HRW kêu gọi ngoại trưởng Mỹ thúc giục Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị

Ảnh chụp màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phải thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt các hành vi đàn áp nhân quyền và thả tự do cho hơn 160 tù nhân chính trị, đặc biệt là nhà báo từng được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Phạm Đoan Trang, trong chuyến thăm của ông tới Hà Nội cuối tuần này.

Ông Blinken sẽ đến thăm Hà Nội từ ngày 14 đến 16, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam với tư cách ngoại trưởng Mỹ, dự kiến gặp mặt một số lãnh đạo cao nhất của quốc gia Đông Nam Á.

“Ông Blinken nên nhân cơ hội này để thúc giục một cách công khai và riêng tư giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng có hệ thống quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó giám đốc ban Á châu của HRW, có trụ sở ở New York, Mỹ, nói trong một thông cáo đưa ra hôm 12/4.

Ông Robertson cho rằng ông Blinken nên đặc biệt thúc ép Việt Nam trả tự do cho bà Trang, người được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2022 và hiện đang thụ án 9 năm tù ở Việt Nam.

Chỉ hai ngày trước chuyến thăm đã được lên lịch của ông Blinken, chính quyền Việt Nam kết án nhà hoạt động và blogger nổi danh Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với các buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trong một phiên xử kín bất chấp những lời lên án từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Thông tin cho các phóng viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 10/4 về chuyến thăm của ông Blinken tới Việt Nam, ông Kritenbrink, từng là đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho biết ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.

Trong lúc chính quyền Tổng thống Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm của chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới, ông Robertson cho rằng Ngoại trưởng Blinken không thể “cứ như vậy” với chính phủ Việt Nam chừng nào Hà Nội còn gia tăng đàn áp các nhà hoạt động trong nước.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.