Không Đấu Tố Được, Công An Giở Trò Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy lời với Nguyễn Anh Duy

Anh xưng tên là Nguyễn Anh Duy, sinh viên Đại học Đà Lạt về ngành Công nghệ Sinh học, trọ tại nhà bác T. ở khu phố 2 (phường 2) Đà Lạt. Anh viết bài “Chuyện ở khu phố”, tập trung mô tả về tôi, tức Hà Sĩ Phu.

Theo anh, những thông tin anh được biết là do ông chủ nhà T., trong Ban điều hành khu phố cho biết (ông T. ở khu phố 2, còn tôi ở khu phố 3 nhé!).

1/ Vậy anh nói lại với ông T. chủ nhà của anh rằng: Ông ấy tên là gì, công tác cùng viện với tôi hồi nào mà đưa thông tin về tôi hoàn toàn là thông tin láo?

Ví dụ:

– “…sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thì bác Tụ rất dao động, từ đó nảy sinh tư tưởng phủ nhận chủ nghĩa Marx”. Thực tế, tôi viết bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” một năm rưỡi trước khi khối Cộng sản sụp đổ, khi ấy báo chí vẫn ca ngợi các nước Liên xô, Đông Đức, Rumani đang xây dựng chủ nghĩa Xã hội rất thành công và đang chuyển sang giai đoạn Cộng sản! Tôi nhìn thấy sự tan rã ấy đúng lúc nó đang thịnh vượng. Trái lại, hiện nay nhiều người tiên đoán Cộng sản ở VN sẽ tan rã trong 1-2 năm tới, thì từ năm 2000 tôi đã tiên đoán nó sẽ biến dạng và tồn tại dài dài vài chục năm nữa. Tôi không hề là kẻ giao động, xu thời.

– Việc tôi đã nhận tội trong cuộc đấu tố năm 2003, anh bảo tôi “đã bày tỏ nhận thức của mình về những sai lầm” và “hứa với nhân dân khu phố sẽ không để vấp phải những sai lầm đó nữa”. Láo khoét! Trong buổi đó tôi đã nói về việc Công an thu máy vi tính của tôi rằng “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan, quan thời nào chẳng có con dấu hẳn hoi”. Vì thế kết luận của hội nghị là “ ông Tụ không hề nhận khuyết điểm và còn ngoan cố, nên không thể giải chế, mà phải tiếp tục có biện pháp mạnh hơn! Nhưng sau đó 3 ngày họ lại mời tôi đi họp thì tôi dứt khoát không họp hành gì nữa, kết quả là phải trả tự do cho tôi.

– Ông T. của anh nói “Được giải chế, bác Tụ không những được tự do đi lại mà còn được chính quyền cho lắp lại điện thọai, nối mạng internet để liên hệ bạn bè” cũng láo khoét. Việc cắt điện thoại của tôi kéo dài trên 11 năm, từ 1997 đến 2008, tức là sau khi giải chế năm 2003 vẫn còn kéo dài 5 năm nữa. Có người thừa điện thoại, nhường cho tôi một chiếc, công an còn bắt phải thu lại.

– Việc “được giúp hợp thức hóa chủ quyền miếng đất mà bác đang ở (vì trước đây, khi bác còn công tác tại Phân Viện sinh học đã được nhà nước bố trí cho ở, sau đó do bác không có nhà chuyển đi, ở lâu ở lì thành ra của bác), cũng láo khoét. Trước sau tôi vẫn là cán bộ Viện Khoa học Việt nam, căn phòng 30 mét vuông tôi ở từ 1984 cho tới nay đã có bao giờ, và có ai dám yêu cầu tôi chuyển đi mà tôi phải “ở lì”? Việc bán các ngôi nhà đang cho thuê là chủ trương chung, giao phòng Quản lý nhà Đà Lạt phải thực hiện, làm gì có chuyện “ở lâu ở lì thành ra của bác”?.

– Lại đến việc nóng hổi vừa rồi, nói tôi “tái phạm sự cam kết” cũng là nói bậy. Sau những lần phải “làm việc” với công an, bao giờ tôi cũng khẳng định 2 điều. Một là: các anh không thể bắt người trí thức phải nghĩ, phải sống giống như mọi người khác trong khu phố, hai là tuy những bài viết hệ thống tôi đã viết rồi, nhưng tôi vẫn viết tiếp những điều cần thiết, song ngoài cây bút viết tôi không làm gì hơn. Vậy tôi có cam kết điều gì mà nói tôi vi phạm cam kết?

– Tối 23 tháng 10 vừa rồi, vợ tôi được khu phố trưởng báo đi họp. Vợ tôi đi họp, khóa cửa ngoài. Sau đó một lúc lại thấy có người gọi cửa, tôi nói “Nhà tôi vừa đi họp rồi” và người ấy bỏ đi không nói gì nữa. Hôm sau tôi mới biết cuộc họp đó là để “kiểm điểm” tôi đã làm ảnh hưởng đến thành tích “văn hóa” của khu phố (Ôi mỉa mai thay hai chữ Văn hóa). Nếu chính thức mời tôi đi họp để kiểm điểm, tôi sẽ thẳng thắn cự tuyệt như đã cự tuyệt năm 2003. Vậy sao lại nói tôi “sợ dân mà trốn”? Tôi công khai lên án hình thức coi khinh nhân dân, chỉ sử dụng dân như công cụ, khi cần thì mượn tay dân để đàn áp. Gọi cuộc đấu tố là cuộc “đối thoại” được ư? Tôi thách người cầm quyền dám đưa những bài viết của tôi lên báo chính thống, chỉ cần những bài gấn đây đăng trên mạng bauxitevietnam thôi, để nhân dân kết luận xem Hà Sĩ Phu là người tiên tiến trong dân hay lạc hậu trong dân? Đời viết lý luận của tôi đã trải qua 3 cuộc “hội thảo triết học tại phường và tổ dân phố” Đủ thú vị lắm rồi. Biết điều thế cũng là quá đủ. Về việc này, có dịp tôi sẽ nói kỹ hơn.

2/ Bây giờ có vài lời nói với chính anh Nguyễn Anh Duy (như tác giả xưng tên).
Không cần biết tên anh là thật hay giả, nhưng anh xưng là sinh viên khoa Công nghệ Sinh học nên tôi nói với anh mấy lời:

– Trong bài của anh có sự pha trộn mà tôi lấy làm tiếc. Một mặt, trong cách xưng hô anh có khiêm tốn, chỉ nói lại thông tin từ một cán bộ. Điều ấy tôi ghi nhận. Nhưng những chữ “ngựa quen đường cũ”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã “ đối với tôi thì đấy là lời hỗn láo của bọn “chó nghiệp vụ” thôi anh ạ! Thử hỏi “Đường cũ” của tôi đã quen là đường nào vậy? Đường lo nước mất, đường lo đạo đức suy đồi, đường lo kẻ sĩ ươn hèn, đường dám khinh bỉ những quan to vô trách nhiệm với dân, đường dám phản biện những tín điều đã làm khổ dân khổ nước ư? Đường ấy là đường mà những Nguyễn Trãi, những Nguyễn Trường Tộ, những Nguyễn đình Chiểu, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Độ đã đi trước, tôi gắng theo gót mà thôi.

Ai là ngưu, ai là , thiết nghĩ chỉ cần thành tâm nghe tiếng nói thật của người lương thiện thì khỏi cần tranh luận.

– Anh là sinh viên đang học Công nghệ sinh học (trong đó có ngành nuôi cấy mô và tế bào) thì anh đừng quên những Tiến sĩ Nguyễn Văn Uyển (bạn tôi, tốt nghiệp ở Hungary), Nguyễn Xuân Tụ (ở viện Hàn lâm khoa học Tiệp khắc) là những người thày của anh đầu tiên ở nước này. Tiếp sau đó là các Tiến sĩ Lê Diệu Muội, Lê Thị Xuân, Lê Trần Bình…của Viện Khoa học Việt nam. Anh quên hay chưa biết, thì tôi nhắc với tư cách của người đi trước trong ngành.

– Anh đang học về khoa học-kỹ thuật mà quan tâm nhiều đến xã hội như vậy kể cũng hiếm có. Nhưng người làm khoa học tự nhiên mà khảo sát xã hội thường rất duy lý và khoa học, không bao giờ một người đang đi học, ở địa phương khác đến ở trọ lại chỉ nghe lời một ông “chủ nhà trọ” mà vội vàng lăng mạ một người về tuổi là lớp cha của mình, về chuyên môn là lớp tiền bối của mình. Tôi có thể có nhiều nhược điểm, nhưng một người có nhược điểm “nhút nhát” như anh viết chắc không phải là người huyênh hoang, liều lĩnh, tự kiêu đâu.

– Tôi và thế hệ trí thức chúng tôi đã nhút nhát, còn nhẹ, hèn nhát mới đúng. Nhưng khi viết bài ấy, liệu anh có tự đặt câu hỏi: Tại sao trong lúc những tiếng nói phản biện đã rất mạnh mẽ, những đảng viên lão thành, cao cấp, có danh vị đã công khai đòi bỏ điều 4, đòi bỏ cái đuôi “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, thậm chí có người từ ngành Công an đã dùng chữ “ngụy quyền” cho bộ máy rất nhiều tật xấu hiện nay…, thì chưa bị “đấu tố” gì mà lại phải “đấu tố” một người rất mực “nhút nhát”? Chẳng lẽ sự “nhút nhát” này còn mãnh liệt và đáng sợ hơn chăng? Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vừa cổ vũ sự tiếp nhận thông tin hai chiều, ý kiến hai chiều. Chẳng lẽ ý kiến trái chiều của một kẻ sĩ “nhút nhát” lại nguy hiểm đến mức phải trừng trị, mà khẩn thiết đến mức muối mặt dùng một hình thức ngụy trá của Cải cách ruộng đất, đã bị lịch sử lên án, là… Đấu tố?

Thân ái
Đà Lạt 13/11/2009
Hà Sĩ Phu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”