Lá Thư Kêu Cứu Từ Campuchia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lá thư kêu cứu từ Campuchia về việc mật vụ CSVN tăng cường bắt cóc người tỵ nạn

Với bản chất man rợ của những tên khủng bố, mật vụ của cộng sản Việt nam tại Campuchia luôn rình rập bắt cóc và thủ tiêu những nhà dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến và cả những nhà hoạt động tôn giáo mà chúng cho là trái phép.

Không những chỉ truy bắt những người Thượng đang trên đường vượt rừng xuyên núi đi tìm tự do hay khi họ còn lẫn trốn trong những khu rừng thuộc lãnh thổ Việt nam, mật vụ CSVN còn thực hiện việc bắt bớ những người Thượng ngay cả khi họ đã đến được lãnh thổ của Campuchia mà chưa được nhân viên của Cao ủy Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc đón tiếp hoặc chưa kịp trình diện với cơ quan này. Man rợ hơn, chúng còn thực hiện những cuộc truy sát cả những người Việt tỵ nạn sau khi những người này đã được cơ quan Cao Ủy của Liên Hiệp Quốc cấp cho quy chế tỵ nạn rồi.

Năm 2001, mật vụ của cộng sản Việt nam đã bắt cóc Đại Đức Thích Trí Lực ngay trước mặt của các nhân viên của Cao ủy Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh khi Đại Đức vừa được cấp quy chế tỵ nạn chưa tròn một tháng. Năm 2003, anh Hồ Long Đức, một tù nhân chính trị của Trại Kiên Giam A 20 Xuân Phước, Phú Khánh sau khi vượt trại thành công cũng đã đến Phnom Penh xin tỵ nạn và cũng đã bị bắt cóc không lâu sau khi được cấp quy chế tỵ nạn. Rồi tháng 5 năm 2007, nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ, một thành viên của khối 8406 vừa đến Phnom Penh, trình diện với Cao ủy Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, đang chờ phỏng vấn để cấp quy chế tỵ nạn thì cũng đã bị mật vụ CSVN bắt cóc mà cho đến nay vẫn chưa có thông tin gì về tính mạng của nhà dân chủ trẻ này.

Tháng 9 năm 2007, Mục sư Ngô Đắc Lũy, quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Mennonite của người Việt tỵ nạn tại Campuchia cũng bị truy bắt phải lẫn trốn vào rừng nhiều ngày mới thoát được nanh vuốt của cộng sản Việt nam, mà cho đến nay sự đe dọa bắt cóc hoặc sát hại vẫn chưa chấm dứt đối với vị lãnh đạo tinh thần này.

Và, mới đây thôi, vào ngày 03 tháng 6 năm 2008, ông A Đung, một mục sư của Giáo hội Tin Lành Mennonite cùng vợ, con gái 12 tuổi và em trai 20 tuổi cũng là người tỵ nạn lại vừa bị mật vụ từ Đại sứ quán CSVN tại Campuchia bắt cóc ngay tại nhà trọ giữa đô thị Phnom Penh dưới sự chứng kiến của nhiều người dân địa phương và một số người Việt tạm cư trong khu vực.

Ngay khi những tên mật vụ này đang tiến hành việc bắt cóc gia đình Mục sư A Đung, thì nhiều người đã gọi điện thoại để cấp báo cho văn phòng của Cao ủy Tỵ nạn tại Phnom Penh, nhưng họ đã không đến can thiệp, không đến để bảo vệ nạn nhân mà cứ làm ngơ cho bọn cộng sản khát máu này tiếp tục tác oai tác quái. Điều này đã khiến những người tỵ nạn chúng tôi không khỏi nghi ngờ về sự liên minh ma quỷ giữa một số nhân viên của Cao ủy Tỵ nạn với an ninh mật vụ của CSVN tại xứ Chùa Tháp này. Bởi nếu không có bất cứ một sự thỏa hiệp ngầm nào giữa họ thì, chắc chắn là Đại Đức Thích Trí Lực đã không phải chịu án tù 19 tháng tại Sài gòn, anh Hồ Long Đức đã không phải chịu án tù 20 năm tại Nam Hà và anh Lê Trí Tuệ đã không bị “cắt cổ lột da cho chó Bẹc-giê ăn thịt” như lời của một tên cộng sản khát máu đã post một bài viết lên trang mạng trong mấy tháng gần đây. Liệu rằng mục sư A Đung và gia đình có chịu chung số phận với nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ hay không? Liệu rằng tên Việt cộng khát máu nào đó có tiếp tục “cắt cổ lột da” mục sư A Đung và gia đình để “ăn thịt” như chúng đã “ăn thịt” Lê Trí Tuệ hay không? Và sau người bạn trẻ Lê Trí Tuệ, sau giáo sỹ A Đung thì ai trong số những người tỵ nạn cộng sản chúng tôi sẽ là những nạn nhân tiếp theo phải chịu sự bức hại này của cộng sản? Liệu rằng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Campuchia có còn tiếp tục làm ngơ cho mật vụ CSVN bắt cóc chúng tôi nữa hay không? Hay là họ nghĩ rằng người tỵ nạn chúng tôi chỉ là những động vật biết nói không hơn không kém chăng?

Không, ngàn lần không! Là người tỵ nạn, chúng tôi vẫn là con người, vẫn có ước mơ và hoài bảo, cũng có khát vọng làm người và khát vọng được sống trọn kiếp người mà Thượng Đế đã ban cho chúng tôi.

Xin đừng vô cảm trước những nỗi đau của chúng tôi và xin đừng làm ngơ trước những tội ác của Cộng sản Việt nam.

Phnom Penh, ngày 12 tháng 6 năm 2008
Vũ Xuân Trường
(Một người tỵ nạn Việt Nam tại Campuchia)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.