Không Tường Lửa – Trang blog hỗ trợ tự do ngôn luận cho người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 16 tháng 9 năm 2010

Chính quyền nước nào kiểm duyệt Internet khắc khe nhất?

Iran và Trung Quốc có lẽ là câu trả lời thường gặp nhất, và có lý do để giải thích tại sao là hai nước này. Ông Sami ben Gharbia, một người bạn tôi, có viết một tiểu luận rất quan trọng và đáng đọc, thì cho rằng hầu hết các quốc gia Á-Rập rất thù ghét việc trao đổi thảo luận trên net và kiểm duyệt tối đa. Tuy nhiên các hành vi này lại ít được chú ý vì các lãnh đạo Á-Rập thường đồng minh với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Nếu nhìn thuần túy về mặt kỹ thuật thì Bắc Hàn có lẻ đoạt giải nhất vì cấm tuyệt đối dân chúng dùng Internet. Tuy nhiên khi nghĩ đến mức độ kiểm duyệt Internet gắt gao, tôi thường nghĩ đến Việt Nam.

Có vào khoảng 40 chính quyền kiểm duyệt Internet trong quốc gia của họ. Việt Nam thì còn làm hơn thế. Họ theo dõi, sách nhiễu và bắt giam các blogger. Đã có chứng cớ để cho thấy chính quyền này dùng DDoS (từ chối dịch vụ) để tấn công và bịt miệng các trang web đối kháng và dùng tin tặc tấn công các diễn đàn thảo luận và hăm dọa các thành viên diễn đàn. Và trong một vụ tấn công vô cùng trâng tráo, họ xâm nhập và cài mã độc vào một nhu liệu gõ tiếng Việt phổ thông cho máy vi tính Windows.

Đáng ghi nhận là các nhóm đấu tranh cho dân chủ không phải là nhóm duy nhất bị chính quyền Việt Nam tấn công, theo như các góp ý trên trang blog của tôi về việc kiểm duyệt Internet tại Việt Nam. Bauxiteinfovietnam, vốn là tụ điểm của một chiến dịch phản đối việc khai thác quặng bauxite trong vùng đất nhạy cảm về môi sinh, không nghiêng về chống đối chính trị thẳng thừng nhưng trang mạng này cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Tuy chính quyền Việt Nam rất hung hản để bịt miệng những ai cỗ vỏ cho dân chủ hóa, họ cũng không tha cho những ai bất đồng ý kiến với chính quyền.

Đối với môi trường không thuận lợi cho tự do ngôn luận như thế tại Việt Nam, tôi lấy làm phấn khởi khi nghe người bạn của tôi, ông Duy Hoàng, cho biết rằng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ đã mở một trang web mới nhằm giúp người Việt Nam vượt tường lửa của nhà nước. Trang mạng Nofirewall.net giới thiệu một cách bao quát những tài liệu về an ninh internet được chuyển ngữ sang tiếng Việt. (Trang web này được chứa trên dịch vụ Blogspot.com. Chọn nơi này, không phải vì Việt Tân hà tiện – nhiều nhà hoạt động cũng đã chọn dùng Blogspot hoặc WordPress vì họ biết thế nào trang mạng của họ cũng sẽ bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) – chọn nơi này vì nếu bị tấn công từ chối dịch vụ thì nguyên dàn máy chủ to lớn của Google khó mà bị tê liệt, không như các nhà cung cấp dịch vụ hạng ba khác).

Một vài cẩm nang hướng dẫn tại trang Không Tường Lửa được xuất bản nguyên thuỷ bởi những người chủ xướng của nhóm FLOSS Manuals (Cẩm nang Floss) – quả thực vậy, phần lớn nội dung từ tài liệu “Làm thế nào để vượt qua kiểm duyệt internet”, một cẩm nang được soạn thảo tại New York bao gồm những nhân sự của các tổ chức Sesawe, FLOSS Manuals, và những cây bút khác đã từng xuất bản sách vở về an toàn internet.

Việt Tân đã xuất bản được một ấn bản tiếng Việt của Cẩm nang FLOSS Manual vừa nêu bởi vì FLOSS Manuals dùng giấy phép loại GNU Public License, ấn bản số hai. Với giấy phép loại đó, Việt Tân được toàn quyền dịch và phân phối cẩm nang này miễn là họ cũng dùng một giấy phép tương tự cho bản dịch. FLOSS Manual dùng giấy phép nguồn mở là yếu tố quan trọng nhất cho chương trình hoạt động của họ vì điều đó có nghĩa là các tác phẩm loại này được phát tán rộng rãi đến độc giả khắp nơi.

Chỉ mới cách đây vài ngày, tôi có viết một lá thư giới thiệu để giúp chương trình FLOSS Manuals có được quỹ tài trợ từ một mạnh thường quân từng hợp tác với tổ chức Global Voices. Tôi cho rằng yếu tố cho phép chuyển dịch của FLOSS Manuals giúp tạo chỗ đứng cho họ. Thật là lý thú khi thấy được một ví dụ điển hình của tiềm năng này trở thành hiện thực, và tôi lấy làm vui mừng là nguồn tư liệu này được với đến nhiều tầng lớp người Việt khắp nơi trên thế giới.

Ethan Zuckerman
Nghiên cứu gia, Berkman Center for Internet and Society, Đại học Harvard
đồng sáng lập viên của Global Voices Online

Nguồn: http://www.ethanzuckerman.com/blog/2010/09/17/no-firewall-free-speech-resources-for-vietnamese-speakers/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.