Hội nghị trung ương 13, chốt danh sách ứng viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư?

Quang cảnh hội nghị trung ương 12, khóa 12 của đảng CSVN tháng 5/2020. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu không có sự thay đổi vào phút chót, thì Hội nghị BCH Trung ương 13, khoá XII sẽ khai mạc, dự kiến từ ngày 5/10 đến 12/10/2020.

Nội dung chính:

1- Tiếp thu ý kiến đóng góp của đảng bộ các cấp, của đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng;

2- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH Trung ương Đảng khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021;

3- Công tác nhân sự BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII;

4- Báo cáo dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc, trình Đại hội XIII của Đảng;

5- Thông qua danh sách giới thiệu các ứng cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xem xét, quyết định.

Danh sách được xây dựng trên hai nguồn:

Thứ nhất, các ủy viên trung ương đương nhiệm, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ở nhóm đối tượng này, điều kiện về tuổi, phải từ 60 trở xuống, cho cả nam và nữ, tính đến tháng 1/2021 (thời gian dự kiến tổ chức Đại hội XIII).

Thứ hai, đó có thể là bí thư, phó bí thư 67 đảng bộ trực thuộc trung ương, ngoài ra mở tới chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng đặc biệt và lãnh đạo cấp trưởng, phó các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn mà cơ cấu có đại diện trung ương ở đó. Nhóm này tuổi từ 55 trở xuống.

6- Bộ Chính trị trình Hội nghị 13 xem xét nhân sự “trường hợp đặc biệt” là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

7- Bộ Chính trị trình Hội nghị 13 danh sách ứng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trên cơ sở kết quả ghi phiếu giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, theo đúng quy định của Đảng.

8- Chốt phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Cho đến thời điểm này (10/2020) thì phải thừa nhận phe Nghệ Tĩnh đang ở thế thượng phong. Nếu “thuận buồm xuôi gió” đồng hương xứ Nghệ sẽ chiếm 3 ghế trong Bộ Chính trị, tương tự như đại hội XII, khi mà Đinh Thế Huynh, Đinh La Thăng, Phạm Bình Minh cùng quê Nam Định, cả ba đều vào Bộ Chính trị.

Các “đồ đệ” thuộc phe ông Tư Sang và Ba Dũng hậu thuẫn ngày nào, vẫn đang kèn cựa để tranh giành nhau suất ghế trong Bộ Chính trị khoá XIII.

Như đã nói ở trên, Hội nghị trung ương 13 sẽ quyết định những nhân vật cấp cao quá tuổi theo quy định, được cho là “nhân sự đặc biệt” để giới thiệu tái ứng cử khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đã có ba cuộc họp gần đây của Bộ Chính trị dưới sự cầm trịch của ông Nguyễn Phú Trọng, nhằm dàn xếp cho việc ai đi, ai ở lại, cơ cấu tứ trụ… vẫn chưa có hồi kết. Tranh cãi gay gắt, nhưng lại không có đáp số làm vừa lòng các bên, nên đành đưa ra BCH trung ương để biểu quyết, loại trực tiếp.

Ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ ông Trần Quốc Vượng. Ảnh: TTXVN
Ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ ông Trần Quốc Vượng. Ảnh: TTXVN

 

Trong khi ông Trọng… nắm tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Ngô Xuân Lịch để đi đứng cho vững. Ảnh: Mạng Internet
Trong khi ông Trọng… nắm tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Ngô Xuân Lịch để đi đứng cho vững. Ảnh: Mạng Internet

 

Dư luận đưa ra nhiều đồn đoán…

Danh sách ứng viên Bộ Chính trị khoá XIII gồm có 21 người, gồm: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Bình, Phạm Bình Minh, Võ Văn Thưởng, Lương Cường, Phan Đình Trạc, Nguyễn Văn Nên, Vũ Đức Đam, Trần Thanh Mẫn, Trần Tuấn Anh, Lê Thị Nga, Nguyễn Thành Phong.

Bộ Chính trị khoá XIII sau khi được bầu, sẽ cử ra một số thành viên tham gia Ban Bí thư.

Còn đây là ứng viên Ban Bí thư khoá XIII, không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, gồm có 8 người: Nguyễn Xuân Thắng, Võ Trọng Nghĩa, Nguyễn Đắc Vinh, Nguyễn Hồng Lĩnh, Nguyễn Hồng Diên, Nguyễn Văn Hùng, Lâm Thị Phương Thanh, Trần Quốc Cường.

Những gương mặt “ứng cử” tứ trụ, từ trái: Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng, Vương Đình Huệ. Ảnh: Báo Tiếng Dân
Những gương mặt “ứng cử” tứ trụ, từ trái: Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng, Vương Đình Huệ. Ảnh: Báo Tiếng Dân

 

Đảng CộngSản Việt Nam sẽ còn một kỳ hội nghị cuối cùng nữa, đó là Hội nghị Trung ương 14, diễn ra vào tháng 12/2020. Tại hội nghị này, các phe sẽ ngã ngũ trong việc tranh giành quyền lực. Ủy viên Bộ chính trí, Ban Bí thư cùng các chức danh họ sẽ đảm nhận sau đại hội XIII được chốt và “tứ trụ” sẽ lộ diện.

Để rồi cái gọi là Đại hội đảng lần thứ XIII, được khai mạc vào đầu tháng 1/2021 sẽ chỉ giống như “sân khấu sáng đèn” với show trình diễn, để dân chúng cả nước chiêm ngưỡng “dung nhan” của các quân cờ chính trị, mà đảng CSVN đã dày công chuẩn bị và tiêu tốn lên đến cả tỷ đô la Mỹ.

Kể từ đầu nhiệm kỳ (năm 2016) đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào chống tham nhũng, khuyên các đồng chí của mình “chức tước, danh lợi là phù vân.” Ông Trọng và đảng của ông đã dành không ít thời gian, công sức, tiền thuế của dân nhằm xây dựng nên “chiếc lồng cơ chế” để “nhốt quyền lực,” nhưng tất cả trở nên vô vọng. Càng hô hào tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ… thì những hư hỏng lại càng phình to ra, hung hãn và bất trị.

Có điều, phải thừa nhận rằng, chế độ đảng toàn trị có “sức sống dẻo dai,” bởi sự duy trì đàn áp, bạo lực trong cầm quyền và những chính sách “sai – sửa”, “củi – lò” được tung ra để mị dân, khỏa lấp, mỗi khi dân chúng phẫn nộ, chỉ trích và lên án gay gắt.

Câu hỏi nhức nhối được đặt ra, những người cộng sản quá giỏi hay là “trăm họ” quá… nhu mì?

Lê Văn Đoành

Nguồn: Báo Tiếng Dân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”