Hội Nhập và Chuyển Đổi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Nhập và Chuyển Đổi

JPEG - 1.7 kb

Đảng CSVN đang ráo riết nỗ lực chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhưng cần phải nói rõ “Ai gia nhập? ” Đảng thông qua chế độ CSVN? Hay quốc gia, dân tộc Việt Nam? Nền kinh tế thế giới ngày nay là một nền kinh tế phi cộng sản. Một chế độ cộng sản không thể có một nền kinh tế phi cộng sản. Muốn hội nhập nền kinh tế thế giới phi cộng sản, phải có sự chuyển đổi chính trị từ cộng sản sang phi cộng sản. Liệu đảng CSVN có sẵn sàng và thực tâm chuyển đổi để hội nhập nhằm thăng tiến Việt Nam?

Từ hơn chục năm nay, tức là ngay từ Đại Hội Đảng lần thứ VII, CSVN đã nhìn ra nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế hầu dùng kinh tế để củng cố địa vị độc tài độc đảng thống trị đất nước Việt Nam. Trong Báo Cáo Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VII tại Đại Hội lần thứ VIII, phần “Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1996-2000” nhóm chữ “hội nhập” đã xuất hiện 4 lần. Tại Đại Hội IX, cũng trong phần nói về “Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005”, không những hai chữ hội nhập đã được nhắc lại 8 lần, mà văn bản còn biểu lộ rõ ràng ý chí phấn đấu để tiến tới hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Từ đó và nhất là từ Đại Hội X, với bản báo cáo chính trị dài lê thê, quyết tâm của CSVN đã được thể hiện qua 17 lần nhắc đến hai chữ hội nhập.

I- Tại Sao CSVN Muốn Hội Nhập Nền Kinh Tế Quốc Tế ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới vào cuối thế kỷ 20. Nhưng phải khẳng định rằng kinh tế đã là yếu tố quyết định khiến Liên Xô phải đưa ra chính sách perestroika và glasnost dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Thật là trớ trêu vì chủ nghĩa Mác và người mang chủ nghĩa này áp dụng vào Liên Xô là Lênin đã dựa trên kinh tế để xây dựng giai cấp, để huy động dân nghèo theo họ chống bất công, chống bóc lột… Thì cuối cùng cũng là những vấn đề kinh tế đã khiến cho nhân dân vùng lên đập tan mô thức xây dựng xã hội theo chủ nghĩa cộng sản. Không phải chỉ vào thời điểm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người lãnh đạo cộng sản Liên Xô hay Trung Quốc mới thấy được sự bế tắc của nền kinh tế XHCN. Họ đã thấy ngay từ sau Thế Chiến thứ Hai khi Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch Marshall để giúp các nước Âu Châu tái thiết sau chiến tranh. Lúc đó nước Mỹ cũng bị thiệt hại to lớn trong cuộc chiến chống Đức Quốc Xã và Phát Xít Nhật trên cả hai chiến trường Âu Châu và Thái Bình Dương. Staline và các tay cộng sản gộc ở điện Cẩm Linh đều hoảng sợ, không phải vì Hoa Kỳ đã có bom nguyên tử, mà vì khả năng của nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ vượt trội hẳn nền kinh tế XHCN. Biết vậy, nhưng vì say sưa quyền lực, họ đã tìm cách be bờ, bưng bít, xây dựng một thế giới cộng sản riêng biệt với nền kinh tế XHCN riêng biệt, không giao tiếp với các nước trong thế giới tự do. Họ hy vọng đóng chặt cửa, và sau bức màn sắt, họ có thể mò mẫm dẫn giải tư tưởng điên khùng của Mác-Enghen hay khám phá ra được một mô thức, một phương pháp vận hành mới cho nền kinh tế không có tương lai của chủ nghĩa cộng sản.

Sau khi tung ra chính sách perestroika và glasnost, Liên Xô đã tuyên bố thẳng thừng với các nước cộng sản chư hầu là từ nay Liên Xô không còn khả năng chi viện cho các nước này như trong chiến tranh giải phóng nữa, và khuyên các nước này nên tự lo liệu. Một sớm, một chiều CSVN chết cha vì Liên Xô sụp đổ, mất mẹ vì đánh nhau với Trung Quốc, bơ vơ với một nền kinh tế lụn bại bên bờ vực thẳm vì chủ nghĩa xã hội. Họ đã tuân theo những lời khuyên bảo cuối cùng của quan thầy Gorbachev: Vứt bỏ nền kinh tế do các tổ sư cộng sản Karl Marx và Enghen chủ trương để chạy theo kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Thực sự lúc đó, những tay lãnh đạo CSVN cũng chia ra làm hai ba phe cánh. Những người bảo thủ thì cho rằng bỏ kinh tế XHCN là “chệch hướng”, là phản bội lý tưởng vô sản cách mạng. Họ sẵn sàng để dân chết đói như đã từng làm khi xua hàng triệu thanh niên miền Bắc vào lò lửa chiến tranh dưới chiêu bài “giải phóng Miền Nam”. Cũng có những người nghĩ rằng, mất Liên Xô thì phải quay đầu về quy hàng Trung Quốc. Và cũng có người nhất quyết bỏ hẳn nền kinh tế XHCN đi theo tư bản. Tình hình cấp bách. Các nước cộng sản Đông Âu lần lượt sụp đổ. CSVN không có thời gian để đôi co lẫn nhau trên thượng tầng chóp bu của đảng. Cuối cùng thì họ đã phải nhờ tới những ý kiến của một cựu thành viên của Việt Nam Cộng Hòa để tung ra chính sách “Đổi Mới”, từ bỏ con đường kinh tế bao cấp, kinh tế tập trung kiểu Mác Lênin để đi theo kinh tế thị trường. Để dễ bề ăn nói với đảng viên và nhân dân, họ đã kèm theo cái đuôi XHCN cho cụm từ kinh tế thị trường.

Theo lẽ tự nhiên thì một nền kinh tế lụn bại vì dựng theo chủ thuyết Mác Lênin, được quản lý bởi một tập đoàn không có khả năng và trình độ chỉ có thể đi đến sụp đổ. Sở dĩ nó không những không sụp đổ mà còn ngóc đầu lên được, không phải vì tài lãnh đạo của đảng CSVN như họ thường huênh hoang khoe thành tích “20 năm đổi mới”, mà do chính nhân dân lao động, nhất là nông dân nhờ thoát cảnh ngăn sông cấm chợ, mà đã đưa nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên nền kinh tế hồi sinh chỉ giúp cho người dân bớt đói, bớt khổ. Nó không có tầm vóc đưa đất nước phát triển.

Dù trước đây chủ trương đóng cửa, tự cô lập với thế giới bên ngoài, trước tình hình kinh tế của đất nước sau khi cộng sản thế giới sụp đổ, nhu cầu cấp bách là phải làm thế nào nâng cao đời sống của người dân, đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp cố hữu, đặt nền tảng cho đà phát triển kinh tế sau này. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, nhiều triều đại đã bị sụp đổ chỉ vì người dân quá đói khổ, nền kinh tế lụn bại. Hơn ai hết CSVN biết rõ điều này vì họ đã lợi dụng sự đói khổ của dân chúng để dấy lên phong trào cách mạng vô sản. Chính vì thế mà họ đã ưu tiên cải đổi kinh tế để tránh bị lật đổ, để củng cố ngôi vị thống trị độc tài trên đất nước Việt Nam: Từ những nước trong vùng đến tất cả các nước khác. Nền ngoại thương và trao đổi hàng hóa quốc tế trong thời cộng sản cực thịnh là điều không có. CSVN phải bước vào lãnh vực mới lạ này. Nhờ sự hỗ trợ của một vài nước Âu Châu trước đây vẫn thân thiện với CSVN, Hà Nội đã bắt đầu mở cửa. Việc gia nhập các tổ chức liên quốc gia như ASEAN, APEC trong vùng và nhất là sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ đã mở ra cho Hà Nội một cơ hội bằng vàng. Thực ra, việc CSVN mở cửa, gia nhập các tổ chức quốc tế không những chỉ có hậu quả về kinh tế, nhưng cũng kéo theo những hệ quả về chính trị. CSVN đã sử dụng ngay những điều này để chứng minh với đảng viên và với nhân dân Việt Nam là họ đã được các cường quốc và các quốc gia khác công nhận họ là đối tác duy nhất của Việt Nam. Họ đã một mặt nhờ kinh tế ổn định được ngôi vị của họ đối với dân chúng trong nước. Họ lại nhờ kinh tế đối ngoại để chứng minh với quốc tế rằng họ được nhân dân ủng hộ và chế độ XHCN của họ có tương lai lâu dài, ổn định cho việc giao thương quốc tế.

II- Hành Trình Hội Nhập

JPEG - 2.3 kb

Để phá vỡ cái thế tự cô lập và bị thế giới cô lập vì quá trình hiếu chiến xâm lăng và vì bản chất chế độ cộng sản của chế độ, CSVN đã có nhiều nỗ lực để nhích lại gần với những quốc gia mà trước đây họ coi là thù địch và không ngớt thóa mạ là tay sai đế quốc vv… Các quốc gia trong vùng cũng tỏ vẻ dè dặt và không thân thiện với CSVN. Trước nhu cầu chủ quan cần hội nhập và áp lực quốc tế, CSVN đã phải bắt đầu nhượng bộ bằng cách rút quân đội chiếm đóng ra khỏi Campuchia. Sự chiếm đóng Campuchia của quân đội CSVN trong 10 năm (1979-1989), tuy rằng với lý do “giải phóng” Campuchia khỏi nạn diệt chủng, nhưng đã khiến cho toàn thế giới lên án và có những biện pháp trừng trị, ít là trên mặt ngoại giao và kinh tế. Thế giới đã đánh giá cuộc rút quân đội CSVN này là một thiện chí của Hà Nội.

Sau khi đã tỏ thiện chí trong việc rút quân đội ra khỏi xứ Chùa Tháp, Hà Nội đã tích cực vận động quốc tế để xin viện trợ và chiêu dụ đầu tư. Nhưng thái độ của nhiều nước trên thế giới kể cả các nước trong vùng Đông Nam Á là vẫn chờ đợi Hoa Kỳ.

Ngày 3/2/1994 Hoa Kỳ đã tuyên bố chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Lệnh này được ban hành từ năm 1964 đối với Bắc Việt cộng sản và đã được tiếp tục áp dụng trên cả nước kể từ ngày 30/04/1975. Hoa Kỳ cũng tuyên bố là trong vòng 1 năm sau đó, tức năm 1995, Hoa Kỳ và Hà Nội sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó Hà Nội đã tỏ ra rất tích cực trong việc tổ chức các Hội Nghị quốc tế như Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN, Hội Nghị Thượng Đỉnh Pháp Thoại (francophonie), Thượng đỉnh ASEM và sắp tới đây Thượng đỉnh APEC…

Chính nhờ bước đầu của Mỹ mà năm 1995, Hà Nội mới được gia nhập khối ASEAN và năm 1998 vào khối APEC. Cũng trong năm 1995, Hà Nội đã ký kết hiệp định thương mại và hợp tác với Liên minh Châu Âu. Hiệp định này có hiệu lực từ năm 2001. Vào năm 2000, CSVN đã ký kết với Hoa Kỳ Hiệp Ước Thương Mại. Hiệp ước này được coi như là một bước dẫn tới việc Hà Nội gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Tuy chế độ CSVN đã đạt được một số kết quả trong nỗ lực vận động hội nhập. Nhưng tiến trình hội nhập còn rất nhiều khó khăn. Riêng chuyện bang giao với Mỹ, vẫn còn những vướng mắc mà không dễ gì Hà Nội có thể gỡ bỏ được. Trong quan hệ giao thương giữa 2 nước, Hà Nội vẫn chưa được hưởng quy chế “quan hệ bình thường vĩnh viễn” (PNTR) và vẫn bị đạo luật Jackson-Vannik hạn chế. Hiện CSVN đang nỗ lực vận động chính giới Hoa Kỳ gỡ bỏ rào cản này. Nhưng ngay trong Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ, cũng có nhiều người chống lại và đòi hỏi chế độ độc tài cộng sản Việt Nam phải có những dấu hiệu cụ thể tôn trong nhân quyền, dân quyền và tự do, dân chủ. Nếu Hà Nội vận động không thành công thì cho dù CSVN có được gia nhập WTO thì tư cách thành viên của họ vẫn còn bị hạn chế trên một thị trường to lớn cả về vốn liếng đầu tư lẫn khả năng tiêu thụ hàng hóa. Tin tức mới nhận được thì sau 10 năm điều đình thương thuyết rất căng thẳng với các thành viên WTO, ngày 14/10/2006 vừa qua, Ngô Xuân Trường, đại sứ trưởng phái đoàn đại diện CSVN tại LHQ đã loan báo cho các phóng viên biết rằng “Việt Nam sẽ được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào thượng tuần tháng 11 tới”. Chủ tịch Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, ông Eirik Glenne tuyên bố tại Genève, Thụy Sĩ rằng: “ngày 26-10 tới sẽ diễn ra phiên họp chính thức để tuyên bố hoàn toàn kết thúc quá trình đàm phán đa phương, đồng thời quyết định đầu tháng 11 sẽ chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO”. Nếu không có gì thay đổi thì Hà Nội sẽ được vào WTO trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC khai mạc tại Hà Nội.

III- Gia Nhập WTO Rồi Sao ?

Từ 10 năm nay, người ta đã nói rất nhiều về việc Việt Nam gia nhập WTO. Ở trong nước, đương nhiên là bộ máy lý luận và tuyên truyền đã hết lời nói về những thuận lợi lý tưởng khi được vào WTO. Lãnh đạo Đảng và Nhà Nước thì khỏi nói, họ rất kỳ vọng vào WTO như cái phao, như lá bùa để giúp họ ổn định vị thế lãnh đạo lâu dài hơn nữa trên đất nước Việt Nam. Cũng có những nhà nghiên cứu khoa học bàn về cái lợi cũng như cái hại khi Việt Nam vào WTO. Nói chung thì “Cơ hội và thách thức” lẫn lộn.

Cơ hội thì khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bình đẳng với các quốc gia đối tác khác về quyền lợi cũng như nghĩa vụ. Tư bản đặt lợi nhuận lên đầu. Trong khuôn khổ “toàn cầu hóa”, nơi nào không có lợi thì họ bỏ để tới đầu tư ở chỗ có lợi hơn, nơi nào làm ăn được hệ thống luật pháp bảo đảm an toàn thì họ tới đầu tư, dù có ít lợi nhuận hơn chút ít. Không phải cứ là thành viên của WTO là đương nhiên có quyền bắt các thành viên khác của tổ chức phải có bổn phận đến đầu tư buôn bán. Nhưng dù sao chăng nữa thì hai thuận lợi lớn về kinh tế đối với Việt Nam là sẽ thu hút được thêm vốn đầu tư và như thế sẽ đẩy mạnh chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia lên với những hệ quả của nó.

JPEG - 12.4 kb
công nhân đình công đầu Xuân Bính Tuất

Về thử thách, thì nôm na mà nói, gia nhập WTO cũng như là mua vé vào chợ để có quyền mua bán hàng hóa. Mua thì nếu chọn được hàng tốt, hàng đẹp, đáp đúng nhu cầu của mình, giá hạ là mua. Bán thì phải có hàng hóa tốt hơn, đẹp hơn, bền hơn, đáp đúng nhu cầu của khách hàng và giá rẻ hơn bạn hàng khác, mới bán được. Mới nghe tưởng là đơn giản lắm. Nhưng, không giống kinh tế gia đình của bà nội trợ, kinh tế quốc gia phức tạp vô cùng:

Trước hết là vấn đề luật pháp. Phải tạo một môi trường, một khung cảnh sinh hoạt, làm ăn, buôn bán được bảo vệ bởi luật pháp. Trong thời gian gần đây, Quốc Hội đã tích cực làm ra trên 100 luật và pháp lệnh mới để thỏa mãn những yêu cầu của hồ sơ xin gia nhập WTO. Vấn đề không phải là có văn bản luật pháp. Vấn đề là phải áp dụng và thượng tôn luật pháp bởi mọi thành phần quần chúng nhân dân cũng như cán bộ và người nước ngoài tới Việt Nam đầu tư. Với số luật pháp và pháp lệnh hay những văn bản dưới luật như hiện nay, coi như đã đầy đủ cho hồ sơ WTO. Nhưng hiện nay còn hiện tượng làm sai luật, làm trái luật; hiện tượng có nhiều quan chức Đảng và Nhà Nước coi thường luật pháp…; thậm chí có nhiều văn thư, văn bản chính thức của chính quyền đi ngược lại tinh thần luật pháp. Làm thế nào để bắt mọi người tuân thủ luật pháp, nhất là cán bộ, đảng viên, quan chức Đảng và Nhà Nước là một vấn đề, thiết nghĩ không dễ dàng trong chế độ cộng sản hiện nay. Bằng chứng là từ gần 20 năm nay, đã có biết bao nhiêu luật, nghị định, nghị quyết… phòng chống tham nhũng mà tham nhũng ngày càng phát triển và tăng trưởng nhanh gấp bội tỷ số tăng trưởng GDP của Việt Nam.

JPEG - 39.2 kb
Hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH Sao Vàng đình công

Thách thức lớn thứ hai là phải có đầy đủ nhân sự quản lý thị trường. Đây phải là những con người thực sự bằng xương bằng thịt, có thực tài, có trình độ thực tiễn chứ không phải là bằng cấp gian lận, thi hộ, thi kèm… của một số quan chức CSVN đang giữ những vai trò quản lý, chỉ huy các cơ sở kinh tế quốc gia. Các lãnh vực cần chuyên viên có tài là ngân hàng, cạnh tranh, tiêu chuẩn, dịch vụ… Không phải một ông quan cán bộ dù là tuổi đảng và thành tích đến đâu có quyền bất khả xâm phạm để quyết định. Mà cần những chuyên viên có khả năng, được đào tạo chính quy, làm việc trong các cơ quan nghiêm chỉnh, đáng tin cậy để điều khiển guồng máy kinh tế quốc gia. Thách thức về nhân sự này có liên quan đến tư thế lãnh đạo của đảng CSVN. Không phải chuyện gì đảng viên cộng sản cũng biết hết. Có những lãnh vực, những sự việc đảng viên dốt thì phải chấp nhận thách thức đứng sang một bên để những người có thực tài đảm nhận chức vụ lãnh đạo.

Thách thức thứ ba là tuy đảng CSVN đã “đổi mới”, chuyển nền kinh tế theo hướng thị trường, nhưng trì lực vẫn còn tồn tại và kéo dài trong 20 năm qua, không dứt khoát bỏ được những rác rến của chủ nghĩa xã hội thời bao cấp. Thực ra điều này cũng đã từng được lãnh đạo và các cơ quan tư tưởng lý luận của Đảng nắm bắt và viết ra như sau: “Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới. Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành, như các vấn đề: sở hữu và thành phần kinh tế; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý giáo dục, y tế, văn hóa; đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị…”.

JPEG - 2.3 kb
5 ngàn công nhân Hải Phòng đình công

Thách thức thứ tư xuất phát từ câu nói dân gian “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Từ trước đến nay phần lớn người nước ngoài tới nước ta đều là du khách, tới chơi ít ngày rồi đi. Một số nhà đầu tư mà đa phần là người gốc Á Châu khi tới làm ăn ở nước ta đã biết cái chăn Việt Nam có rận, rất nhiều loại rận. Họ đã chấp nhận cho rận hút máu họ và làm lơ cho họ hút lại máu huyết của nhân dân lao động ta. Những căm phẩn của anh chị em công nhân đã được thế giới biết đến khi họ bị bạc đãi, bóc lột, chà đạp nhân phẩm, nhân quyền trong những xí nghiệp không đủ điều kiện vệ sinh tối thiểu, không có bảo hiểm an toàn lao động. Nguyên nhân của thảm họa này là tham nhũng. Những đối tác kinh tế sẽ tới làm ăn tại Việt Nam trong khuôn khổ WTO đều là các “nhà” tư bản. Với bản chất tư bản, họ coi trọng lợi nhuận và quên đi những giá trị khác. Họ sẽ thấy những con rận kềnh, rận càng và họ sẽ cho những con rận đó ăn để họ có thể bóc lột một cách cạn tàu, ráo máng sức lao động của công nhân Việt Nam. Lợi dụng và sử dụng tham nhũng trong chính quyền sẽ giúp tư bản nước ngoài biến Việt Nam thành một thuộc địa kinh tế của họ, biến công nhân Việt Nam thành nô lệ kinh tế cho họ.

Vấn đề cũng không đơn giản một chiều mà nó liên xuyến với nhau. Giới đầu tư nước ngoài đòi hỏi luật pháp bảo vệ họ để không ai có thể đụng đến quyền lợi của họ. Quốc Hội và Nhà Nước Việt Nam đã thỏa mãn yêu cầu của họ và sắp được kết nạp vào WTO. Nhưng, chưa thấy một đạo luật nào do cái Quốc Hội hay cái Nhà Nước hiện nay làm ra để bảo vệ công dân Việt Nam, người lao động Việt Nam chống lại sự bóc lột, sự nô lệ hóa, sự chà đạp nhân quyền của con người Việt Nam. Vậy, đảng và Nhà Nước Việt Nam phải chấp nhận thách thức làm ra một đạo luật nhân quyền, công nhận và tôn trọng mọi nhân quyền, dân quyền của con người Việt Nam.

Thách thức sau cùng mới là sự cạnh tranh. Đây là cạnh tranh lương thiện. Đây cũng là thành thật trong buôn bán… Thiết tưởng đây là điều khó khăn nhất vì chế độ này đã được xây dựng trong dối trá và cướp đoạt. Trung Quốc trong bao nhiêu năm cũng khoanh tay, bó gối nhìn đồ giả, đồ dởm tràn lan thị trường.

IV- Hội Nhập Hay Vào WTO ?

JPEG - 6 kb

Quả thật vào WTO và Hội Nhập mang hai ý nghĩa khác nhau. Gia nhập WTO là đi vào một sân chơi, đi vào một thị trường rộng lớn là thị trường thế giới để làm ăn buôn bán. Do đó, nếu WTO là một sân chơi thì việc gia nhập WTO là công việc liên quan trực tiếp đến các cầu thủ, các biểu diễn viên; nếu WTO là một thị trường thế giới, thì việc gia nhập WTO là công việc có liên quan trực tiếp đến Nhà Nước, đến Bộ kinh tế, đến những thương gia. Người dân chỉ là khán giả hay có chăng cũng chỉ nhận những hậu quả gián tiếp.

Theo những đánh giá chủ quan của tập đoàn lãnh đạo CSVN hay khách quan của các chuyên gia thế giới, gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn. Tỷ số tăng trưởng GDP năm nay trên 8%. Sau khi vào WTO, con số này có vượt 10% hay không, chưa ai trả lời được. Nhưng vấn đề là nếu nền kinh tế Việt Nam phát triển thì phúc lợi đến từ sự phát triển đó được phân chia cho dân chúng như thế nào ? Trong thời gian chuẩn bị vào WTO, dân chúng, nhất là nông dân đã bị cướp nhà, cướp đất để “giải phóng mặt bằng” phục vụ kinh tế mà phải màn trời chiếu đất, làm giầu cho bọn cán bộ, quan chức cộng sản thối nát. Nay mai được sự chống lưng của tư bản quốc tế, bọn này sẽ còn bóc lột dân nghèo đến mức nào nữa để trở thành những quân hầu đầy tớ cho tư bản, đầy túi tiền bạc mà mất hết lương tâm? Hố phân biệt giầu nghèo sẽ ngày càng sâu, càng rộng.

Nhân dân ta không bao giờ muốn tự cô lập với thế giới. Không gia đình Việt Nam nào không có người thân xa gần sinh sống ở các nước trên thế giới. Ước vọng của dân tộc ta là được mở ra với thế giới, được hội nhập vào cộng đồng thế giới, chứ không chỉ là hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Hội nhập không chỉ hạn chế trên lãnh vực kinh tế mà còn trên mọi lãnh vực như văn hóa, nghệ thuật, tri thức, kỹ thuật vv… Hội nhập như vậy con người Việt Nam mới cảm thấy gần gũi với con người trên khắp hành tinh Trái Đất này. Trong hội nhập toàn diện không có cạnh tranh như hội nhập kinh tế. Trong hội nhập này cũng không có bóc lột mà chỉ có chia sẻ. Không có lừa lọc mà chỉ có chân tình. Đó là sự hội nhập của những con người Việt Nam tự do, có đầy đủ nhân quyền, dân quyền với cộng đồng những con người tự do khác trên thế giới.

Hiện nay chính quyền CSVN đang chủ trương một cuộc hội nhập cho bản thân họ chứ không đưa cả dân tộc Việt Nam hội nhập cộng đồng nhân loại.

V-Kết Luận:

Quy luật cho thấy chính trị và kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có một chế độ phi cộng sản và một nền kinh tế phi cộng sản nếu không muốn nói là kinh tế tư bản. Cũng trên cơ sở lý luận này, có thế nói, một chế độ cộng sản không thể nào có một nền kinh tế phi cộng sản hay tư bản. Như vậy, nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN là một nền kinh tế thị trường giả tạo vì nó được điều khiển bởi một bộ máy chính trị cộng sản độc tài.

Việt Nam sắp được trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu tháng 1½006 này. Hẳn nhiên là tập đoàn CSVN rất vui mừng vì đã đạt tới kết quả sau 10 năm thương thảo gay go. Họ thành công như những tuyển thủ bước vào sân chơi mới. Đối với nhân dân ta, đây là điều mừng hay lo thì phải cần thời gian dài mới trả lời được. Chỉ biết trong lúc thương thảo, CSVN cần chinh phục cảm tình của thế giới nên đã không áp dụng những biện pháp đàn áp mạnh mẽ đối với những tôn giáo, những nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước, Không biết sau khi đạt được mục đích gia nhập WTO, thái độ của họ sẽ như thế nào?

Dựa theo những kinh nghiệm thấy được trên thế giới, CSVN nên biết rằng: không phải vào WTO là muốn làm gì thì làm đối với dân chúng, không ai dám đụng tới. WTO chỉ là tổ chức buôn bán thế giới. Lãnh vực chính trị, ngoại giao không bị tổ chức chi phối ảnh hưởng. Nhân dân ta phải vận dụng được biến cố Việt Nam vào WTO để đứng lên đòi nhân quyền, dân quyền và tự do dân chủ cho chính mình. Thiết tưởng, Đảng và Nhà Nước đã chấp nhận chuyển đổi nền kinh tế XHCN sang hướng thị trường, chấp nhận cải tổ luật pháp, chấp nhận xóa đi tàn tích cách thức làm ăn theo kiểu cộng sản bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước để hội nhập thì sao không chuyển đổi cả hệ thống chính trị sang một thể chế dân chủ để người dân được tự do hạnh phúc?

JPEG - 3.8 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.