Lại Cái Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 20.7 kb

Trong cuộc đối thoại trực tuyến qua mạng internet, ngày 9/2 vừa rồi, anh Võ Văn Hoàng, 20 tuổi ở Hà Tĩnh nêu câu hỏi: “Thưa Thủ tướng, Việt Nam gia nhập WTO, đây là Tổ chức Thương mại toàn cầu, chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ của WTO. Như vậy, Việt Nam có giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hay không?”. Đương nhiên trong câu trả lời, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng: “dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước”, CSVN sẽ thành công thực hiện chủ nghĩa xã hội theo định hướng của họ. Nhưng điều đáng chú ý trong câu trả lời là cái định nghĩa của ông về chủ nghĩa xã hội như sau: “Theo tôi có thể nói ngắn gọn thế này, chủ nghĩa xã hội của Việt Nam chúng ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”. Những người theo dõi cuộc đối thoại trực tuyến và cả người thanh niên nêu câu hỏi đều có thể thấy là ông Dũng đã đưa ra một cái định nghĩa rất viển vông. Tất cả những đặc tính ông Dũng nêu ra thì chính quyền quốc gia nào trên thế giới cũng đều nhắm tới bằng các chủ thuyết và thể chế khác nhau; nhưng đặc biệt là lịch sử đã chứng minh, chủ nghĩa xã hội cũng như thể chế cộng sản không thể mang lại những điều đó. Nó đã bị phá sản tại những quốc gia áp dụng nó, kể cả cái nôi sinh ra nó là Liên Xô.

JPEG - 21.6 kb
Chủ nghĩa Mác Lênin đã sụp đổ cách đây gần hai chục năm.

Người ta biết, chủ nghĩa Mác Lênin đã sụp đổ cách đây gần hai chục năm. Nhưng CSVN vẫn khăng khăng kiên trì chạy theo nó. Đại Hội X của đảng CSVN vẫn nêu trong báo cáo chính trị của họ là: “Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”. Nếu đi tìm những vết tích về quan niệm của Karl Marx đối với chủ nghĩa xã hội thì thấy rằng, ông này không coi chủ nghĩa xã hội là gì cả. Ông đã viết: “Nếu toàn bộ các lực lượng sản xuất được huy động để phục vụ những người sản xuất thay vì phục vụ bọn vơ vét thì đó là chủ nghĩa xã hội. Nên biết là chủ nghĩa xã hội rất tính toán và một chế độ có thể ít nhiều được coi là XHCN khi nó phân bố ít nhiều phúc lợi của sản xuất. Như vậy, tư bản cũng có thể trở thành XHCN, nhưng ở đây mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ bám đít tư bản”. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương xóa bỏ chính quyền Nhà Nước; nhưng khi áp dụng tại Liên Xô, Lênin đã củng cố chính quyền độc tài và vạch ra đường lối “chủ nghĩa xã hội Nhà Nước”. Chủ thuyết này quan niệm thiết lập chế độ XHCN như bước “quá độ” để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đi theo chủ trương này gồm những người tự nhận là lêninít, trốtkít, mao-ít, stalinít. Theo những gì đảng CSVN tuyên bố ra bên ngoài thì họ cũng nằm trong nhóm này.

JPEG - 24 kb
Thế giới ngày nay là thế giới phi cộng sản.

Thế giới ngày nay là thế giới phi cộng sản. Các đảng mang danh nghĩa hay có tên là đảng xã hội trên thế giới không theo chủ trương, lý luận của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, v.v… vì họ không có mục đích thiết lập chế độ cộng sản trên đất nước họ, kể cả khi họ là đảng cầm quyền. Có thể nói, trong nhiều thế kỷ trước mắt, chủ nghĩa Mác Lênin sẽ không còn có cơ hội được áp dụng trên quả địa cầu này. Sự phát triển siêu tốc trên lãnh vực khoa học kỹ thuật, trào lưu toàn cầu hóa kinh tế đã và sẽ tiếp tục chiếm cứ những lãnh địa của chủ nghĩa Mác Lênin. Hội nhập với thế giới ngày hôm nay, Việt Nam phải tuân theo những quy luật của thế giới. Câu hỏi của người bạn trẻ rất có ý nghĩa vì nó đặt cho CSVN một sự lựa chọn. Những gì CSVN đang ráo riết làm hiện nay như kiện toàn hệ thống luật pháp, như chống tham nhũng, như trong sạch hóa guồng máy, như minh bạch trong quản lý tiền viện trợ, vay mượn vv…, không nhằm kiện toàn chủ nghĩa xã hội để quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Họ làm để thỏa mãn các yêu cầu hội nhập.

JPEG - 31.7 kb
Đại đa số nhân dân ta còn nghèo.

Nhiều nhà dân chủ trong nước đã nêu lên câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì? Chắc rằng câu trả lời của ông thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng không làm các vị hài lòng. Tuy tên nước là Cộng Hòa XHCN Việt Nam, nhưng thực chất đã có chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam chưa? Đại đa số nhân dân ta còn nghèo, ngoại trừ 28% được coi là khá giả, có thể trả viện phí khi đau ốm. Nước đã mạnh để bảo vệ được bờ cõi chưa hay chỉ mạnh để đàn áp nhân dân? Xã hội Việt Nam đã công bằng chưa hay bất công vẫn còn tràn lan bởi nạn tham nhũng và hố sâu phân cách giầu nghèo ngày càng sâu, càng rộng thêm. Xã hội Việt Nam đã có dân chủ thực sự chưa ? Nếu có dân chủ thì người dân phải có tất cả những quyền tự do căn bản. Thực ra hai chữ dân chủ này chỉ mới được thêm vào khẩu hiệu ở trên trong ít năm gần đây. Việt Nam đã là một nước văn minh, tiên tiến chưa? Nước ta có một nền văn hóa ngàn đời; nhưng những thế lực cai trị từ giặc ngoại xâm, phong kiến đến cộng sản đã khiến Việt Nam trở thành một nước chậm tiến. Cứ nghĩ hiện nay Việt Nam còn thua các nước trong vùng như Singapore, Thái lan, Hàn Quốc hàng chục, thậm chí hàng trăm năm mà cảm thấy nhục.

JPEG - 8.8 kb
Ngoại trừ 28% được coi là khá giả.

Qua câu hỏi chân thành của người bạn trẻ gửi tới cho ông Nguyễn Tấn Dũng, thiết tưởng, nếu không muốn bỏ chủ nghĩa xã hội khi gia nhập WTO thì cũng nên bỏ nó đi để dễ dàng hội nhập hơn và để Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để vươn lên cùng các dân tộc anh em tiến về phía trước, xóa đi nỗi tủi hổ nghèo đói, kém mở mang do chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mang lại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.