Họp mặt các tổ chức Xã hội dân sự tại Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Châu Văn Thi) – Lúc 14h ngày 14/03/2014, các tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2, thành phố Sài Gòn. Tham dự buổi họp mặt có đại diện các tổ chức: Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam.

JPEG - 43.1 kb
Các tổ chức xã hội dân sự gặp mặt tại Sài Gòn.

Đến tham gia có các cựu tù nhân lương tâm, blogger, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như: ký giả Trương Minh Đức, nhà báo Phạm Chí Dũng, Hòa thượng Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Châu Văn Thi, Huỳnh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Phong, Trần Thị Hài, Nguyễn Xuân Ngữ… Nhân dịp này đại diện Hội cựu tù nhân lương tâm và Hội phụ nữ nhân quyền cũng trao 2 phần quà trị giá 10 triệu đồng/phần cho 2 người chồng của tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Tuyền (Cờ Đỏ, Cần Thơ) là Phạm Văn Cờ và Trương Văn Thạnh. Hai tù nhân lương tâm này bị kết án lần lượt là 3 năm và 2 năm 6 tháng cho tội “gây rối trật tự công cộng”; nguyên do là từ ngày 20-22/8/2013 họ đã biểu tình ở UBND Cần Thơ để đòi lại phần đất bị thu hồi, đền bù không thỏa đáng. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng đại diện Hội CTNLT trao phần quà trị giá 5 triệu đồng cho cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Hà.

JPEG - 46.8 kb
Đại diện hội CTNLT, PNNQ trao quà.

*

Phát biểu tại cuộc họp mặt, tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu:
Hôm nay là buổi gặp mặt mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự ngồi lại với nhau, để hướng tới một mục tiêu chung: làm cho xã hội Việt Nam tốt hơn!
Tiến sĩ Dũng cũng cho rằng:
Lúc này là thời điểm thích hợp để xây dựng một phong trào xã hội dân sự và liên kết các tổ chức lại với nhau cùng phát triển.

JPEG - 32 kb
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu.

*

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói với Hội Phụ Nữ Nhân Quyền:
Phụ nữ là vốn quý và chiếm một vị trí không hề nhỏ trong một xã hội văn minh, tự do; vì vậy việc các phụ nữ đứng lên đòi hỏi nhân quyền, quyền bình đẳng cho chính mình và cho xã hội là một việc làm đáng hoan nghênh, cần phải tiếp tục phát huy.
Ông cũng đặc biệt tỏ lời khen ngợi với các cựu tù nhân lương tâm đã và đang kết nối những thành viên lại với nhau đấu tranh cho một xã hội Việt Nam không còn tù nhân lương tâm…

JPEG - 46.3 kb
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng trao đổi cùng nhau.

*

Dân Oan Huỳnh Kim Lương đại diện các dân oan nói lên nỗi bức xúc của mình:

Hồi xưa, các ông ấy có gì ngoài cái nón cối và đôi dép râu đi từ trong rừng ra? Người dân miền Nam có nhà, có đất đã che chở cho các ông ấy để vào Sài Gòn. Bây giờ “giải phóng” 38 năm rồi mà người dân chúng tôi không có gì, còn các ông ấy lại có tất cả. Các ông ấy đã phản bội lại lời của ông Hồ Chí Minh:”Không có gì quý hơn độc lập tự do”, độc lập tự do để rồi nông dân mất nhà mất đất sống vỉa hè vậy sao? Chúng tôi đã lớn tuổi, sức cùng, lực kiệt nhưng sẽ chiến đấu hết mình cho đất nước có dân chủ, nhân quyền!
Một số hình ảnh từ buổi họp mặt:

JPEG - 57.2 kb
Dân oan chụp ảnh lưu niệm cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

JPEG - 40 kb
Hòa thương Thích Không Tánh trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

JPEG - 41.3 kb

JPEG - 29.3 kb

JPEG - 174.4 kb

JPEG - 26 kb

Nguồn: Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.