Kế hoạch hủy diệt nước mắm truyền thống?

Nước mắm được rao hạ giá trên một kệ hàng siêu thị. Ảnh: FB
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2007, sự xuất hiện của một đại gia từ xứ Nga là Masan của ông chủ Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã làm thị trường nước mắm công nghiệp và mì gói, nước tương… nội địa thực sự bước vào giai đoạn bùng nổ và cạnh tranh cực kỳ quyết liệt. Masan với tiềm lực kinh tế và sự hậu thuẫn rất lớn từ đại gia tộc Đỏ – gia đình Nguyễn Tấn Dũng với vai trò đặc biệt của cô con gái rượu ông thủ tướng là Nguyễn Thanh Phượng đã có sự tăng trưởng khủng khiếp, vượt mặt tất cả các đại gia ngành thực phẩm hiện có trên thị trường.

Trong vài năm, Masan trở thành tập đoàn chiếm thị phần nội địa lớn nhất về nước mắm công nghiệp tới 70% thị phần với những cái tên như Chin-su, Nam Ngư… Thị trường nước mắm nội địa, trị giá 11.300 tỷ đồng (theo đánh giá của Euromonitor vào năm 2015) này bị thống trị bởi thứ sản phẩm gọi là “nước mắm” với 76% thị phần và chỉ 24% còn lại dành cho các nhà sản xuất truyền thống. Như vậy, chỉ với sản phẩm có công thức “nước + phẩm màu + hóa chất điều vị và chống thối + mắm hạng hai”, Masan bỏ túi 500 triệu USD mỗi năm, thật đúng là “thiên tài”.

Dễ dàng áp đảo về mặt truyền thông và quảng cáo, khi Masan xuất hiện, tất cả các kênh vàng truyền hình và giờ vàng đều ra rả những thông điệp và hình ảnh về Chin-su, Nam Ngư, Đệ Nhất,… Masan nhanh chóng chiếm lĩnh miếng bánh béo bở của thị trường nước mắm, đè bẹp các đối thủ cạnh tranh khác và hủy diệt các doanh nghiệp nước mắm truyền thống. Ngành nước mắm truyền thống rơi vào tình trạng gần như phá sản trước sự áp đảo của nước mắm công nghiệp.

Nếu sản xuất theo công thức truyền thống, phải phụ thuộc mùa vụ cá và thời gian kéo dài cả năm trời. Cả nước, khi ngành sản xuất nước mắm truyền thống ở thời kỳ đỉnh cao cũng chỉ đạt mức khoảng 50 triệu lít. Những thương hiệu hàng trăm năm như Liên Thành – Phú Quốc, Cát Hải – Hải Phòng, Nha Trang Khánh Hòa những cái tên đã là niềm tự hào về ẩm thực truyền thống điêu đứng, trước nguy cơ bị thôn tính hoặc phá sản. Trong khi Masan mỗi năm tiêu thụ hàng trăm triệu lít nước mắm nhưng không hề có một con cá nào trong thành phần những chai sản phẩm của mình thì được hệ thống truyền thông và quảng cáo ra rả mỗi ngày thứ hóa chất Chin-su “thơm ngon đến giọt cuối cùng”.

Sự cạnh tranh không lành mạnh về thương mại, lừa dối về chất lượng, sử dụng tràn lan hóa chất có rủi ro cao cho cộng đồng nhưng không hề bị “tuýt còi”. Tất cả các nước mắm đang làm mưa làm gió trên thị trường như Chin-su, Đệ Nhị, Nam Ngư… của Masan hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn thấp nhất của TCVN hay Codex về xếp loại nước mắm nhưng vẫn nghiễm nhiên tung hoành mà không hề có sự kiểm tra của cơ quan hữu trách về an toàn thực phẩm.

Thậm chí, năm 2016, một vụ việc đầy mờ ám khi Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng đăng một “thông tin khảo sát” ngụy tạo khi đưa tin nước mắm truyền thống nhiễm asen vượt ngưỡng và ngay lập tức “một bầy” báo chí đưa tin, giật tít về sự kiện này. Vụ việc này sau đó bị thanh kiểm tra lại và làm rõ thông tin sai sự thực bịa đặt nhằm hạ uy tín của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống. Vậy ai đứng đằng sau những kịch bản mafia này? Không khó có thể đoán ra.

Được biết, vừa qua, các cơ quan quản lý đang lấy ý kiến cho Dự thảo cuối Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ) 12607:2019 Quy phạm Thực hành sản xuất nước mắm. Trong đó có nhiều nội dung được cho là “gây khó” cho nước mắm sản xuất theo phương thức truyền thống đã có hàng trăm năm và cổ xúy cho ngành sản xuất nước mắm công nghiệp với đại diện lớn nhất là Masan.

Ở một chế độ mà luật pháp dễ dàng bị bóp méo bởi bàn tay ma quỉ của những chính khách và các nhóm lợi ích thì ở đó người dân luôn là nạn nhân cho mọi sự cướp bóc và tội ác đê tiện nhất. Những sản phẩm độc hại được quảng cáo rầm rộ để đầu độc người dân, rồi đến khi bị bệnh ung thư lại phải chi trả những khoản tiền lớn để mua những viên thuốc chữa ung thư giả để chết trong đau đớn. Những kẻ thủ ác, vô lương thì không bao giờ bị pháp luật trừng trị. Ðó là một xã hội đã bại hoại đến tận cùng.

Có thể nói, Masan Consumer – tập đoàn đa ngành khổng lồ của các tư bản Đỏ – đang là những kẻ đầu độc người dân Việt Nam với những sản phẩm độc hại, bào mòn sức khỏe cộng đồng với những chiêu trò ma quỉ, quảng bá lừa dối dưới sự bao che của các hệ thống hữu trách đã bị “cấm khẩu” vì tiền và quyền lực. Không chỉ riêng một Masan, trong một nền kinh tế có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì không bao giờ có điều gì tử tế.

Không có cách nào khác, người dân cần có kiến thức và ý thức để tự bảo vệ mình. Hãy tẩy chay những sản phẩm độc hại này ngay khỏi bữa ăn hàng ngày của gia đình từ bây giờ.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.