Kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế: Nỗi khao khát quyền con người

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm.

Trong tình hình đàn áp dân chủ căng thẳng ở Việt Nam năm nay, những người yêu tự do dân chủ vẫn bằng mọi cách thể hiện sự khát khao quyền con người được tôn trọng. Ngày 7/12, gần 30 anh chị em hoạt động xã hội dân sự đã bí mật họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền. Tại Sài Gòn, một buổi họp mặt do Phạm Bá Hải tổ chức bị phá. Anh bị canh giữ giam lỏng tại nhà cho đến 9 giờ tối.

Ngày hôm nay, 9/12/2017, một buổi kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền nữa cũng diễn ra hết sức bí mật tại Hà Nội. Trong buổi gặp mặt này, thầy Vũ Mạnh Hùng cho rằng mọi nguyên nhân bất hạnh trong cuộc sống đều có nguồn gốc từ một xã hội không tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại. Việt Nam sau khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1977, đến năm 1982 (24/9) đã ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Thế nhưng nhưng cho đến nay, trên thực tế quyền con người ở VN không được tôn trọng. Tôi có một mong muốn mong nhà nước cộng sản VN tôn trọng quyền con người, bởi vì một đất nước, một dân tộc phát triển hưng thịnh được hay không chính là xã hội có tôn trọng nhân quyền hay không.

Anh Nguyễn Thanh Hà bày tỏ, kỷ niệm ngày nhân quyền quốc tế mà VN là một trong những nước đã ký công ước về nhân quyền cho nên mình ngồi với nhau để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản VN tôn trọng nhân quyền, việc ấy là đúng đắn, mình không có điều gì phải e ngại

Ông Tô Oanh, một nhà giáo ở Bắc Giang cho rằng tại sao mà mình không dám kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền? An ninh luôn nhắc nhở tôi không được tiếp xúc với người Hà Nội (những người hoạt động nhân quyền). Người Hà Nội thì sao? Nếu quan chức có nhân cách được như thế thì quý quá chứ. Những người như thế tôi tôn trọng và cũng có những cái tôi cần học tập họ. Ông chia sẻ chút đời tư: Tôi hiện nay sống độc thân nhưng toàn bị an ninh phá, không thể đến với một cô nào được. Tôi rất muốn có những cuộc gặp mặt như thế này, nói những điều trong khuôn khổ được phép. Kỷ niệm nhân quyền có gì sai, yêu nước, chống Trung Quốc có gì sai? Chúng ta không có ý đồ lôi kéo nhau lật đổ chính quyền này mà tự họ sẽ lật nhau thôi. 75 vạn quân chính qui, 1 triệu công an ai mà lật được. Ta cứ sống đúng với lương tâm của mình, có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc này.

Một cụ lão thành cách mạng đã 93 tuổi, 71 năm tuổi đảng hôm nay cũng có mặt trong buổi kỷ niệm. Nói chuyện với tôi, cụ cho rằng, chế độ chính trị này phải thay đổi theo hướng dân chủ, phải thực chất dân chủ, có sự tham gia của các đảng phái khác. Cụ cho rằng không đa nguyên chính trị không chống nổi tham nhũng. Trả lời câu hỏi của tôi: “Bác có cho rằng, mọi sự bất công trong xã hội, sự tụt hậu của đất nước hiện nay bắt nguồn từ chế độ độc đảng không?” Cụ khẳng định ngay: “Đúng quá chứ còn gì nữa”. Cụ cũng cho biết cụ cũng đã nói với ông Lê Hồng Anh và Đinh Thế Huynh về những bức xúc này.

Sự vi phạm quyền con người ở Việt Nam đã trở thành hệ thống. Nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt cầm tù chỉ vì bày tỏ chính kiến, tư tưởng. Chỉ tính trong năm nay, 2017 đã có 25 người bị bắt và bị truy tố, bị gán ghép cho các tội danh rất xa lạ như tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động lật đổ nhà nước… Gần đây nhất là hai phụ nữ bị kết án 9 hoặc 10 năm tù là Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhiều người đã bị đánh đập, canh chặn ngăn cản quyền tự do đi lại, bị gây khó khăn trong cuộc sống.

Buổi họp mặt không quên nhắc đến phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga vào ngày 22/12 tới, mong muốn nhiều người sẽ đến Phủ Lý (Hà Nam) ủng hộ Nga.

Nhà cầm quyền cần phải lắng nghe khát vọng tự do dân chủ của người dân, tôn trọng nhân quyền. Xin nhắc lại lời thầy giáo Vũ Mạnh Hùng: “Một dân tộc phát triển hưng thịnh được hay không chính là xã hội có tôn trọng nhân quyền hay không”.

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.