Khi các “còm sĩ” trở thành một lực lượng đáng sợ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Dưới đây chúng tôi xin thiệu đến quý độc giả bài “Khi các ‘còm sĩ’ trở thành một lực lượng đáng sợ” của blogger Nguyễn Hưng Quốc. Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/n…

— -

Trong mấy tuần vừa qua, chính quyền Việt Nam tung ra chiến dịch đánh phá các blog độc lập một cách dữ dội. Trước hết là đợt tin tặc tấn công vào một số blog bằng cách hoặc là đánh sập hẳn hoặc là cướp chủ quyền trên các blog ấy. Sau đó là bắt bớ một số blogger (tiếp tục cầm tù blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải dù đã mãn án, bắt blogger Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải và mới đây, bắt khẩn cấp blogger Cô Gái Đồ Long Lê Nguyễn Hương Trà). Cuối cùng, bằng cách này hay cách khác, uy hiếp tinh thần của các blogger còn lại.

Rõ ràng những sự uy hiếp ấy có kết quả. Trong một, hai tuần vừa qua, không khí phần lớn các blog có vẻ im ắng hẳn. Mức độ đưa bài lên ít đi. Đề tài cũng bớt gai góc. Giọng điệu cũng trở thành nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, rất nhiều blog khoá hẳn phần đóng góp ý kiến của độc giả – nhiều người gọi là “còm sĩ”, nửa Anh (comment) nửa Hán Việt (sĩ), nghe cũng rất thú vị.

Ví dụ cái bản “Thông báo” đăng trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập: “Bọ tạm thời đóng cửa comments, mong bà con thông cảm.” Rồi trên blog Đông A, ở cuối bài “Ranh giới giữa dân sự và hình sự” bàn về việc công an bắt khẩn cấp blogger Cô Gái Đồ Long, Đông A viết trong lời “Lưu ý”: “Entry này không nhận comment. Bất kỳ comment nào cũng sẽ bị xoá.”

Blogger Hiệu Minh thì viết hẳn một bức “thư khẩn” gửi các “còm sĩ”. Trong bức thư khẩn ấy, sau vài dòng về lịch sử các blog, Hiệu Minh nêu bật tầm quan trọng của phương tiện truyền thông hiện đại này và cách đối phó của các nhà cầm quyền trên thế giới: “Mọi chính quyền đều để ý đến mạng mang tính xã hội này. Người thông minh dùng blog như một con thuyền để lướt sóng cho mình. Nhưng có người không hiểu hết tính năng của blog đã tìm cách cấm đoán như một số quốc gia.” Ông tế nhị không nhắc đến tên Việt Nam trong “một số quốc gia” ấy. Nhưng ông nhắc những nguy cơ rình rập các blogger đến từ các ý kiến phản hồi của độc giả:

“Như có lần Hiệu Minh đã viết, blog Osin ‘chết’ không phải do những gì anh viết vì các entry trên đó được viết vừa phải. Nhưng comment trên đó đã kết liễu blog này. Dù đã cảnh báo từ trước nhưng chẳng ai nghe. Kết quả, blog Osin đã đóng cửa gần 1 năm nay.

Tiếp đến gần đây là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và vài blog khác bị hack. Quechoa đã bỏ chế độ comment. Blog không có comment đó là blog một chiều, rượu nhạt và mồi thiu.”

Cuối cùng, ông khuyên các độc giả của ông:

“[T]rước khi viết phản hồi, xin bạn hãy nhớ hộ rằng, việc thành bại của blog là do chính bạn. Blog hay cũng do bạn đọc và blog dở cũng do còm sỹ đóng góp tới 50% giá trị vào đó.

Hãy đặt địa vị mình vào vai người đọc và người được góp ý. Nếu thấy thông điệp bạn định gửi đi mà lọt tai thì hãy viết. Nếu không, xin bạn ra làm ly café Trung Nguyên cho tĩnh tâm, rồi hãy gõ bàn phím.”

Qua những lời phát biểu và thái độ dè dặt của các blogger nêu trên, chúng ta thấy rõ được hai điều:

Một, chính quyền Việt Nam rất sợ các “còm sĩ”, những độc giả nặc danh và vô danh trên các blog.

Hai, việc họ đánh sập hay khoá cửa một số blog xuất phát, một phần, từ bài viết của các blogger, phần khác, có khi nhiều hơn, từ những ý kiến phản hồi của các độc giả được gọi là “còm sĩ” ấy.

Thế nhưng, thú thực, tôi vẫn không hiểu và không giải thích được cảm giác sợ hãi ấy.

Thứ nhất, hầu hết các ý kiến của độc giả đều ngắn và đều bộc lộ những phản ứng thiên về cảm tính hơn là lập luận chặt chẽ. Vậy thì sức thuyết phục của chúng đến đâu mà chính quyền phải sợ hãi đến như vậy? Nên nhớ là, ở các quốc gia tự do, số lượng các blog còn nhiều hơn hẳn Việt Nam, các ý kiến đóng góp của các “còm sĩ” cũng quyết liệt và gay gắt hơn hẳn người Việt, vậy tại sao chính quyền các nước ấy vẫn vững mạnh và xã hội vẫn ổn định?

Thứ hai, nếu chính quyền sợ hãi cái số đông áp đảo của những người phê phán họ, tại sao họ không huy động lực lượng phản công? Nên nhớ là họ luôn luôn tuyên bố là đảng của họ và chính quyền của họ được sự ủng hộ của toàn dân, vậy thì, cả tám mươi mấy triệu người, trong đó có trên 20 triệu người thường xuyên sử dụng internet ở đâu? Rồi mấy triệu đảng viên của họ nữa, ở đâu? Rồi hàng chục ngàn, thậm chí, hàng trăm ngàn cán bộ tuyên truyền các cấp của họ, ở đâu? Sao những người ấy không vào các blog bày tỏ ý kiến ủng hộ đảng và nhà nước cũng như phê phán lại những sự phê phán họ? Tại sao? Tại sao, trên nguyên tắc, và đặc biệt, trên danh nghĩa, họ đang là số đông, thậm chí, số đông tuyệt đối, lại trở thành thiểu số trên mặt trận lý luận chính trị và xã hội như vậy? Một thiểu số đến thảm hại: chỉ lác đác vài ba người trên các blog!

Thú thực, tôi không hiểu được. Bạn đọc nào hiểu, xin trả lời giùm. Xin thành thực cám ơn.

Nguyễn Hưng Quốc
VOA Blog

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.