Không Có Tự Do Tôn Giáo Ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Michael Benge, FrontPageMagazine 05/8/08,
Phan Lưu Quỳnh lược dịch

Chính sách về tự do tôn giáo không có hiệu quả tại Việt Nam

JPEG - 88.2 kb

Mâu thuẫn trực tiếp với chính sách của Tổng thống Bush nhằm cổ xúy cho tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thiết lập một chính sách đối ngoại đối với Việt Nam, quảng cáo cho việc kiểm soát các tôn giáo của nhà nước cộng sản. Ðây chính cũng là một nhà nước đã sát hại hơn một triệu người dân của họ sau khi cộng sản chiếm được miền Nam vào năm 1975.

JPEG - 97.6 kb

Vào thập niên 1980s, câu thành ngữ “Chính sách ngoại giao Coca-Cola” đã được chế ra để mô tả chính sách của Hoa Kỳ do các nhà ngoại giao giỏi nhất và thông minh nhất đề ra vào lúc ấy, mà theo chính sách đó thì giao thương và đầu tư của Hoa Kỳ sẽ đưa Trung Hoa cộng sản vào thế giới văn minh và làm thay đổi cái quá trình lâu dài của họ về xúc phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và dân chủ. Chính sách đó đã không bao giờ có hiệu quả và chỉ đưa đến một hậu quả là làm thâm thủng trầm trọng cán cân mậu dịch, những đồng đô la Mỹ đã tài trợ cho một sự tăng cường quân sự to lớn, sản phẩm bị nhiễm độc và một con số không biết bao nhiêu mà kể —hàng chục ngàn người— Tây Tạng lẫn Trung Hoa bị giết chết và tù đày trong các trại lao động khổ sai.

Chính phủ của ông Bush lại hà hơi tiếp sức làm sống lại cái “chính sách ngoại giao Coca-Cola” đã bị thất bại này và hiện đang áp dụng vào Việt Nam, và vào năm 2007, Hoa Kỳ đã thu lượm về 10.6 tỷ đô la thâm thủng mậu dịch.

Mới đây, hàng chục nhà hoạt động dân chủ, ký giả, các nhà bất đồng chính kiến xử dụng internet cùng các tín đồ Tin Lành và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã bị CSVN bắt và bỏ tù. Các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ và các tổ chức nhân quyền đã tố cáo Hà Nội về “những vụ xúc phạm nhân quyền bừa bãi”, “làn sóng đàn áp tồi tệ nhất trong 20 năm qua”. Một vài dân biểu đã cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đề cao chính sách “Chỉnh đốn giao thương” trong khi ngoảnh mặt làm ngơ các vấn đề bách hại tôn giáo và xúc phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam gia tăng xúc phạm nhân quyền, lần thứ ba vào ngày 24/6, Tổng thống Bush đã gặp gỡ các quan chức của CSVN tại Phòng Bầu Dục, lần này là với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Buổi hội kiến chú tâm vào việc cải thiện thương mãi, thậm chí phát triển thêm các quan hệ kinh tế cho gần gũi hơn và gia tăng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam nhằm nâng đỡ đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kinh tế đang suy sụp. Cùng dịp đó, Tổng thống Bush đã nói với ông thủ tướng rằng, ông Bush “nghĩ là các bước tiến lớn của nhà nước Việt Nam đang thực hiện về tự do tôn giáo thì đáng ghi nhận”.

JPEG - 14.6 kb

Thật sự là đáng ghi nhận. Quan điểm của ông Bush về tự do tôn giáo ở Việt Nam đặt căn bản một phần trên những tường trình đầy sai lầm được Bộ Ngoại giao báo cáo cho ông ta. Vào năm 2006, Việt Nam đã được tháo gỡ khỏi danh sách CPC dành cho các quốc gia vi phạm nghiêm trọng đến tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới cùng với Tổ chức Nhân quyền đã thúc giục Bộ Ngoại giao hãy đưa Việt Nam trở lại danh sách đen về vi phạm tự do tôn giáo CPC.

Một trong những lý do bào chữa của Bộ Ngoại giao về việc tháo gỡ Việt Nam khỏi danh sách đen của họ là chế độ cộng sản đã có ngụ ý cho tự do bỏ bớt hạn chế đối với các hội thánh tư gia. Nhưng có bằng chứng phản bác lại điều này. Thật ra thì chế độ CSVN đã áp đặt nhiều hạn chế thậm chí còn nghiêm ngặt hơn. Mặc dù gia đình các tín đồ Tin Lành bây giờ được phép cầu nguyện trong nhà riêng của họ, nhưng họ không được phép cầu nguyện chung từng nhóm – bao gồm cả việc cầu nguyện cùng bà con thân nhân trong họ hàng, hoặc ở nơi công cộng hoặc ở trong nhà thờ trừ khi được nhà nước cho phép và kiểm soát.

GIF - 4.6 kb

Ở Cao nguyên Trung phần và các khu vực nhiều lôi thôi khác, giới chức Hoa Kỳ được đưa tới làng Potempkin và các nhà thờ quốc doanh kiểu mẫu rồi được các an ninh mật vụ của nhà nước đội lốt lãnh đạo tôn giáo tường trình những tin tức sai lạc. Các viên chức Hoa Kỳ thường coi lời nói của những kẻ đội lốt này như phúc âm. Một an ninh mật vụ như thế, đồng thời cũng là kẻ cung cấp tin tức cho ông Ðại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Thế giới John Hanford có tên là Siu Kim, y là một người Thượng Montagnard thuộc về một nhà thờ ở Pleiku, làm việc cho nhà nước CSVN. Theo thống kê của chính phủ Hoa Kỳ, người Thượng Montagnard thuộc về những cư dân nghèo nhất ở Việt Nam; nhưng, Siu Kim đã đến Hoa Kỳ 4 lần, phí tổn do nhà nước cộng sản đài thọ để tuyên truyền trong cộng đồng người Thượng Montagnard ở đây.

Trong lúc được bổ nhiệm, Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak đã nói rõ rằng ông sẽ tiếp tục chính sách của Ðại sứ Hanford nhằm xúc tiến làm nhanh chóng thêm việc đăng ký các giáo hội ở Việt Nam. Nhưng Ðại sứ Michalak đã sao lãng không giải thích những thiệt hại cho tự do tôn giáo do hậu quả của việc đăng ký này.

Ðể đăng ký, các giáo hội phải nộp cho Ban Tôn giáo trung ương một danh sách tên tuổi và địa chỉ của các thành viên, và chỉ có những người được Ban Tôn giáo chấp thuận thì mới được tham dự các lễ nghi tôn giáo. Tất cả các buổi hội họp và các bài thuyết giảng phải được Ban Tôn giáo chấp thuận, và bài giảng phải bằng tiếng Việt —ngay cả trong các nhà thờ toàn người dân tộc thiểu số. Các nhà truyền đạo và chủ tế không thể giảng chệch hướng bài giảng đã được chấp thuận hoặc thu nhận tín đồ mới, và có công an của Ban Tôn giáo theo dõi tất cả các buổi cầu nguyện. Các nhà thờ và các nhà truyền giáo cũng không được phép trợ giúp và an ủi dân làng tại địa phương. Ðây là một cách không chính thức mà cộng sản dùng để kiểm soát các giáo hội tại Việt Nam.

Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á và Thái Bình Dương Sự vụ, ông Christopher Hill, đã tái xác nhận thêm về chính sách lầm lẫn này trong buổi điều trần ngày 12 tháng 3 trước Uỷ ban Ðối ngoại Thượng viện, và như để bào chữa thêm ông ta đã nói rằng: “Kể từ khi danh sách CPC được tháo gỡ, đã có thêm nhiều tiến bộ. Nhà nước đã tổ chức hơn 3000 khoá đào tạo và 10,000 lớp huấn luyện cho các cán bộ trên toàn quốc về việc làm thế nào để thi hành nghị định mới về tôn giáo”.

Cái mà ông Hill đã quên không đề cập đến là chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về “Ðề án vận động tôn giáo năm 2007-08 của ÐCSVN để đào tạo 21,811 cán bộ tôn giáo cộng sản nhằm vào việc quản lý chính trị trong tôn giáo, với chú tâm đặc biệt nhắm vào thành phần dân tộc thiểu số” (Vietnam News Agency, 6/13/07). Những “cán bộ” tôn giáo này sẽ bảo đảm các giáo hội và tín đồ phải tuân thủ theo những yêu cầu bắt buộc đăng ký của Ban Tôn giáo nhà nước và sự kiểm soát tôn giáo của cộng sản.

JPEG - 64.9 kb

Nhà nước CSVN liên tục hứa hẹn là sẽ giảm bớt việc áp bức tôn giáo trong khi đó lại gia tăng đàn áp những ai cổ vũ cho tự do tôn giáo. Chính quyền cộng sản không phân biệt trong việc họ đàn áp tín ngưỡng, hoặc người mà họ ngược đãi – cả đàn ông lẫn phụ nữ. Ðáng chú ý nhất là Linh mục Công giáo Tađêô Nguyễn Văn Lý, người đã bị bịt miệng và kềm giữ như được miêu tả trên màn ảnh truyền hình trong khi bị kết án nhiều năm tù, trong một phiên tòa kiểu kangaroo ở Việt Nam.

Hòa thượng Thích Huyền Quang, 87 tuổi, vị Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa viên tịch gần đây, ngài là một trong những vị lãnh đạo tinh thần được thương mến và kính trọng nhất ở Việt Nam, cùng với người lãnh đạo phụ tá là Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã bị đày ải ngay trong nước vào năm 1982 và giam lỏng tại các tỉnh xa xôi suốt 26 năm qua vì từ chối không chịu đưa Phật giáo Việt Nam vào vòng kiểm soát của Ðảng cộng sản.

JPEG - 20.1 kb

Mặc dù có trên 80% Phật tử Việt Nam trung thành với GHPGVNTN, nhưng chính phủ vẫn từ chối không công nhận GHPGVNTN và tiếp tục cố tình bắt buộc các thành viên gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước cộng sản kiểm soát. Các tăng ni và thành viên của GHPGVNTN, cùng với Giáo hội Phật giáo Hoà hảo và Giáo hội Phật giáo người Khmer Krom (người Miên thiểu số ở Việt Nam) vẫn liên tục bị sách nhiễu, đánh đập và bỏ tù.

Vào ngày 8 tháng 2, hai trăm nhà sư Phật giáo người Khmer Krom đã ôn hoà biểu tình ở Sóc Trăng, Việt Nam, để đòi hỏi tự do tôn giáo. Nhà nước Việt Nam phản ứng bằng cách đánh đập họ tàn nhẫn, bắt giữ và bỏ tù 19 nhà sư —trong đó 5 người bị tuyên án tù từ 2 đến 4 năm. Nhà cầm quyền Việt Nam còn đi xa hơn khi tổ chức bắt cóc Thượng tọa Tim Sakhorn, một công dân Cambodia và là nhà sư trụ trì Chùa Phnom Den ở tỉnh Takeo, Cambodia, đồng thời cũng là người giúp đỡ những người tị nạn Khmer Krom trốn thoát cảnh đàn áp tôn giáo ở Việt Nam sang Cambodia xin tị nạn. Thượng tọa Tim Sakhorn bị bỏ tù ở Việt Nam và trớ trêu thay, bị buộc tội là đã vượt biên giới không có giấy phép hẳn hòi. Gần đây nhất, nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố là Thượng tọa Tim Sakhorn đã được phóng thích, nhưng không một ai ngạc nhiên là ông ta đã “mất tích” kể từ đó.

Trong khi các cán bộ quan chức CSVN có thể đi lại thoải mái khắp đất nước Hoa Kỳ, thì các giới chức Hoa Kỳ lại không thể đi lại thoải mái ở Việt Nam mà không có sự thông báo trước cho chính quyền trung ương lẫn địa phương, và bị theo sát bởi những cán bộ nhà nước và nhân viên an ninh. Các cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lẫn các tổ chức nhân quyền độc lập đều không được phép có đại diện ở Việt Nam; do đó, các sự kiện xảy ra như việc “mất tích” của nhà sư Cambodia, hoặc một số lớn các vụ xúc phạm nhân quyền, không thể nào điều tra được.

Rất đều dặn, các tín hữu thuộc các giáo hội Tin Lành tư gia bị vây bắt và đánh đập, dí cho điện giật, và bỏ tù khi họ từ chối không chịu tham gia vào các giáo hội quốc doanh do cộng sản kiểm soát. Có nhiều báo cáo liên tục đưa ra từ Việt Nam rằng nhiều đàn ông và phụ nữ người Thượng Montagnard và Hmong vẫn phải chịu đựng sự bắt buộc từ bỏ đức tin Ki-tô giáo của họ, thường đưa đến hậu quả là bị tra tấn và đôi khi bị chết. Năm 2007, khi “chủ tịch” của cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết gặp gỡ Tổng thống Bush tại Toà Bạch Ốc, thì anh Y-Het Vin, một thanh niên người dân tộc thiểu số Hroi ở Phú Yên bị công an tôn giáo tra tấn. Anh đã chết vì các vết thương sau nhiều ngày bị công an đánh đập với mưu toan bắt buộc anh phải công khai chối bỏ đức tin Ki-tô. Ðây không phải là một trường hợp lẻ loi.

Trên 350 tù nhân chính trị người Thượng Montagnard, có nhiều người là các nhà truyền giáo Cơ Ðốc, đang mòn mỏi trong tù, và con số bị chết hoặc bị tra tấn trong khi tù đày thì không được biết rõ.

Vì sự liên tục bách hại tôn giáo và các xúc phạm nhân quyền khác, một số lớn người Thượng Montagnard vẫn tiếp tục đào thoát sang Cambodia xin tị nạn với Cao uỷ Liên Hiệp Quốc. Nhưng thật đáng buồn, chính sách của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc đối với người Thượng Montagnard lại bị ảnh hưởng nặng nề của nhà cầm quyền CSVN, và người Montagnard tiếp tục bị bắt buộc phải quay về với cộng sản Việt Nam, và vì thế vi phạm vào hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Cũng tương tự đáng buồn cho người Thượng Montagnard bị ngược đãi, là chính sách tị nạn của Hoa Kỳ, cũng bị ảnh hưởng nặng nề của CSVN. Trong một chuyến đi đến Cambodia hồi tháng Hai năm 2007, bà Ellen Sauerbrey, phụ tá Bộ trưởng dân số, tị nạn và di dân, đã nói trong một cuộc họp báo rằng người Thượng Montagnard nên ở lại Việt Nam và đừng đi xin tị nạn tại Cambodia vì các quan chức nhà nước Việt Nam đã bảo đảm với bà ta là người Montagnard sẽ không bị hành hạ.

Hãy nói như vậy với chị H’Suin Rmah, một người Montagnard vừa mới đào thoát sang Cambodia xin tị nạn với Cao uỷ Liên Hiệp Quốc sau khi bị cán bộ quan chức CSVN hãm hiếp. Chị đang sống trong sợ hãi, không biết là Cao uỷ Liên Hiệp Quốc có trả chị ta về Việt Nam hay không, mặc dù với bản chất của tội ác mà chị đã phải chịu đựng, thì chị đủ tư cách để được tái định cư tại Hoa Kỳ. Có nhiều trường hợp được báo cáo là phụ nữ Montagnard bị công an, cán bộ nhà nước địa phương liên tục hãm hiếp như là một cái giá phải trả để được cấp giấy tờ, hộ chiếu.

JPEG - 124 kb
Một người dân tộc thiểu số đang hấp hối vì bị công an CSVN đánh đập dã man.

Bằng chứng cho thấy lời khuyến cáo của bà Sauerbrey là một cách xử sự rất kém cỏi. Vào tháng Tư năm nay, công an đã bắt giữ ông Y Ben Hdok ở Ðắc Lắc sau khi ông ta và nhiều người Montagnard khác ở cùng một quận huyện đã cố trốn chạy khỏi sự ngược đãi và xin tị nạn tại Cambodia. Công an Việt Nam đã từ chối không cho gia đình hoặc một luật sư vào thăm trong 3 ngày ông bị giam giữ. Vào ngày 1 tháng 5, công an bảo vợ ông Y Ben đến để nhận cái xác bị bầm dập của ông. Xương sườn và xương tay chân bị gãy nát, và răng của ông Y Ben đã bị rụng mất. Công an gán cho cái chết của ông Y Ben là một “vụ tự sát”. Ðây không phải là một trường hợp riêng lẻ, và xảy ra quá thường xuyên.

Tổng thống Bush đã từng nói tự do tôn giáo là “quyền tự do đầu tiên của linh hồn con người”. Nhưng ông ta sẽ không đến tham dự các buổi cầu nguyện ở nhà thờ St Johns ở bên kia đường từ Toà Bạch Ốc, nếu nhà thờ đó do đảng cộng sản kiểm soát, thế thì tại sao các phụ tá đề ra các chính sách đối ngoại của ông ta nghĩ là người dân Việt Nam muốn thờ phượng trong các nhà thờ chùa chiền bị kiểm soát bởi một chế độ chuyên môn đàn áp mà tôn giáo duy nhất của họ là cộng sản vô thần?

Chính sách lầm lẫn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tôn giáo ở Việt Nam gởi một thông điệp rằng, nếu Hoa Kỳ ủng hộ việc cộng sản kiểm soát các tôn giáo, thì chúng ta cũng nên ngoảnh mặt làm ngơ đến việc họ liên tục đàn áp và bỏ tù những người chủ trương ủng hộ cho nhân quyền, dân chủ, tự do ngôn luận và tự do truy cập internet. Ðây chính là chính sách ngoại giao Coca Cola ở mức tồi tệ nhất, và tạo ra lợi thế cho cùng một chế độ tàn ác đã từng giết hại hơn 1 triệu người dân của họ.


Michael Benge đã trải qua 11 năm ở Việt Nam với chức vụ Tuỳ viên Ngoại giao, bao gồm 5 năm là tù binh chiến tranh —1968-73, và là một sinh viên khoa Chính trị Ðông Nam Á. Ông rất tích cực trong việc cổ vũ cho nhân quyền và tự do tôn giáo, và đã viết khá nhiều về những đề tài này.

****

Religious Freedom Lost on Vietnam

By Michael Benge
FrontPageMagazine.com | 8/5/2008

In direct contravention of President Bush’s policy of promoting religious freedom abroad, the State Department has established a foreign policy toward Vietnam promoting that communist government’s control of churches. This is the same government that murdered over a million of their own people after the communist takeover of South Vietnam in 1975.

In the 1980s, the phrase “Coke Bottle Diplomacy” was coined to describe US policy put forth by our best and brightest of that time, whereby trade and American investment would bring communist China into the civilized world and change that country’s long history of human rights abuses and repression of religion and democracy. The policy never worked and has only resulted in a huge trade deficit, US dollars funding a huge military buildup, poisoned products, and untold number – tens of thousands – of Tibetans and Chinese killed and imprisoned in slave labor camps.

The Bush administration has resuscitated this failed policy of Coke Bottle Diplomacy and is applying it to Vietnam, and in 2007, the US accumulated trade deficit was $10.6 billion.

Recently, dozens of democracy activists, journalists, cyber-dissidents and Christian and other religious leaders have been arrested and imprisoned by the Vietnamese communists. Congressional leaders and human-rights groups have charged Hanoi with “unbridled human-rights abuses,” the “worst wave of oppression in 20 years.” Some in Congress have accused the Administration of worshiping at the “Alter of Trade” while turning a blind eye toward religious persecution and human rights abuses in Vietnam.

Despite Vietnam’s increased human rights abuses, on June 24th, President Bush, for the third time, met with communist Vietnamese officials in the Oval Office, this time with Prime Minister Nguyen Tan Dung. The meeting focused on improving trade, developing even closer economic ties and increasing US investment in Vietnam in order to bail out Vietnam’s failing economy. In passing, President Bush told the prime minister that he “thought the strides the government is making towards religious freedom is noteworthy.”

Noteworthy indeed. President Bush’s Pollyanna view of religious freedom in Vietnam is based in part on erroneous reporting fed to him by the Department of State. In 2006, Vietnam was removed from the State Department’s designation as a Country of Particular Concern for severe violations of religious freedom. The US Commission on International Religious Freedom, joined by Human Rights Organizations, has urged the Department of State to put Vietnam back on its CPC religious freedom blacklist.

One of the justifications that the Department of State gave for removing Vietnam from its blacklist is that regime’s purported liberalization of restrictions on house churches. However, evidence disputes this claim. The fact is the Vietnamese communist regime has imposed even tighter restrictions. Although Christian families are now allowed to pray in their home, they are not allowed to pray in groups – including extended families, in public or in churches unless they are government sanctioned and controlled.

In the Central Highlands and other contentious areas, US officials are taken to Potempkin villages and model government churches and fed disinformation by government agents posing as religious leaders. US officials often take their word as the gospel. One such agent and informant for the State Department’s Ambassador at Large for International Religious Freedom John Hanford is Siu Kim, a Montagnard with a church in Plieku, who works for Vietnam’s communist government. According to that government’s statistics, the Montagnards are among Vietnam’s poorest inhabitants; yet, Siu Kim has been on four tours to the US, paid for by the communist government to propagandize the Montagnards here.

Upon his appointment, US Ambassador to Vietnam Michael Michalak stated that he was going to continue the policy of Ambassador Hanford of promoting the accelerated registration of churches in Vietnam. However, Ambassador Michalak neglected to explain the cost to religious freedom that this registration entails. To register, churches must submit to the Central Bureau of Religious Affairs (CBA) a list of names and addresses of members, and only those approved by the CBA can attend services. All church meetings and sermons must be approved by the CBA, and sermons must be given in Vietnamese – even in ethnic minority churches. Pastors and priests can neither deviate from the approved sermon nor proselytize, and CBA police monitor all services. Nor can churches and pastors provide aid and comfort to local villagers. This is de facto communist control of churches in Vietnam.

Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs Christopher Hill reconfirmed this misguided policy in his March 12th testimony before the Senate Foreign Relations Committee, and as further justification stated, “Since the CPC designation was removed, there has been further progress. The government held over 3,000 training courses and 10,000 workshops for officials throughout the country on how to implement the new law on religion.” What Hill forgot to mention is Prime Minister Nguyen Tan Dung’s certification of “the Vietnamese communist party’s 2007-8 ‘Religion Campaign Plan’ to train 21,811 communist religious workers in the political management of religion, with a special focus on ethnic minorities.” (Vietnam News Agency, 6/13/07) These religious “workers” are to ensure that churches and church members comply with CBA’s registration requirements and the communist control of religion.

The Vietnamese communist government repeatedly promises to ease up on religious repression while it simultaneously steps up its crack down those advocating religious freedom. The communist government does not discriminate in its repression of religious faiths, nor who it persecutes – both men and women. Most noted is Roman Catholic Priest Father Thaddeus Nguyen Van Ly who was depicted on television gagged and restrained during sentencing to several years in prison in a Vietnamese kangaroo court.

The recently deceased Thich Huyen Quang, 87, patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), one of Vietnam’s most beloved and esteemed spiritual leaders, who along with the UBCV deputy leader Thich Quang Do, was sent into internal exile in 1982 and detained in remote provinces for the past 26 years for refusing to submit Vietnamese Buddhism to Communist Party control. Although over 80% of the Buddhists in Vietnam adhere to the UBCV, the government refuses to recognize the UBCV and continues to try to force the members to join the communist state-controlled Vietnam Buddhist Sangha church. Monks, nuns and members of the UBCV, the Hoa Hao Buddhist Church, and the Khmer Krom Buddhist Church (Cambodian ethnic minorities) are continually harassed, beaten and imprisoned.

On February 8, two hundred Khmer Krom Buddhist monks peacefully demonstrated in Soc Treang, Vietnam, asking for religious freedom. The Vietnamese government responded by brutally beating, arresting, imprisoned nineteen Monks — five were given prison sentences of 2 to 4 years. Vietnam went so far as to arrange the kidnapping of the Venerable Tim Sakhorn, a Cambodian citizen who was the Abbot of the Phnom Den North Pagoda temple in Takeo province, Cambodia, who was aiding the Khmer Krom refugees who fled the religious repression in Vietnam and sought refuge in Cambodia. The Venerable Tim Sakhorn was imprisoned in Vietnam and ironically charged with crossing the border without proper documentation. Most recently, Vietnamese authorities claim that he has been released from prison, but to no one’s surprise, he has since “disappeared.”

While Vietnamese communist officials can travel freely throughout the United States, US officials cannot travel freely in Vietnam without advance notice to national and local officials and accompaniment by Vietnamese government minders and security personnel. UN and independent human rights organizations are not allowed an established presence in Vietnam; therefore, incidences such as the “disappearance” of the Cambodian Monk, nor the plethora of other human rights abuses, cannot be investigated

Routinely, house church Christians are rounded up and beaten, given electric shocks, and jailed when they refuse to join communist controlled churches. Reports continue to emanate from Vietnam that Montagnard and Hmong men and women are still being subjected to forced renunciation of their Christian faith, often resulting in torture and sometimes death. As communist Vietnam’s “President” Nguyen Minh Triet’s 2007 met with President Bush in the White House, Y-Het Vin, a young Hroi ethnic minority man from Phu Yen province was being tortured by Vietnam’s religious police (CBA). He died from injuries after several days of sustained beatings in an attempt to force him to recant his Christian faith. This is not an isolated case. Over 350 Montagnard political prisoners, many of whom are Protestant pastors, languish in jail, and the number that died or was tortured while imprisoned is unknown.

Because of continual religious persecution and other human rights abuses, large numbers of Montagnards continue to flee to Cambodia seeking asylum with the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR). Unfortunately, UNHCR’s policy toward the Montagnards is heavily influenced by communist Vietnam, and the Montagnards are continually forced back to communist Vietnam in violation of UNHCR’s charter. Equally as sad for the persecuted Montagnards is that the US’ refugee policy is also heavily influencedbythecommunist Vietnamese. During a trip Cambodia in February 2007, Ellen Sauerbrey, assistant secretaryof state for population,refugees and migration, told a press conferencethat Montagnards should stay in Vietnam andnot seek asyluminCambodia for Vietnamese officials assured her that Montagnards were not being abused.

Tell that to H’Suin Rmah, a Montagnard, who recently fled to Cambodia seeking refuge with UNHCR after being raped by Vietnamese officials. She lives in fear, not knowing if UNHCR will send her back to Vietnam, even though by nature of the crime, she is qualified for resettlement in the US. Several cases of Montagnard women being repeatedly raped by provincial police/authorities as the price to obtain their papers and passports have been reported.

Evidence shows that Sauerbrey’s advice is very bad policy. In April of this year, police arrested Y Ben Hdok in Dak Lak after he and other Montagnards in his district tried to flee the persecution and seek refuge in Cambodia. Vietnamese police refused to allow his family or a lawyer to visit him during three days in detention. On May 1, police told Mr. Y Ben’s wife to pick up his battered body. His rib and limbs were broken and his teeth had been knocked out. Police labeled the death a suicide.” This is not an isolated incident, and happens all too often.

President Bush has called religious freedom “the first freedom of the human soul.” However, he wouldn’t attend services at St. Johns across the street from the White House if it were controlled by the communist party, so why then would his foreign policy makers think the people of Vietnam want to worship in churches controlled by a repressive regime whose only religion is atheist communism?

The State Department’s mistaken policy on religion in Vietnam sends the message that if the US supports communist control of churches, we will also turn a blind eye to their continued crack down and imprisonment of advocates for human rights, democracy, free speech and internet access. This is Coke Bottle Diplomacy at its worst, and is playing right into the hands of the same brutal communist regime that murdered more than 1 million of its own people.


Michael Benge spent 11 years in Vietnam as a Foreign Service Officer, including five years as a Prisoner of war— 1968-73 and is a student of South East Asian Politics. He is very active in advocating for human rights and religious freedom and has written extensively on these subjects.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.