Không thể có những nhà lập pháp hạng nhất nếu đối xử với họ như công dân hạng ba

Sự khác biệt giữa hai cơ quan lập pháp nằm ở cách thức quy định tổ chức, trao quyền và phương thức hoạt động. Ảnh trái: Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đang tranh cãi trước khi thông qua chính sách tiền lương tối thiểu (Startribune). Ảnh phải: Các đại biểu Quốc Hội Việt Nam trong phiên họp liên quan đến Dự luật bầu cử Đại Biểu Quốc Hội.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phiên họp Quốc hội ngày 21/10/2015 có chương trình hoạt động liên quan đến Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi), báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật kế toán (sửa đổi) buộc phải kết thúc sớm vì chỉ có 4 ý kiến được nêu ra trong toàn phiên họp.

Hiển nhiên, sẽ là quá vội vã nếu chúng ta nhảy ngay đến kết luận rằng phiên họp của cơ quan lập pháp ngắn thì không hiệu quả, cũng như khó có thể kết luận phiên họp càng dài sẽ càng giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, sự kiện này là một hồi chuông báo động về thực tế quyền Quốc Hội, khả năng tham gia sâu và am hiểu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của các đại biểu cơ quan quyền lực nhất nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đặc biệt sau khi một số đạo luật vừa ra đời đã phải bị cân nhắc xem xét sửa đổi như Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới đây.

Vậy, điều gì dẫn đến sự thiếu hiệu quả kia, và chúng ta còn có những lựa chọn nào khác dựa trên những mô hình tổ chức cơ quan lập pháp đang vận hành?

Việt Nam – thiếu vắng đại biểu chuyên trách và quyền lực tuyệt đối của Ủy ban thường vụ

Đại biểu Quốc Hội theo pháp luật Việt Nam được chia ra là hai nhóm – nhóm đại biểu chuyên trách và nhóm đại biểu không chuyên trách. Cụ thể hơn, các đại biểu không chuyên trách là các đại biểu mà ngoài trách nhiệm dân biểu, còn kiêm nhiệm các chức danh, hành nghề, thực hiện các công việc khác như luật sư, giáo viên, giảng viên, nhà sử học, doanh nhân hay viên chức từ các cơ quan đoàn thể. Ngược lại, đại biểu chuyên trách là những thành viên hoạt động tích cực và “hành nghề” chính trị trong bộ máy của Quốc Hội.

Theo quy đinh tại Điều 45, Lu ật Tổ chức Quốc Hội năm 2001, xác nhận

“Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có ít nhất là hai mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.”

Nếu chưa xét đến con số 25% là một con số khá nhỏ trong tập thể “quyền lực nhất” của cơ cấu chính trị quốc gia, thực tiễn hoạt động cũng chứng minh sự ảm đạm về số lượng các đại biểu chuyên trách. Theo đó, chỉ có thành viên Quốc Hội và Chủ tịch các Ủy ban mới là các đại biểu chuyên trách. Có thời điểm, số lượng đại biểu chuyên trách chỉ còn khoảng 20% tổng số đại biểu với các lý do về tiết kiệm ngân sách hoặc nhân sự.

Cách quy định này một mặt khiến cho số phiếu quyết định của Quốc Hội rơi vào tình trạng mất phương hướng khi đối mặt với các vấn đề lập pháp phức tạp hoặc mang tính chuyên ngành do họ phải duy trì các hoạt động hành nghề khác để nuôi sống bản thân và gia đình khi không tham gia kỳ họp Quốc Hội thường niên. Vì vậy, khó có thể đòi hỏi các cá nhân này nhìn nhận được hết kẻ hở cũng như vấn đề pháp lý trong văn bản pháp luật được thông qua. Mặt khác, sự hạn chế của các đại biểu hoạt động chuyên trách cũng dẫn đến sự phụ thuộc của đa số phiếu vào ý kiến, quan điểm của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội – một chế định quyền lực khổng lồ trong cơ cấu tổ chức Quốc Hội.

Cùng với vấn đề lệ thuộc của đại đa số Đại biểu Quốc Hội vào Ủy ban thường vụ, Luật Tổ Chức Quốc Hội có vẻ cổ vũ cho sự nắm quyền này, hơn là việc quy định nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng từ số ít, một đặc trưng không nên có đối với các chế định tập thể.

Cụ thể, Điều 7 của Luật Tổ chức Quốc Hội xác định một loạt các quyền lực lớn của Ủy ban thường vụ bao gồm:

1. Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;

2. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;

3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

7. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;

Ngoài việc Quốc Hội sẽ chỉ bàn luận những điều trong “chương trình” mà Ủy ban thường vụ đặt ra,  luật còn có các quy định gián tiếp tăng quyền kiểm soát Quốc Hội về tay Ủy ban thường vụ. Cụ thể như yêu cầu triệu tập bất thường phải tập hợp đủ 1/3 tổng số đại biểu Quốc Hội (phân tán trên khắp đất nước – Điều 62) hoặc giao quyền cho Ủy ban thường vụ quyết định số lượng đại biểu chuyên trách cho từng Ủy ban (Điều 24, 25 – đồng nghĩa với việc quyết định số đại biểu chuyên trách cho toàn Quốc Hội). Cũng theo điều 62, Quốc Hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, mỗi kỳ kéo dài trong khoảng thời gian một tháng để xây dựng, góp ý, thảo luận, chất vấn, thẩm tra… lẽ dĩ nhiên là không đủ cho các đại biểu vốn thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm và tình hình thực tiễn có thể thật sự giải quyết trọn vẹn một vấn đề.

Cách quy định này, thay vì một Ủy ban thường vụ là cơ quan phát ngôn, đại diện cho cơ quan quyền lực nhất nhà nước, chúng ta lại có một cơ quan lãnh đạo và chi phối hoạt động của toàn thể Quốc Hội.

Tổng hợp cùng với sự yếu thế về chuyên môn, thời gian hoạt động cũng như quyền lực mà pháp luật ghi nhận dành cho các đại biểu, chúng ta có một Quốc Hội ổn định và an toàn về mặt hình thức, nhưng phụ thuộc, yếu kém năng lực và dễ bị chi phối bởi một thế lực thứ tư (ngoài hành pháp và tư pháp) để có thể đại diện cho nhân dân và thực hành quyền lực tối cao của mình.

Hoa Kỳ – Dân biểu – hành nghề chính trị gia chuyên nghiệp

Khác với mô hình tại Việt Nam, các dân biểu của Nghị Viện Hoa Kỳ (Bao gồm cả Hạ Viện và Thượng Viện) làm việc toàn thời gian với tư cách này. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Congressional Management Foundation, một thành viên thông thường của Nghị Viện làm việc khoảng 59 giờ đồng hồ một tuần tại văn phòng địa phương và khoảng 70 giờ một tuần tại văn phòng thuộc Washington (các dân biểu buộc phải di chuyển thường xuyên giữa thủ đô và nơi họ trúng cử), cao hơn khá nhiều lần so với giờ làm việc trung bình 48 giờ hàng tuần của người lao động thông thường. Vậy họ thật sự làm những gì?

Về nguồn lực, dân biểu Hạ Viện được quyền tuyển dụng tối đa 22 nhân viên làm việc cho các văn phòng của mình (18 nhân viên thường trực và 4 intern hoặc bán thời gian); các thượng nghị sĩ có đặc quyền không giới hạn, tuy nhiên thỏa thuận bất thành văn thường giới hạn tối đa 38 nhân viên. Các đại biểu cũng sẽ được cấp nguồn kinh phí hoạt động tương ứng theo mức độ dân số của tiểu bang mình đại diện cho chi tiêu thông thường và lương thưởng của nhân viên trực thuộc. Việc chi tiêu nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp bởi các báo cáo tài chính công khai, bắt buộc các đại biểu phải có kế hoạch chi tiêu hiệu quả.

Nghị sĩ Scott Perry chụp hình lưu niệm với các intern làm việc tại văn phòng của ông. Ảnh: 4thdistrictintern
Nghị sĩ Scott Perry chụp hình lưu niệm với các intern làm việc tại văn phòng của ông. Ảnh: 4thdistrictintern

Xét về tài chính, đây là một cách làm tốn kém, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nghị sĩ có thể tự thân vận động trong việc nghiên cứu chính sách, thống kê, khảo sát và công bố những thông tin về ý nguyện của người dân thuộc tiểu bang đã bầu chọn mình.

Thậm chí, nguồn động lực quan trọng này cũng giúp các nghị sĩ có thể tự mình đánh giá, soạn thảo và đệ trình dự thảo luật. Không hiếm trường hợp các đạo luật quan trọng được đặt theo tên các nghị sĩ chủ bút (Đạo luật Chống Độc Quyền – Đạo luật Sherman theo tên của Thượng nghị sĩ John Sherman; hoặc Đạo luật Cải cách vận động lưỡng đảng – Đạo luật McCain – theo tên của Thượng nghị sĩ John McCain). Điều quan trọng hơn, chúng ta biết được phía sau của một dân biểu Hoa Kỳ là cả một tập thể, có thể có cả các luật gia, chuyên gia kinh tế hoặc khoa học kỹ thuật nếu cần thiết, giúp họ đảm bảo nắm bắt và tường tận các vấn đề của một dự luật hoặc sự kiện xã hội quan trọng, không bị lệ thuộc vào quan điểm của các cơ quan hành pháp chuyên trách hoặc người đứng đầu Nhị Viện.

Các công việc chính thức của dân biểu được chi trả lương thưởng một cách chuyên nghiệp bao gồm Đại diện địa phương (Local Representation) – thu thập và phản ánh ý kiến của khoảng 650,000 cử tri đối với một thành viên Hạ Viện và khoản 2 triệu cử tri nếu là thành viên Thượng Viện. Các văn phòng địa phương đồng thời phải phân tích tác động của pháp luật và chính sách của chính phủ và thông tin các phân tích này cho cử tri cũng như mức độ tác động của chúng đối với tiểu bang. Những nghị sĩ mặt khác phải duy trì liên lạc với quan chức địa phương và liên bang để nắm được chắc chắn nhu cầu kinh tế xã hội chính yếu của khu vực. Tại văn phòng địa phương, các nghị sĩ được ghi nhận trách nhiệm tiếp xúc cử tri, thậm chí là cầu nối hỗ trợ giải quyết các vấn đề giữa cử tri với cơ quan công quyền nếu có – được gọi là Trách nhiệm dân cử (Constituency Service).

Tại D.C, các dân biểu có khá nhiều công việc chính thức để thực hiện hoạt động “chuyên môn” như Hoạch định chính sách quốc gia (Making National Policy) bao gồm tranh luận và bảo vệ quan điểm cử tri địa phương. Trách nhiệm ủy ban (Committee Work) cũng là một công việc thường xuyên, trong đó các nghị sĩ sẽ phải tham gia vào các ủy ban hoặc tiểu ban, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể mà ủy ban đó được giao phó, nghe và quyết định trong các phiên điều trần.

Đặc biệt không thể không kể đến Floor Action (cũng thường được gọi là Floor Debate), một giai đoạn chính thức để thông qua bất cứ dự luật nào tại Hạ Viện hay Thượng Viện, theo đó các thành viên nghị viên phải đưa ra quan điểm chính thức về dự luật (phục vụ việc công báo và thông tin cho cử tri); tham gia tranh luận ủng hộ hoặc phản bác dự luật, đề xuất thay đổi, điều chỉnh và cuối cùng là bỏ phiếu thông qua hoặc không thông qua dự luật.

Bằng cách phương pháp trên, chúng ta rõ ràng thấy được quá trình tham gia tích cực và chủ động của tất cả các dân biểu vào hoạt động lập pháp, kiểm soát hành pháp và duy trì mối quan hệ với cử tri, thay vì được làm thay bởi cơ quan “lãnh đạo” Quốc Hội hoặc Chính phủ.

Hiển nhiên, bài viết không nhằm kêu gọi áp dụng một cách mù quáng hệ thống và cấu trúc làm việc của nghị viện Hoa Kỳ bởi chúng ta chưa đạt đến mức độ minh bạch tài chính, quản lý tài chính chặt chẽ cũng như văn hóa chính trị và pháp luật cũng có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, đây lại là cách thức tổ chức khá phổ biến trên thế giới, dù quy mô có khác nhau (Australia, Canada…). Thêm vào đó, với thực trạng quyền lực của Quốc Hội ngày càng yếu đi cũng như vai trò của Đại biểu quốc hội không được xem trọng, một sự tham khảo cầu thị để cải tổ phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hóa và tăng cường quyền của các đại biểu là không thể tránh khỏi.

Tài liệu tham khảo:

Toàn văn Luật Tổ Chức Quốc Hội 2001

Quốc hội cần tăng đại biểu chuyên trách

Hỏi đáp về Quốc Hội

How hard does a congressman work?

Members of Congress: a Job Description

Congressional staff

Congressional Salaries and Allowances

Nguồn: Luật Khoa tạp chí

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.