HRW kêu gọi ngoại trưởng Mỹ thúc giục Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị

Ảnh chụp màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phải thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt các hành vi đàn áp nhân quyền và thả tự do cho hơn 160 tù nhân chính trị, đặc biệt là nhà báo từng được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Phạm Đoan Trang, trong chuyến thăm của ông tới Hà Nội cuối tuần này.

Ông Blinken sẽ đến thăm Hà Nội từ ngày 14 đến 16, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam với tư cách ngoại trưởng Mỹ, dự kiến gặp mặt một số lãnh đạo cao nhất của quốc gia Đông Nam Á.

“Ông Blinken nên nhân cơ hội này để thúc giục một cách công khai và riêng tư giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng có hệ thống quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó giám đốc ban Á châu của HRW, có trụ sở ở New York, Mỹ, nói trong một thông cáo đưa ra hôm 12/4.

Ông Robertson cho rằng ông Blinken nên đặc biệt thúc ép Việt Nam trả tự do cho bà Trang, người được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2022 và hiện đang thụ án 9 năm tù ở Việt Nam.

Chỉ hai ngày trước chuyến thăm đã được lên lịch của ông Blinken, chính quyền Việt Nam kết án nhà hoạt động và blogger nổi danh Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với các buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trong một phiên xử kín bất chấp những lời lên án từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Thông tin cho các phóng viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 10/4 về chuyến thăm của ông Blinken tới Việt Nam, ông Kritenbrink, từng là đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho biết ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.

Trong lúc chính quyền Tổng thống Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm của chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới, ông Robertson cho rằng Ngoại trưởng Blinken không thể “cứ như vậy” với chính phủ Việt Nam chừng nào Hà Nội còn gia tăng đàn áp các nhà hoạt động trong nước.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.