độc tài Cộng sản hãy kèm theo những áp lực buộc phải tôn trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội.

3/ Chúng ta cần vận động các hãng cung cấp dịch vụ Internet như Yahoo, Google, và Microsoft không cung cấp cho các chế độ độc tài những kỹ thuật để ngăn chận việc tự do sử dụng Internet hoặc giúp đỡ chế độ độc tài truy tìm những nhà dân chủ sử dụng mạng lưới.

Trong tinh thần liên kết đó, chúng tôi nghĩ rằng Hội Nghị này là một bước hữu ích và quan trọng trong công cuộc tìm kiếm tự do và dân chủ cho toàn Châu Á. Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp từ cuộc gặp mặt này và nhiều suy nghĩ, kế hoạch của chúng ta sẽ biến thành hành động cụ thể trong những ngày tháng tới.

Xin cám ơn quí vị.


Bài phát biểu của anh Phương Nam Đỗ Nam Hải

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi là Phương Nam Đỗ Nam Hải, đang phát biểu từ Sài Gòn, Việt Nam. Trước hết chúng tôi xin trân trọng kính gửi lời chào tới toàn thể quý vị đến tham dự Hội Nghị Quốc Tế 2006 về dân chủ tại Trung Quốc và khu vực Á châu, được tổ chức tại thủ đô Bá Linh, Đức Quốc.

Xin kính chúc hội nghị được diễn ra tốt đẹp. Chúng tôi xin cám ơn Hội nghị đã cho phép chúng tôi cơ hội được phát biểu hôm nay.

Như chúng ta biết, tại các nước Lào, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Miến Điện, Việt Nam đến hôm nay vẫn chưa có tự do dân chủ. Nếu có chăng chỉ là những khẩu hiệu. Và khi đó là những khẩu hiệu thì đó không phải là nền tự do dân chủ đích thực mà dân tộc chúng tôi mong muốn.

Nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn An Ninh, sinh năm 1900 và qua đời tại nhà tù Côn Đảo năm 1942 đã từng nói: Tự do không thể van xin mà có được. Tự do phải giành lấy mới có. Là những người đấu tranh cho dân chủ đích thực tại Việt Nam, chúng tôi luôn luôn xác định được cái giá phải trả cho điều đó là đắt như thế nào, nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận trả giá do sự đàn áp, khủng bố từ phía chính quyền độc đảng Việt Nam đã và đang gây ra cho chúng tôi nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.

Bởi vì chúng tôi hiểu rằng, một khi dân tộc chúng tôi có tự do dân chủ thực sự thì nó sẽ mang lại những giá trị to lớn đến chừng nào, còn nếu như không có như hiện tại thì dân tộc chúng tôi sẽ tiếp tục bị kìm hãm và không thể ngóc đầu lên nổi.

Ngày 8 tháng 4 năm 2006 vừa qua, công cuộc đấu tranh của chúng tôi đã có một bước phát triển mới, đó là sự ra đời của bản Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006 với sự ủng hộ của hàng trăm chữ ký của người dân trong nước. Trong tháng qua, tuyên ngôn này đã nhận được ủng hộ to lớn và mạnh mẽ của hàng chục ngàn người dân trong và ngoài nước, bên cạnh đó có một số nhân vật và tổ chức người nước ngoài.

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng bản tuyên ngôn nay sẽ tạo cơ sở và tiền lệ tốt từ dó dẫn đến sự thay đổi triệt để từ thể chế chính trị nhất nguyên độc đảng vô cùng lạc hậu, phản dân chủ, phản dân tộc sang thể chế chính trị đa nguyên đa đảng dân chủ và tiến bộ trong một tương lai không xa. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng sự kết hợp giữa các lực lượng đấu tranh của các nước chưa có tự do dân chủ như Trung Quốc, Lào, Cuba, Miến Điện, Việt Nam, v.v… và sự ủng hộ nhiệt tình ngày càng có hiệu quả của thế giới tiến bộ, nhất định sẽ là những yếu tố tích cực dẫn đến sự toàn thắng của nền dân chủ đa nguyên đa đảng trên toàn thế giới. Một lần nữa xin kính chức toàn thể hội nghị thành công tốt đẹp.


Danh sách các tổ chức đã ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn 8406 tại Berlin nhân Hội Nghị Quốc Tế năm 2006 về dân chủ hóa Trung Quốc và các nước Á Châu:

1- Chủ tịch Willy Fautre’- Human Right Without Frontrier,
2- Chủ tịch Pei Liangyong – The Federation For A Demokratic China (FDC) (Liên Minh Dân Chủ Trung Hoa).
3- Chủ tịch Peng Xiaoming – The Soceity of the Chinese Student in Germany,
4- Mr. Tobias Baumann – European Academy Berlin,
5- Giáo sư Tonooka Teruo, Indenpendent Scholar of Politics.
6- Ông Seishu Makino, cựu dân biểu quốc hội Nhật Bản,
7- Phó Tổng Thư Ký Song Yun Bok – Phái đoàn dân chủ Bắc Triều Tiên,
8- Chủ tịch Khin Maung Yin – Phái Đoàn Dân Chủ Miến Điện (Burma)
9- Chủ tịch Xi Haiming – Nội Mông Nhân Dân Đảng,
10- Prof. Tu – Đại diện Trung quốc Dân chủ Đảng tại Hoa Kỳ.
11- Chủ tịch Wang Jin Zhony – Alignment of Chinese Democracy,
12- Ủy Viên/TU Zeng Dajun – Đảng Dân Chủ Xã Hội Trung Hoa (USA),
13- Mr. Chan Hing Tong – Trung Hoa Dân Hội (Hongkong),
14- Kotai Daisuke, Human Rights Organisation,Nhật Bản,
15- Nghị viên Hongkong Leung Kwok Hung – April fifth Action (Hongkong),
16- Prof. Johnny Su (Đại diện FDC tại Toronto, Canada),
17- Prof. Chen Shizhong – Đại diện Chine Democracy (Sweden)
18- Mr. Gang Hiu (Đại diện FDC tại Denmark),
19- Mr. Vương Quốc Hưng, Hội Nghị Liên Tịch – Chủ tịch Phân Bộ Hòa Lan.
20- Chủ tịch Jiren Huang – Chinese Alliance for Democracy (NSW. Australia),
21- ông Ando Kan, Human Rights activist (Tokyo),
22- Prof. Jiao Guobiao (Perking University),
23- Writer Fu Zhengming – Sweden

Và một số nhân sĩ trong hội nghị


JPEG - 43.9 kb
Ông Nguyễn Kim, chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, Ông Nguyễn Quốc Nam, chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam

JPEG - 65.6 kb

JPEG - 43.7 kb
Các phái đoàn ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn 2006

JPEG - 42.3 kb

JPEG - 42 kb


- Video ông Nguyễn Kim phát biểu

- Video ông Nguyễn Quốc Nam phát biểu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…