Kết quả ’xoay trục’ về Châu Á của Obama

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mike Green
03/09/2016

Tổng thổng Barack Obama đi Trung Quốc và Lào cuối tuần này trong chuyến viếng thăm Châu Á cuối cùng của ông. Chính quyền Mỹ thì tô vẽ xem đây là một chuyến đi ăn mừng chiến thắng, khẳng định Obama là vị “tổng thống Thái Bình Dương” đầu tiên của Hoa Kỳ (trong khi đó, các đời tổng thống trước cũng tuyên bố tương tự). Chính quyền Mỹ cũng kể công cho một số đề xuất mà thật ra bắt đầu từ thời Tổng thống George W. Bush (như G-20, TPP, đối tác chiến lược với Ấn Độ, v.v…) Thực sự không có nhiều điều mới trong việc “xoay trục”. Tuy nhiên những người chỉ trích Obama cũng sai trái khi chê là việc xoay trục thiếu nội dung.

Kể từ năm 2009, đối tác chiến lược của Hoa Kỳ đã mở rộng trong vùng, tiếp nối trong khoảng thời gian 2001 đến 2008. Tất cả các đánh giá đúng đắn về kết quả để lại của ông Obama phải nhìn nhận là có sự tiếp nối và có sự đồng thuận lưỡng đảng chứ không phải là không.

Đánh giá về kết quả của chính sách Châu Á của Obama cho thấy một thành tựu quan trọng, một việc làm đạt dưới trung bình, một cơ hội vuột mất, và một việc chưa hoàn tất đầy hiểm nguy.

Thành tựu quan trọng của chính quyền Obama tại Châu Á là đã thiết lập một khuôn khổ bền vững để tiếp cận với Đông Nam Á. Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á rời rạc, thường bị đánh bạt bởi những thách đố về nhân quyền hoặc khủng bố. Chính sách “tái quân bằng” thực sự của Obama là giữa vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ông tham gia vào Thượng Đỉnh Đông Á do ASEAN tổ chức, và ông tự thiết lập thượng đỉnh Mỹ-ASEAN.

Kể từ năm 2009, quan hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia ASEAN có cải thiện trừ Thái Lan (vì vụ đảo chánh). Thành đạt một phần lớn cũng nhờ nỗi sợ của Trung Quốc khiến các quốc gia nghiêng về Hoa Kỳ. Chính quyền Obama đáng được kể công cho việc thiết lập khuôn khổ để tiếp cận với vùng Đông Nam Á quan trọng này.

Trong đối sách quan hệ với các cường quốc Bắc Á, chính quyền thực hiện việc này dưới trung bình. Trước đây chính quyền George W. Bush giao lại cho Obama mối quan hệ tin cậy giữa Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Nay Obama giao lại cho người kế nhiệm mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh, mối hoài nghi của Nhật Bản về việc Hoa Kỳ có đáng tin cậy không.

Một số sự kiện bên ngoài có tác động vào vấn đề trên. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Bắc Kinh nghĩ là Hoa Kỳ trên đà xuống dốc và Tập Cận Bình có khuynh hướng độc đoán hơn những người tiền nhiệm. Tuy nhiên chính quyền Mỹ gây thêm khó khăn vì không tuyên bố rõ ràng chính sách của họ tại Châu Á.

Năm 2009, Obama nhấn mạnh ý định tôn trọng các “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại Châu Á, làm cho các đồng minh Hoa Kỳ lo ngại. Rồi năm 2011, sau khi Trung Quốc tỏ thái độ hung hăng trong vùng, chính quyền tuyên bố “tái cân bằng” tại Châu Á với việc triển khai quân đội đến Úc, làm cho Trung Quốc lo. Rồi năm 2013 chính quyền Mỹ lại làm đồng minh sửng sốt khi thoái lui từ “lằn ranh đỏ” tại Syria và tuyên bố hậu thuẫn “Mô Hình Mới về Quan Hệ Cường Quốc” của Tập Cận Bình mà không khác gì lắm với việc hứa tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trước đó.

Chính quyền Obama nghĩ rằng hợp tác về vấn đề khí hậu thay đổi toàn cầu sẽ làm giảm thiểu cạnh tranh địa chính trị, rằng chiến lược đó chọn ngoại giao và cam đoan thay vì chiến tranh, và rủi ro về uy tín sẽ là điều chùn bước cho Trung Quốc. Tất cả các giả định đó đã quên đi các điểm địa chính trị cơ bản của Châu Á. Cũng may là sự việc không ngừng ở đó, chính quyền Mỹ đã bắt đầu có những biện pháp để chặn Trung Quốc tại Biển Đông. Việc thiếu rõ ràng, bất nhất, phản ứng thụ động đã làm yếu đi chính sách quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Châu Á – quản trị vững vàng quan hệ cường quốc.

Cơ hội vuột mất là về giao thương. Tổng thống Obama bảo là ông nhất quyết tìm cách thông qua TPP trong năm cuối nhiệm kỳ, nhưng các dân biểu Quốc hội cho biết là xác suất thông qua không cao. Đây là lỗi của chính quyền đã chậm trễ trong việc xin phê chuẩn từ Quốc hội. Trong lúc vận động tranh cử tổng thống vào năm 2008, ông Obama lại chống giao dịch tự do, rồi sau đó cứ lần lữa vì bị công đoàn chống đối. Nếu bà Clinton đắc cử tổng thống thì vấn đề TPP sẽ được tái xét, còn việc thất bại khi không phê chuẩn TPP là tì vết lớn trong chính sách Châu Á của Obama.

JPEG - 111.8 kb
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un hồi tháng 3/2016 đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị vũ khí hạt nhân để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ảnh: bt.com

Còn việc chưa hoàn tất đầy hiểm nguy là Bắc Hàn. Cũng cần khiêm nhượng để thú nhận là không có chính quyền Hoa Kỳ nào từ thời Chiến Tranh Lạnh có đối sách ổn thỏa với Bắc Hàn, cũng vì Bình Nhưỡng nhất quyết không đàm phán về chế tạo vũ khí hạt nhân. Chính quyền Obama có nhận thấy việc ngoại giao là vô ích, nhưng họ không nghĩ ra được một chính sách nào khác thay thế.

Đây không phải là kết quả về Châu Á tệ nhất hay khá nhất trong lịch sử cận đại. Có những việc cần khai triển thêm và có những lãnh vực cần phải điều chỉnh lại. Hiểu vậy sẽ giúp cho chính quyền kế tiếp.

Hoàng Thuyên – Chân Trời Mới Media lược dịch

Nguồn: Forein Policy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.