Hơn 200 người ký kiến nghị thư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh trước khi bị bắt. Ảnh: FBNV/ RFA Edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nói việc “điều trị bệnh trầm cảm và bệnh ung thư cần có sự kết hợp giữa phác đồ điều trị của cơ sở y tế và liệu pháp tâm lý, trong đó liệu pháp tâm lý tốt nhất chính là tình yêu thương, sự chăm sóc của gia đình,” hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội miễn trách nhiệm hình sự đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh.

Bà Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K chuyên hỗ trợ cho những người hoạt động bị kiểm nguy, bị bắt tạm giam ngày 07/4/2021 để điều tra với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Một năm sau, bà bị đưa đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương để buộc chữa bệnh trầm cảm mà bà đã mắc phải trước khi bị bắt. Đầu tháng này, bà lại bị phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung và đang được điều trị.

Ngày 27/1, cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ đăng tải kiến nghị thư gửi Viện Kiểm sát Nhân dân và Cơ quan An ninh Điều tra Công an thành phố Hà Nội, đồng thời thu thập chữ ký trực tuyến.

Đến chiều ngày 29/1, thống kê trên tài khoản Facebook Huệ Như đã có hơn 200 người trong và ngoài nước đồng ý ký vào bản kiến nghị này.

Bà Huệ nói với RFA về lý do nhóm của bà viết thư:

“Việt Nam đang lên tiếng rất mạnh trong việc bảo đảm nhân quyền cho công dân cũng như là tham gia vào các diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, tôi nghĩ rằng Việt Nam cần khẩn cấp đình chỉ điều tra đối với chị Nguyễn Thuý Hạnh để chị chữa trị bệnh.”

Bà Huệ cho biết, việc thu thập chữ ký trực tuyến sẽ kéo dài đến ngày 2/2/2024 và sau đó sẽ gửi kiến nghị qua đường bưu điện kèm các chữ ký đến các cơ quan chức năng liên quan.

Chồng của bà Hạnh là ông Huỳnh Ngọc Chênh cho hay, hôm 25/1, bà đã được xạ trị bữa đầu tiên tại bệnh viện K Hà Nội, việc chữa trị kết hợp giữa hoá trị và xạ trị sẽ kéo dài trong ba tháng theo diện ngoại trú.

Bình thường vẫn tiếp tục ở tại khoa chữa bệnh bắt buộc của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, mỗi lần điều trị sẽ được xe của viện đưa qua bệnh viện K Hà Nội, xong rồi quay lại.

Một kiến nghị khác của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tập hợp những nhân sĩ – trí thức tên tuổi, “đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam với tinh thần tôn trọng Nhân quyền và chính sách Nhân đạo, hãy giao trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để có điều kiện chăm sóc và điều trị tốt hơn.”

Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi thay mặt câu lạc bộ này khẳng định nếu nhà cầm quyền làm như vậy “sẽ được đông đảo dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ, hoan nghênh.”

Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự

Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long ở Hà Nội hôm 25/1 gửi một kiến nghị độc lập tới các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Thúy Hạnh (61 tuổi), trong đó có dẫn quy định tại Điều 2 của Luật người cao tuổi năm 2009, bên cạnh các điều khoản nhân đạo khác của pháp luật Việt Nam.

Kiến nghị nói:

“Đối với bà Nguyễn Thuý Hạnh, chúng tôi có mong muốn các cơ quan tiến hành tố tụng cần cân nhắc, xem xét về trường hợp một phụ nữ cao tuổi đang mang trong mình nhiều bệnh tật (bao gồm cả bệnh hiểm nghèo) như trên thì rõ ràng là không còn và không thể có ‘… khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa…’ và cần được áp dụng các quy định nhân đạo nhất đã được quy định tại Bộ luật Hình sự.”

Kiến nghị được đăng trên trang Facebook cá nhân của Luật sư Nguyễn Hà Luân, người đứng đầu Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long ngày 25/1, nhận được hàng trăm lượt Thích và hàng chục lượt Chia sẻ. Văn phòng này cũng đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý cho bà Hạnh.

Kiến nghị căn cứ vào Điều 31 của Hiến pháp hiện hành của Việt Nam quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trong khi theo Luật sư Luân “bà Hạnh mới chỉ bị xác định là nghi can chứ chưa bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật nên bà được coi là không có tội.

“Bà Hạnh mới chỉ bị xác định là nghi can chứ chưa bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật nên bà được coi là không có tội.” – Luật sư Nguyễn Hà Luân

Một luật sư nhân quyền ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho RFA biết bà Hạnh hoàn toàn thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự chiếu theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, ở cả khía cạnh pháp lý và nhân đạo.

Tuy nhiên, ông không lạc quan về khả năng nhà chức trách thủ đô sẽ áp dụng tinh thần nhân đạo trong trường hợp bà Hạnh và đánh giá “hầu như có ít cơ hội,” tuy nhiên, theo luật sư này các nhà hoạt động nhân quyền và cộng đồng vẫn phải lên tiếng cho bà Hạnh.

Theo điểm b, khoản 2, Điều 29 của Bộ luật hình sự 2015, căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đó là “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa,” do đó việc phóng thích bà Hạnh vì lý do nhân đạo là hoàn toàn hợp lý, theo kiến nghị thư.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự lại không định nghĩa “bệnh hiểm nghèo” hay “bệnh nặng” là bệnh cụ thể gì.

Nghị quyết số 02 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, định nghĩa mắc bệnh hiểm nghèo là “trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối…”

Trong khi đó, khoản 4 Điều 3 của Nghị định 140 năm 2021 của Chính phủ quy định “chế độ áp dụng biện pháp xử hình hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,” xem ung thư giai đoạn cuối là một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư cũng là một trong 42 loại bệnh hiểm nghèo quy định trong Phụ lục 4 Danh mục bệnh hiểm nghèo ban hành kèm theo Nghị định 134 năm 2016 của Chính phủ.

Bà Hạnh là một trong những người hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam. Quỹ 50K của bà được nhiều người trong và ngoài nước ủng hộ, trợ giúp cho hàng trăm nhà hoạt động.

Bà từng tham gia ứng cử đại biểu quốc hội trong kỳ bầu cử năm 2021 với lời hứa sẽ vận động cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền của người phụ nữ.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.