Khoảng khắc ấy, được làm người

Nhiều người đã công khai bày tỏ thái độ phản đối thông qua Dự luật đặc khu nhượng địa 99 năm. Nguồn ảnh: Các FB cá nhân.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau những giờ phút tức giận, thậm chí là tuyệt vọng… có lúc tôi lại cảm thấy vô cùng thú vị về giai đoạn này của nước mình. Một giai đoạn rực rỡ xảo trá của những kẻ cầm quyền, và u uất khủng khiếp của hàng triệu người dân đang nhìn thấy viễn cảnh mình bị cai trị bởi bọn phản bội.

Dưới bề mặt lặng yên của đời sống, là sự sôi sục của từng con người vô danh. Những con người trước đây chỉ vì miếng cơm manh áo, vì gia đình của mình nên luôn im lặng, luôn chấp nhận… nay đã bật lên lời phản đối như một tiếng khóc. Thậm chí, có người viết trên facebook, nhân danh cả gia đình mình để phản đối – tức phần quan trọng nhất mà họ vẫn che chắn, giấu vào trong – giờ cũng đưa ra để minh chứng và bày tỏ một nguyện vọng được làm người.

Làm người – hai tiếng ấy ở đất nước này, bây giờ nghe thật vất vả làm sao. Những người không quen biết mà tôi nhìn thấy, rõ là sau khi cố dành dụm, chắt chiu, chấp nhận mọi thứ để mong được chút an sinh, giờ thì họ đã không còn nhẫn nại nổi, bật lên tiếng kêu cuối cùng là mong được làm người, và là người Việt Nam.

Thật thú vị – làm người – điều mà mấy trăm đại biểu quốc hội chắc cũng không mơ thấy nổi rằng họ có được khả năng ấy, dù vẫn được các chủ nhân ông, chủ nhân bà ve vuốt bộ lông và hàng ngày ám thị, gọi bằng “người”.

Trong đêm, một thanh niên tham gia vào các nhóm tuyên truyền phản dư luận nhắn cho tôi như một tự thú đầy hoang mang. Bạn ấy kể là nhóm của bạn ấy được hướng dẫn cách thức phản dư luận như “đọc luật đặc khu chưa”, chỉ là “kinh tế và phát triển”, bị ảo tưởng về “thuyết âm mưu”, coi chừng là “kỳ thị”… Và rất nhiều thứ khác. Nhưng ngay cả người thanh niên bị định hướng suy nghĩ ấy cũng ngơ ngác hỏi “sự thật là sao vậy chú?”

Đó là một câu hỏi khó với tôi, và có lẽ với rất nhiều người khác. Vì cốt lõi của câu hỏi là sự thật, điều mà 90 triệu dân Việt đói khát nó từ nhiều thập niên nay. Một câu hỏi khó bao gồm về mối quan hệ nồng ấm riêng của hai đảng cộng sản, chứ không phải của nhân dân và tổ quốc Việt Nam.

Nhưng chí ít, điều mà mọi người Việt Nam nên thú vị là dù sự thật bị ẩn giấu nơi nào đó, nó vẫn đủ sáng chói để in bóng trên mặt đất, đủ để nhận rõ cuộc sống hôm nay.

Với cách cầm quyền hiện tại, người ta nhận ra loại chủ nghĩa xã hội chư hầu, đã tạo ra đủ một lớp người không ngần ngại để khoe khoang thú tính của mình khi có cơ hội liếm láp vào quyền lực, vì chút lợi trên máng ăn riêng sẵn sàng vặn vẹo lý trí để tung hô điên cuồng và chà đạp quê hương, dân tộc mình. Chương trình “đổi quê hương lấy ghế” đang lan từ quan đến các loại trí thức, con mọn của nhà nước. Thật bỉ cực cho tổ tiên Việt Nam, nhưng âu cũng là chưa lúc nào như lúc này, thú vị vì dễ nhận mặt nhau, dễ gọi tên đúng về giống loài.

Giờ phút như tiếng chuông gióng lên buồn bã về số phận. Tôi cũng như những con người vô danh đang phản đối luật đặc khu nhượng địa 99 năm, chỉ là một đám đông cô thế trước hệ thống cầm quyền cả quyết. Sự cô độc đó, chợt nhắc tôi về bài thơ của Bắc Đảo trong sự kiện Thiên An Môn 1989. Trước lằn ranh của chọn lựa sống còn, ông viết rằng mình vô danh, chỉ có cây bút làm bạn, và rồi cũng để lại, từ biệt mẹ lên đường để chọn, dẫu phải chết, để được làm người.

Làm người đôi khi là cả một chặng đường dài, nhưng đôi khi chỉ là một khoảnh khắc chọn lựa. Tôi cũng đã bỏ lại cây viết của mình, nói từ biệt bình an trong tiếng chuông của số phận, và xin được góp một chỗ đứng cùng các bạn, những người vô danh, cô thế đang lên tiếng về quyền làm người Việt Nam trên quê hương mình. Tôi muốn rơi nước mắt khi nhìn những dòng viết phản đối có khi yếu ớt, có khi kềm chế và có khi đầy tuyệt vọng. Tôi biết, chúng ta cùng muốn được làm người, và phải là một người Việt Nam tự do, dù sợ hãi.

Vì vậy, tôi mang ơn các bạn.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?