HRW kêu gọi hủy cáo buộc và trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, người dạy học sinh hát bài "Trả Lại Cho Dân" sẽ bị đưa ra tòa án Nghệ An với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" ngày 17/10 tới đây.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) ra thông cáo báo chí ngày 14 tháng Mười Một, 2019 kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc và trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh. Phiên tòa sơ thẩm dự trù diễn ra hôm nay, ngày 15 tháng Mười Một với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117, Bộ Luật Hình Sự.

Dưới đây là thông cáo báo chí của HRW.

***

(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền phát biểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh và phóng thích ông ngay lập tức. Một tòa án ở tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ xét xử vụ của ông vào ngày 15 tháng Mười Một.

Công an tỉnh Nghệ An bắt Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 29 tháng Năm, và cáo buộc ông tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Báo chí nhà nước đưa tin rằng các cáo buộc có liên quan tới những bài ông đăng trên Facebook, với nhiều bài phê phán chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Nguyễn Năng Tĩnh là người mới nhất trong một chuỗi dài các nhà bất đồng chính kiến bị nhắm vào vì đăng tải thông tin và lên tiếng phê phán trên Facebook,” ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền nói. “Chính quyền đang lạm dụng bộ luật hình sự để bắt giam những người dân không có hành vi nào khác ngoài việc thực thi các quyền cơ bản về tự do ngôn luận của mình.”

Các vụ xử án nhà hoạt động và những người phê bình vì các lời bình trên Facebook đã trở thành thông lệ ở Việt Nam. Tháng Sáu vừa qua, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh bị đưa ra xử vì các bài đăng trên Facebook có nội dung phê phán chính quyền. Vào tháng Mười Một, tòa phúc thẩm vẫn giữ y nguyên án đối với ông. Cuối tháng Chín, một nhà bất đồng chính kiến khác, Nguyễn Quốc Đức Vượng bị bắt vì các bài đăng trên Facebook phê phán chính phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nguyễn Năng Tĩnh, 43 tuổi, từng là giảng viên âm nhạc ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. Trên Facebook, ông từng lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị trong đó có Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hóa, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm, đã mãn hạn tù hồi tháng Năm năm 2019) và các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Đặng Xuân Diệu giờ đây đang phải sống lưu vong.

Ông cũng đăng hình ảnh một cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật mới về đặc khu kinh tế, và biểu tình phản đối Thép Formosa Hà Tĩnh, công ty Đài Loan đã thải độc xuống biển gây ra tình trạng khủng hoảng môi trường dọc bờ biển miền Trung Việt Nam hồi tháng Tư năm 2016. Các đoạn video trên trang Youtube cho thấy hình ảnh ông dạy trẻ em một bài hát về nhân quyền do cựu tù nhân chính trị Võ Minh Trí (bút danh Việt Khang) sáng tác. Ông hỗ trợ Quỹ Phát triển Con người Vinh, một tổ chức từ thiện Công giáo, và gây quỹ giúp người nghèo.

Sau khi công an bắt giữ ông Nguyễn Năng Tĩnh vào tháng Năm, báo Nghệ An, cơ quan ngôn luận của đảng bộ đảng cộng sản tỉnh Nghệ An, ra tuyên bố về vụ này và nêu rõ ràng mục tiêu của chính quyền là dọa cho những người phê bình khác sợ hãi mà im tiếng. Bài báo viết, “Lợi dụng cái gọi là ‘tự do ngôn luận,’… xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước… xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Bài báo cũng nói rằng vụ bắt giữ “cũng là lời cảnh tỉnh đến các đối tượng khác đang có âm mưu, hoạt động chống Nhà nước, hoạt động đi ngược lại lợi ích và truyền thống dân tộc,” và là “bài học cho ‘cư dân mạng,’” bao gồm cả cán bộ, công chức, buộc họ phải cảnh giác hơn với những thông tin họ chia sẻ, và không được “bấm nút yêu thích bừa bãi.”

Trước đây, ông Nguyễn Năng Tĩnh từng là nạn nhân bị côn đồ bạo hành – trong các vụ hành hung hồi tháng Năm năm 2014 và tháng Mười Một năm 2015 – nhiều khả năng do công an mặc thường phục tiến hành. Trong vụ tấn công thứ nhất, công an mặc sắc phục cũng có mặt mà không làm gì để can thiệp.

Điều 117 cho chính quyền khoảng không quá rộng để có thể định đoạt những phát ngôn nào là nhằm “chống phá” nhà nước, và thường được vận dụng để đối phó với những lời phê phán nhà nước hoặc đảng cộng sản rất thông thường, đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận đã được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam và các nghĩa vụ công pháp quốc tế.

Phiên tòa xử Nguyễn Năng Tĩnh ban đầu được dự kiến diễn ra vào ngày 17 tháng Mười. Theo lời luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng, các luật sư bào chữa của Nguyễn Năng Tĩnh chỉ nhận được thông báo về phiên xử qua điện thoại trước 10 ngày, tức là vào ngày mồng 7 tháng Mười năm 2019. Các luật sư đã cố gắng tới tòa án và tiếp cận hồ sơ vụ án Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 11 tháng Mười, nhưng bị bắt chờ đợi và rồi chỉ được cho xem hồ sơ vụ án với số lượng tài liệu khổng lồ – được biết có khoảng hơn 1.000 bút lục – trong vòng một giờ đồng hồ mà không được sao chụp lại bất cứ trang nào, chỉ được ghi chép. Các luật sư bào chữa đã gửi đơn khiếu nại lên tòa yêu cầu hoãn xử, và được chấp nhận. Vào ngày 13 tháng Mười, tòa bác bỏ đề nghị sao chụp hồ sơ của các luật sư, viện dẫn đây là tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, mức độ “tuyệt mật,” “tối mật.”

“Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam truy tố Nguyễn Năng Tĩnh chỉ vì ông đã thực thi quyền tự do ngôn luận là việc họ cản trở việc bào chữa cho ông,” ông Sifton nói. “Dường như đối với chính phủ Việt Nam, các tuyên bố của Nguyễn Năng Tĩnh nóng đến mức cần phải giữ kín ­- không chỉ đối với người Việt, mà còn cả với các luật sư của chính ông.”

Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền nói rằng chính quyền các quốc gia và các nhà tài trợ hữu quan, cũng như Facebook và các công ty Internet khác đang hoạt động ở Việt Nam cần công khai lên tiếng phản đối các trường hợp nhà bất đồng chính kiến bị tù giam chỉ vì đăng tài liệu lên mạng xã hội.

“Những người sử dụng Facebook ở Việt Nam đang bị tù đày chỉ vì sử dụng nền tảng mạng xã hội này đúng mục đích thiết kế: để chuyển tải thông tin và ý kiến đến những người sử dụng khác,” ông Sifton nói. “Đã đến lúc các quốc gia hữu quan và các công ty mạng xã hội phải lên tiếng.”

Tổ chứ c Theo Dõi Nhân Quyền – HRW

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.