Khủng Hoảng Kinh Tế Làm Rúng Động Nhà Nước CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Roger Mitton. Straits Times 08/3/08.
Khánh Đăng lược dịch.

Nhà nước huỷ bỏ một cuộc hội thảo về đầu tư giữa những lo ngại về nạn lạm phát, cổ phần chứng khoán và cán cân thương mãi bị thâm thụt

JPEG - 79.6 kb

Hà Nội – Trong một phản ứng bất ngờ, chế độ cộng sản cầm quyền tại Việt Nam đã buộc phải huỷ bỏ một cuộc hội thảo quan trọng về đầu tư vào tuần tới ở trong nước. Ban tổ chức cuộc hội thảo thường niên lần thứ 3 của Euromoney Vietnam Investment Forum, dự trù sẽ bắt đầu vào Thứ Ba, nói rằng họ không còn cách nào khác và đành phải chấp hành theo lời yêu cầu của nhà nước không tiến hành buổi hội thảo này.

Ông Paris Shepherd, giám đốc điều hợp của khu vực Á Châu – Thái Bình Dương trong ban tổ chức nói rằng: “Vì có một sự kết hợp giữa những quan ngại cấp thiết của kinh tế vĩ mô và vi mô, cho nên nhà nước Việt Nam đã yêu cầu cơ quan Euromoney tạm hoãn lại cuộc hội thảo của diễn đàn đầu tư Việt Nam trong năm nay”.

Ban tổ chức cho biết cuộc hội thảo sẽ được dời lại đến tháng Chín, nhưng việc huỷ bỏ này là dấu hiệu mới nhất cho thấy cơn lốc kinh tế đã làm rúng động nhà nước Việt Nam, khiến cho họ có vẻ lưỡng lự và mâu thuẫn khi phải đối phó với một đống những diễn biến tiêu cực

Từ khi năm mới bắt đầu, thì Hà Nội đã bị ảnh hưởng nặng nề vì nạn lạm phát lộng hành, cán cân thương mãi càng ngày càng bị thâm hụt khủng khiếp và thị trường chứng khoán bị xụp đổ.

Tỷ lệ lạm phát 15.67 phần trăm của Việt Nam là con số cách xa và cao nhất trong khu vực Ðông Á, ngay cả các quan chức nhà nước bây giờ cũng thừa nhận rằng nạn lạm phát sẽ còn tồi tệ hơn nữa trước khi nó khá hơn.

Nếu như điều đó chưa đủ tai hại thì nhà nước lại tiết lộ rằng cán cân thương mãi bị thâm hụt của Việt Nam tăng vọt lên con số khủng khiếp 4.2 tỷ Mỹ kim chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm nay.

Con số thâm thủng của cán cân thương mãi cho cả năm 2006 chỉ có 4.8 tỷ Mỹ kim, và năm ngoái con số này bò lên đến 12.4 tỷ Mỹ kim. Các quan chức của Bộ Công nghiệp Thương Mại đang mong ngóng rằng nó sẽ vượt lên 17 tỷ Mỹ kim trong năm nay.

Theo Phó Bộ trưởng Nguyễn Thành Biên thì: “Cái khoảng cách của cán cân thương mãi đã tiến đến một mức báo động”.

Cộng thêm vào những lo ngại này, nhà nước còn bị ảnh hưởng vì thị trường chứng khoán bị xụp đổ.

Việt Nam bây giờ có một thị trường cổ phần sụt giảm nghiêm trọng nhất tại Á Châu. Chỉ số cổ phần chính thức rơi xuống còn có 583 điểm vào hôm Thứ Tư (05/3/08), gần phân nửa con số 1,173 điểm mà chỉ số đã đạt được vào hồi Tháng Ba năm ngoái.

Có những hoàn cảnh thê thảm tại thị trường chứng khoán với những tay đầu tư chứng khoán, đi mượn tiền để mua cổ phần rồi bây giờ không thể trả được nợ hoặc tìm được người mua lại cổ phần, phải giao toàn bộ cổ phần của họ cho ngân hàng và bị cháy túi.

Sự xụp đổ của thị trường chứng khoán được chặn đứng một cách muộn màng vào hôm Thứ Năm (06/3/08) khi bộ phận đầu tư của nhà nước phát động một biện pháp trước đây chưa bao giờ có là mua lại các cổ phần địa phương.

Người dân thì đổ thừa nhà nước và cho rằng nhà nước trong khi theo đuổi một cách bừa bãi hỗn độn để có một sự tăng trưởng kinh tế cao, đã không lường trước được tác động của việc Việt Nam gia nhập vào WTO, cũng như không tiên liệu được việc gia tăng giá cả dầu thô và sự bộc phát trong vấn đề nhập cảng.

Hồi đầu năm nay, nhà nước đã cho tăng mức lương tối thiểu để làm hài lòng những công nhân có lợi tức thấp bị ngất ngư vì giá cả tăng vọt. Nhưng mức lương được tăng vẫn kém xa tỷ lệ lạm phát, cho nên giới công nhân cuối cùng thì vẫn bị thiệt thòi.

Từ kết quả đó, hiện đang có một tình trạng bất ổn càng ngày càng gia tăng trong giới lao động trên toàn cõi đất nước. Hôm Thứ Tư tuần trước, 10 ngàn công nhân của một xí nghiệp sản xuất giày Nike của chủ Nam Hàn ở gần TP/HCM, đã đình công đòi hỏi mức lương cao hơn để bắt kịp với giá cả đang gia tăng. Khoảng 5 ngàn người khác cũng đình công tại một công ty của Nhật Bản ở Hải Phòng.

Giáo viên Nguyễn Thu Phương, một người bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá cả thị trường gia tăng, đã nói rằng: “Mọi người đều hiểu rằng nhà nước phải chịu trách nhiệm. Họ cho tăng mức lương tối thiểu nhưng lại sao lãng không đưa ra những biện pháp mạnh để kềm chế giá cả gia tăng”.

Giá thuê mướn nhà cửa cũng tăng vọt qua khỏi mái và Việt Nam hiện nay được xếp vào hàng thứ 5 là nơi có các vị trí văn phòng đắt đỏ nhất tại Á Châu.

Trong một dự tính quyết liệt để ngăn chặn nạn lạm phát, nhà nước đã ra lệnh cho các ngân hàng địa phương phải gia tăng lãi xuất và hạn chế bớt lưu lượng tiền mặt ngoài thị trường.

Nhưng sự thiếu hụt bất ngờ của đồng bạc Việt Nam, là đơn vị tiền tệ địa phương, đã làm ngán ngẩm các doanh nhân và cư dân ngoại quốc, cũng như khách du lịch, làm họ gặp khó khăn khi muốn đổi từ tiền đô la sang tiền Việt Nam.

Cái hậu quả là hiện đang có một cảm nhận cho rằng đội ngũ kinh tế của chế độ và ngân hàng trung ương của họ thiếu sót khả năng để tiên liệu chiều hướng kinh tế và đưa ra những biện pháp chắc chắn để chặn đứng những khó khăn sẽ xảy ra bất ngờ khi đất nước chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường.

Ngay cả các cơ quan truyền thông báo chí quốc doanh cũng đăng tải những tường thuật về việc thiếu sót rõ ràng sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau, và cũng có những phê bình đối với việc ngân hàng trung ương kềm chế lưu lượng tiền mặt đã không đi đôi với việc giảm thiểu sự chi tiêu của nhà nước.

Thật vậy, nhiều người nói rằng hiện đang có một sự tranh giành ảnh hưởng trên tầng lớp lãnh đạo, giữa các bộ trưởng muốn tiếp tục kêu gọi cho sự tăng trưởng kinh tế cao, và những người thúc giục nên đặt ưu tiên cao hơn cho việc chống lạm phát.

****

Economic turmoil rattles Viet government
It cancels an investment forum amid worries over inflation, stocks and trade imbalance
By Roger Mitton. Straits Times 08/3/08

HANOI – In an astonishing move, the ruling communist regime in Vietnam has enforced the cancellation of a major conference next week on investment in the country. Organisers of the 3rd annual Euromoney Vietnam Investment Forum, scheduled to begin on Tuesday, said they had no option but to comply with the government’s request not to hold the event.

Said Mr Paris Shepherd, the organiser’s associate director for the Asia-Pacific: ’Owing to a combination of pressing macro and micro-economic concerns, the government of Vietnam has requested that Euromoney postpone this year’s Vietnam Investment Forum.’

Organisers say the conference will be rescheduled for September but the cancellation is the latest sign that continuing economic turbulence has rattled the government, which has appeared indecisive and inconsistent in dealing with a raft of negative developments.

Since the year began, Hanoi has been hit by rampaging inflation, a catastrophically soaring trade imbalance and a collapsing stock market.

Vietnam’s inflation rate of 15.67 per cent is by far the highest in East Asia and even government officials now concede that inflation will get worse before it gets better.

As if that was not bad enough, the government revealed that Vietnam’s trade imbalance rose to a staggering US$4.2 billion (S$5.8 billion) for the first two months of this year.

The deficit for the whole of 2006 was only US$4.8 billion, and last year it crept up to US$12.4 billion. Ministry officials now expect it to top US$17 billion this year.

Said Deputy Industry and Trade Minister Nguyen Thanh Bien: ’The trade gap has reached an alarming level.’

On top of these worries, the government has been hit by a collapsing stock market.

Vietnam now has the worst-performing equity market in Asia. Its main share index fell to 583 points on Wednesday, close to half the level of 1,173 it reached last March.

There were harrowing scenes at the bourse as local punters, who had borrowed to buy stocks and now could not repay their loans nor find buyers, had to surrender all their holdings to the banks and were left penniless.

The market collapse was only belatedly stemmed on Thursday when the government’s investment arm launched an unprecedented move to buy local shares itself.

Citizens blame the government and allege that in its pell-mell pursuit of high growth, it has not properly anticipated the impact of Vietnam joining the WTO, nor of the long foreseen uptick in oil prices and the upsurge in imports.

Earlier this year, the government had to increase the minimum wage to appease low-income workers devastated by price hikes. But the increase was far less than the inflation rate, so workers still ended up worse off.

As a result, there has been growing labour unrest across the country. Last Wednesday, 10,000 workers went on strike at a South Korean Nike plant near Ho Chi Minh City, seeking higher wages to keep pace with rising prices. Another 5,000 went on strike at a Japanese company in the port city of Haiphong.

Said school teacher Nguyen Thu Phuong, badly hit by price hikes: ’Everyone understands that the government is to blame. They increased the minimum wage but they neglected to take strong steps to contain rising prices.’

Rentals have also shot through the roof and Vietnam is now rated as the fifth most expensive office location in Asia.

In a drastic attempt to stem inflation, the government ordered local banks to raise interest rates and restrict the money supply.

But the sudden shortage of Vietnamese dong, the local currency, has spooked businessmen and foreign residents, as well as tourists who now find it difficult to change their dollars.

The upshot is a growing sense that the regime’s economic team and its central bank lack the ability to foresee economic trends and take decisive steps to forestall problems which crop up as the nation moves to a market economy.

Even the state-controlled local media has carried reports about an apparent lack of ministerial coordination and there has been criticism that the central bank’s curbs on money supply were not accompanied by cutbacks in government spending.

Indeed, many say there is a tussle at the top between those ministers who advocate continued high growth, and those who urge higher priority for fighting inflation.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.